Khởi nghiệp bền vững với giải pháp tuần hoàn
Kinh tế tuần hoàn là cơ hội mới cho các startup khai thác và tạo ra giá trị bền vững về cả kinh tế, môi trường và xã hội.
Hàng tiêu dùng nhanh và bao bì, dịch vụ logistics, quản lý nước, xử lý chất thải, năng lượng tái tạo là 5 nhóm ngành được chuyên gia đề xuất ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia tại Đại học Fulbright, nhìn nhận, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn đối với tăng trưởng, do đó cần phải chuyển hướng các động lực tăng trưởng bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Tuy nhiên, chính sách khuyến khích kinh tế tuần hoàn theo hướng dàn trải, phản ứng thụ động sẽ không đem lại hiệu quả cao. Tại diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2023, ông Thành đề xuất chính sách khuyến khích kinh tế tuần hoàn theo cụm ngành, tập trung ưu tiên phát triển 5 cụm ngành để nhanh chóng đạt kết quả.
Thứ nhất, ngành hàng tiêu dùng nhanh và bao bì, trong đó trọng tâm là các chính sách khuyến khích thúc đẩy công nghiệp tái chế. Theo một chuyên gia ngành tái chế, nếu xây dựng được nền công nghiệp tái chế đạt chuẩn riêng đối với nhựa chứ chưa tính đến những loại vật liệu khác, Việt Nam có thể tiết kiệm 3 – 4 tỷ USD mỗi năm.
Thứ hai, dịch vụ logistics, trong đó tập trung thúc đẩy phát triển các công nghệ thông minh trong vận hành hệ thống logistics.
Thứ ba, xử lý chất thải, trọng tâm là khuyến khích chuyển đổi các phương thức xử lý cũ như chôn lấp, đốt bỏ sang thu hồi năng lượng.
Thứ tư, quản lý tài nguyên nước. Ông Thành đề xuất áp dụng cơ chế định giá nước với đầy đủ chi phí kinh tế và xã hội thay vì định giá rẻ như hiện nay.
Cuối cùng là năng lượng tái tạo. Vị chuyên gia đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất trong thu hút đầu tư cũng như ưu tiên đầu tư công vào phát triển các dạng năng lượng tái tạo.
Trước đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cũng xây dựng dự thảo về chính sách thử nghiệm kinh tế tuần hoàn, trong đó đề xuất 4 nhóm ngành ưu tiên thử nghiệm bao gồm nông lâm nghiệp; công nghiệp; vật liệu xây dựng và năng lượng.
Các nhóm ngành này được CIEM đề xuất áp dụng các chính sách thử nghiệm liên quan đến huy động tài chính, chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động, chính sách về đất đai, khu công nghiệp và chính sách phân loại xanh.
Cụ thể, CIEM đề xuất, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm kinh tế tuần hoàn có thể được hỗ trợ chi phí thuê chuyên gia, chi phí đào tạo nghề và quản trị doanh nghiệp, được ưu tiên tiếp cận các kênh huy động vốn bền vững, ưu tiên được cấp đất, giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các dự án.
Việc áp dụng thử nghiệm các ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích tạo ra cơ chế giúp doanh nghiệp an tâm hơn khi triển khai mà không phải lo lắng đến vấn đề thiếu vốn hay rủi ro tài chính. Đây chính là động lực quan trọng để doanh nghiệp mạnh dạn triển khai các sáng kiến, giải pháp.
Mặt khác, các nhóm ngành ưu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn cũng được kỳ vọng sẽ có sự chuyển đổi nhanh chóng với nguồn lực phù hợp điều kiện của Việt Nam, từ đó tạo ra giá trị lan tỏa tới toàn nền kinh tế.
Trên cơ sở ưu tiên triển khai thí điểm kinh tế tuần hoàn, nhiều bài học kinh nghiệm có thể được rút ra, làm cơ sở xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuần hoàn là cơ hội mới cho các startup khai thác và tạo ra giá trị bền vững về cả kinh tế, môi trường và xã hội.
Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn về cả môi trường, xã hội, do đó không thể được phản ánh thông qua những chỉ số thông thường như GDP, GNP…
TS. Hoàng Dương Tùng đề xuất mỗi bộ cần có một đơn vị riêng phụ trách về kinh tế tuần hoàn để tránh trường hợp “cha chung không ai khóc” sau một vài năm nữa.
Theo các chuyên gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá, về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, thay vì chỉ dựa vào tiêu chí “kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải”.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.