Tiêu điểm
Bước đi quan trọng để nâng cấp lực lượng lao động
Theo HSBC, trong bối cảnh chi tiêu cho giáo dục phổ thông trung học ở Việt Nam chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, việc tăng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này là một bước đi tích cực nhằm nâng cấp lực lượng lao động.
Cơ hội để phục hồi thị trường lao động
Sau khi Việt Nam mở cửa trở lại từ tháng 3, thị trường lao động đã phục hồi mạnh mẽ. Quý III/2022 ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp thấp chưa từng thấy kể từ khi địa dịch xảy ra, ở mức gần 2,3%.
Lực lượng lao động đạt gần 52 triệu người, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,7%, tiếp nối đà tăng trưởng kể từ thời điểm giãn cách xã hội vào quý III năm ngoái.
Các hoạt động kinh tế phục hồi trên diện rộng ở Việt Nam đã góp phần cải thiện tình hình thị trường lao động, và cho thấy dấu hiệu nền kinh tế trong nước đang trên đà lấy lại phong độ toàn diện, HSBC đánh giá trong báo cáo mới nhất.
Thời gian qua, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để thay đổi cơ cấu thị trường lao động, chuyển lao động tham gia ngành nông nghiệp sang ngành sản xuất giá trị gia tăng cao hơn, và khu vực dịch vụ. Thị trường lao động cũng hưởng lợi nhờ “dân số vàng”, với tỷ lệ dân số phụ thuộc luôn dưới 50% kể từ năm 2006.

Trong ngành sản xuất, Việt Nam chủ yếu thu hút các công việc thủ công như lắp ráp linh kiện, xuất phát từ việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về lương.
Một yếu tố khác là mức độ phổ cập giáo dục phổ thông cho người dân Việt Nam ở mức cao, nhờ những cải cách giáo dục thành công của chính phủ trong giai đoạn những năm 2000 và những năm 2010.
HSBC nhấn mạnh: “Để Việt Nam duy trì đà tăng trưởng, phát triển thêm lợi thế cạnh tranh cho lực lượng lao động là một việc quan trọng”.
Giải pháp tăng chất lượng nguồn nhân lực
Cải thiện giáo dục và đầu tư thêm cho nguồn nhân lực đã được nhấn mạnh là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ trong giai đoạn 2021-2030.
Sau khi Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19, chính phủ có thể đánh giá lại những nỗ lực nhằm đầu tư cho nguồn nhân lực, từ đó cải thiện năng suất lao động vốn là vấn đề mang tính cơ bản, đặc biệt trong bối cảnh dân số bắt đầu già đi.
Mặc dù đã đạt được tỷ lệ phổ cập giáo dục cơ sở, Việt Nam vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để tăng tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông trung học, HSBC đánh giá.
Trong số các quốc gia thuộc nhóm ASEAN-6, tỷ lệ đã qua đào tạo đại học ở Việt Nam (cử nhân và sau đại học) trong độ tuổi từ 25 trở lên ước tính ở mức 10% vào năm 2019, thấp hơn so với mức 12% của Malaysia và 16% của Thái Lan. Một trong những nguyên nhân có thể kể tới là số lượng tốt nghiệp cấp ba.
Tuy vậy, cũng có quan điểm cho rằng các công việc đòi hỏi tay nghề cao tương ứng cũng còn thiếu tại thị trường Việt Nam, dẫn tới vòng lặp tay nghề thấp và lợi ích liên quan tới lương tương ứng từ giáo dục cấp ba.
Ngay thời điểm hiện tại, các công việc không đòi hỏi tay nghề đang chiếm 1/4 lực lượng lao động của Việt Nam. Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã ước tính rằng chỉ 9% nghề nghiệp ở Việt Nam có thể được xếp vào dạng tay nghề cao trong năm 2021, so với 65% ở Singapore.
“Vì vậy, giảm chi phí cơ hội cao của giáo dục phổ thông trung học có thể là một cân nhắc hiệu quả cho chính phủ nhằm đưa ra hành động”, HSBC khuyến nghị.

Khi xem xét kỹ hơn nguồn cung của giáo dục, Ngân hàng Thế giới ước tính chi phí giáo dục công chiếm trung bình 5% GDP trong giai đoạn 2004 – 2019. Nếu chỉ tính riêng giáo dục phổ thông trung học, chi tiêu cho giáo dục phổ thông trung học ở mức 0,6% GDP năm 2019, thấp hơn mức 0,8% ở Malaysia năm 2020.
“Trong bối cảnh chi tiêu cho giáo dục phổ thông trung học ở Việt Nam chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, việc tăng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này là một bước đi tích cực nhằm nâng cấp lực lượng lao động”, HSBC nhấn mạnh.
Bên cạnh tăng vốn đầu tư, cơ cấu đào tạo nghề cũng còn nhiều không gian để cải thiện.
Những thông tin về mở rộng sản xuất giá trị gia tăng cao hơn vẽ nên một bức tranh tích cực, nhưng các doanh nghiệp hiện tại lại gặp khó khăn trong tuyển dụng do kỹ năng không phù hợp.
Một khảo sát dành cho doanh nghiệp do Ngân hàng Thế giới tiến hành trong năm 2019 phát hiện rằng 68% doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động với những kỹ năng chuyên môn đòi hỏi tương ứng với công việc.
Nhận thức được trở ngại này, các cơ quan chức năng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp. Đơn cử, Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng cách hiện đại hóa chương trình và thiết bị giảng dạy, phấn đấu đến năm 2025 có 80% lao động đào tạo nghề thông thạo các kỹ năng công nghệ thông tin.
Mặc dù vậy, lực lượng lao động Việt Nam hiện tại ngày càng tiếp xúc với các kỹ năng và kiến thức giá trị gia tăng cao hơn. HSBC lưu ý rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy gia tăng về lĩnh vực sản xuất đang đi vào những ngành tạo ra các sản phẩm phức tạp hơn.
Đơn cử, Foxconn, một nhà cung cấp lớn của Apple, gần đây đã đầu tư thêm 300 triệu USD nhằm mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Dự định sản xuất thêm sản phẩm công nghệ tân tiến như đồng hồ Apple của họ là những dấu hiệu cho thấy lực lượng lao động Việt Nam đang tiến dần lên trong chuỗi giá trị sản xuất.
Một tên tuổi lớn trong ngành phần mềm giá trị gia tăng cao, Synopsys, cũng vừa công bố sẽ mở rộng hoạt động thiết kế bộ vi xử lý, và quan trọng hơn là chuyển một phần chương trình đào tạo kỹ sư sang Việt Nam.
Với quy mô lớn hiện tại của Samsung, việc có thêm doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường là một tin tốt với Việt Nam, tạo điều kiện cho việc chuyển giao kiến thức trở nên đa dạng hơn.
World Bank: Cách giúp Việt Nam giảm rủi ro với tăng trưởng kinh tế
Người lao động sẽ tham gia sâu hơn vào quản trị doanh nghiệp
Trước khi chủ doanh nghiệp quyết định, người lao động sẽ tham gia ý kiến vào việc xây dựng, sửa đổi quy chế và các quy định nội bộ khác; xây dựng, sửa đổi thang lương, bảng lương, định mức lao động; giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động… Đồng thời người lao động cũng sẽ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của doanh nghiệp, theo dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Các trụ cột trong phát triển thị trường lao động giai đoạn mới
Việt Nam hiện còn thiếu cơ chế, chính sách đãi ngộ đủ hấp dẫn để giữ chân người lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước; hệ thống trung tâm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm chưa phát huy tốt vai trò kết nối cung - cầu lao động.
Mắt xích quan trọng nâng tầm chất lượng lao động
Theo Chủ tịch VCCI, một trong những điều quan trọng để phát triển thị trường lao động là tạo điều kiện và phát huy vai trò của doanh nghiệp, không chỉ là người sử dụng mà là chủ thể trực tiếp tham gia bồi dưỡng đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động.
Doanh nghiệp dệt may than 'khát vốn', mất ổn định lao động
Không chỉ gặp khó khăn khi chi phí nguyên, nhiên, phụ liệu tăng nhanh, lao động thiếu ổn định, nhiều doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải đối mặt với tình trạng đọng vốn lớn bởi quy định.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.
Giá vàng hôm nay 13/5: SJC tăng nhẹ bất chấp quốc tế vẫn lao dốc
Giá vàng hôm nay 13/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng SJC ở thị trường trong nước, bất chấp quốc tế lao dốc.