Leader talk
Vướng mắc lớn nhất làm tắc nghẽn thị trường bất động sản
Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương là một trong hai nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng.
Thừa nhận vướng mắc pháp lý là trở ngại nan giải nhưng luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi cho rằng, đó không phải là gốc rễ gây tắc nghẽn thị trường bất động sản.
Ông Đức đặt câu hỏi, vẫn cơ chế pháp lý như vậy, tại sao đến thời điểm hiện tại mới gây tắc nghẽn, trong khi trước đây các địa phương hoàn toàn có thể tự tháo gỡ?
Những ách tắc có thể dễ giải thích trong một hệ thống pháp luật "trùng trùng điệp điệp" với những luật, thông tư, nghị định… và thực tế, doanh nghiệp bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý nhiều hơn cả thách thức về dòng vốn.
Nhưng gốc rễ gây ra tắc nghẽn thủ tục pháp lý dự án bất động sản được ông Đức chỉ ra là tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, “không dám làm gì”, “không làm gì” của bộ máy hành chính tại một số bộ ngành và địa phương.

Chia sẻ tại chương trình Cafe Quản Trị số tháng 8/2023 do Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội phối hợp với Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, ông Đức cho rằng, để tháo gỡ vướng mắc pháp lý chỉ còn cách chờ sửa luật, nhưng càng sửa lại càng phát sinh vướng mắc.
Vị luật sư lấy dẫn chứng ba luật liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản đã sửa nhiều lần nhưng vẫn phát sinh những vướng mắc mới, tiếp tục làm ách tắc về thủ tục đầu tư dự án.
Ông Đức chỉ ra một loạt vướng mắc lớn nhất về pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay.
Đầu tiên là chậm giải phóng mặt bằng. Đây là vấn đề rất nhức nhối, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhiều dự án đã đấu giá, đấu thầu chọn nhà đầu tư, đấu thầu dự án nhưng vẫn chưa giải phóng mặt bằng, nên không thể triển khai đúng tiến độ.
Điểm nghẽn tiếp theo là chậm xác định giá đất. Hiện hàng loạt các dự án ở TP. HCM và nhiều tỉnh thành đều vướng ở khâu định giá đất. Có dự án lớn tại trung tâm TP. HCM, đã hoàn thành và đi vào hoạt động gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa xác định xong giá đất, người mua chưa được cấp sổ đỏ.
Doanh nghiệp và người dân không có cách nào thực hiện được thủ tục này, chỉ còn cách chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Đức cũng chỉ ra tình trạng các doanh nghiệp chờ thủ tục trong vô vọng. Nhiều dự án hiện phải chờ quy hoạch, đặc biệt là vấn đề pháp lý liên quan đến cấp sổ đỏ cho condotel chưa thể đi vào thực tiễn dù loại hình bất động sản này đã hình thành từ lâu.
Tâm lý sợ sai, sợ trách nghiệm của các cơ quan quản lý bộ ngành, địa phương là trở ngại rất lớn hiện tại, trong đó có việc các dự án bị ách tắc thủ tục liên quan đến điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Ách tắc của thị trường bất động sản cũng do mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh bất động sản và những ách tắc này càng khó giải quyết vì liên quan đến nhiều bộ ngành.
Tiếp đến là vướng mắc tại các dự án muốn xây dựng nhà ở thương mại nhưng không có đất ở. Theo ông Đức, đây là quy định rất "oan trái", bởi đất ở tại các trung tâm thành phố lớn hầu như đã không còn, doanh nghiệp muốn xây dựng dự án lớn, khu đô thị hiện đại, chỉ có thể ra các khu vực vành đai, để phát triển dự án, mà ở đó chỉ có đất nông nghiệp.
Quy định này khiến hàng loạt dự án bế tắc, nguy cơ thiếu nguồn cung bất động sản càng thêm nghiêm trọng.
Việc triển khai chính sách nhà ở xã hội cũng đang vướng. Ông Đức dẫn chứng, để mua được nhà ở xã hội, người dân phải nghèo, nhưng muốn mua phải vay mua và phải chứng minh được đủ tiền trả. Người dân vay trong thời gian từ 5 - 25 năm và sau khi đã trả hết tiền rồi, 5 năm sau mới được bán và bán theo giá nhà ở xã hội chứ không được bán theo giá thị trường.
Đây chính là một trong những nghịch lý khiến phân khúc này gây khó cho người mua nhà.
Ách tắc trong việc cải tạo chung cư cũ cũng là vấn đề nan giải do bị giới hạn số tầng cao. Trong khi đó, muốn thu hút doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ, các dự án này cần phải cho phép xây dựng cao gấp 3 lần số tầng ban đầu.
Và cuối cùng là khó khăn đối với doanh nghiệp trong huy động vốn và phát hành trái phiếu khiến doanh nghiệp không có nguồn vốn phát triển dự án.
Với những điểm nghẽn này, ông Đức cho rằng, doanh nghiệp và thị trường bất động sản đang rơi vào khó khăn rất lớn, không dễ để giải quyết trong "một sớm một chiều".
Hệ quả là, nguồn cung sản phẩm bất động sản phục vụ đầu tư, kinh doanh đến để ở đều thiếu, khiến giá bất động sản liên tục tăng cao và không có xu hướng giảm.
Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"
Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?
Các chuyên gia thường lập luận bất động sản đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế để kêu gọi ‘giải cứu’ khi thị trường bất động sản ‘đóng băng’. Nhưng cần nhìn vào bản chất đặc thù của bất động sản ở Việt Nam để có giải pháp phù hợp.
Bất động sản Hà Nội chạm đáy?
Savills Việt Nam dự báo, thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nhờ một loạt các giải pháp từ Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
"Giới hạn" của các doanh nghiệp bất động sản
Các doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào khó khăn rất lớn, đến "giới hạn" của sự chịu đựng. Nếu không tìm được “lối thoát” kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản phá sản, giải thể của hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Bất động sản tắc nghẽn vì xung đột pháp luật
Việc sửa đổi, bổ sung các luật là cấp thiết để tháo gỡ những vướng mắc thực tế đang gặp phải nhưng chỉ được một thời gian ngắn, các rắc rối pháp luật lại tái diễn.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.