Có nên đặt niềm tin vào các thị trường tài chính trong năm 2018?
Điều gì mới có thể khiến đợt tăng trưởng gần đây của các thị trường tài chính kết thúc?
Mặc dù chứng khoán Mỹ chứng kiến sự sụt giảm trong những ngày cuối cùng của năm 2017, nhưng Phố Wall hoàn toàn có lý do để ăn mừng vì họ đã hoàn thành một trong những năm tốt nhất sau một khoảng thời gian dài.
Chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones đã tăng 25% trong năm 2017, thậm chí có lúc còn đạt gần mức 25.000 điểm. Theo đó, đây là năm chỉ số này có màn thể hiện tốt nhất kể từ năm 2013.
Chỉ số này liên tục vượt qua các cột mốc quan trọng. Phải mất 14 năm, Dow Jones mới có thể leo từ mốc 10.000 đến 15.000, nhưng chỉ cần ba năm rưỡi để để đạt được mốc thần thánh 20.000 điểm vào năm 2017.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng có những màn thể hiện lạc quan nhất kể từ năm 2013. S&P 500 đã mở rộng 19%. Và Nasdaq sở hữu con số tăng trưởng ấn tượng 28%.
Thị trường chứng khoán bùng nổ là kết quả của sự phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp khổng lồ. Chất xúc tác lớn nhất được cho là chính sách cắt giảm thuế mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đặc biệt, luật thuế của Mỹ đưa ra các biện pháp khuyến khích các công ty trong nước thu lại lợi nhuận từ nước ngoài. Moody's ước tính rằng, khoản tiền mặt ở nước ngoài của Mỹ đạt mức kỷ lục 1,4 nghìn tỷ USD.
Các chính sách được ban hành với hy vọng các công ty trong nước sẽ sử dụng một khoản trong số đó để gia tăng sản xuất trong nước và tạo ra công ăn việc làm cho người dân Mỹ.
Tuy nhiên, Phố Wall dự đoán một phần lớn khoản tiền này sẽ được sử dụng theo hướng mua lại cổ phần và để trả nợ - những động thái sẽ làm tăng giá cổ phiếu.
Việc Phố Wall chứng kiến một năm xuất sắc như vậy là một điều bất thường vì dường như thị trường vẫn thiếu các giai đoạn giảm giá cần thiết - thường đi kèm với đà phục hồi mạnh mẽ sau đó. Chỉ số S&P 500 đã không có sự giảm giá cần thiết nào kể từ trước cuộc bầu cử, và số liệu biến động đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử, thị trường bò tót mới lại mạnh mẽ đến như vậy.
Nhiều người Mỹ xem sự biến động của thị trường cổ phiếu là một thước đo của nền kinh tế. Sự tự tin của người tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất trong 17 năm qua, tạo ra nhiều của cải hơn cho nhiều hộ gia đình.
Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ vẫn không thể cảm nhận được sự bùng nổ của thị trường chứng khoán - bởi vì họ có ít hoặc thậm chí không có tiền để đầu tư vào thị trường này.
Chỉ có 18,7% số người nộp thuế sở hữu cổ phiếu một cách trực tiếp. Khoảng một nửa số người Mỹ tham gia vào thị trường thông qua các quỹ hưu trí do người lao động đóng góp, theo một phân tích của Cục thống kê dân số. Khoảng cách đó đã góp phần gia tăng sự bất bình đẳng về phân bổ tài sản ở Mỹ.
Những người bỏ lỡ thị trường bò tót có lẽ vẫn đang tự hỏi liệu đã quá muộn để tham gia đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các nhà chiến lược đều dự đoán thị trường sẽ đạt được nhiều kết quả ấn tượng hơn nữa vào năm 2018 nhờ tác động của việc cải tổ chính sách thuế.
Nếu các chính sách về thuế tạo ra mức tăng trưởng mà tổng thống Trump hứa hẹn, thì tiềm năng tăng trưởng hơn nữa của thị trường là điều không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's gần đây đã ước tính luật thuế sẽ chỉ bổ sung 0,1 hoặc 0,2 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2018, trong khi JPMorgan dự kiến tăng trưởng sẽ tăng hơn 0,6 điểm phần trăm trong năm tới.
Theo chiến lược gia David Kelly của quỹ JPMorgan Funds, "cú hích vào sự tăng trưởng năm 2018 chắc chắn sẽ là một điều kỳ diệu".
Trở lại với Việt Nam, năm 2017, Việt Nam là quốc gia châu Á có thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất. Việc tăng gấp đôi về quy mô được thúc đẩy bởi doanh số bán hàng cùng việc niêm yết của các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ số VN-Index cũng đã tăng tới 47% trong năm qua.
Năm 2017, thị trường chứng khoán châu Á tăng trưởng gần 30% - mức tăng cao nhất so với châu Âu kể từ năm 2003 và so với Mỹ kể từ năm 2009.
Điều khiến người ta ngạc nhiên nhất là các thị trường đã tiến triển tích cực trong bối cảnh căng thẳng tại Triều Tiên, giảm giá Nhân dân tệ tại Trung Quốc và một đồng Yên mạnh.
Điều gì mới có thể khiến đợt tăng trưởng gần đây của các thị trường tài chính kết thúc?
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
VinFast vừa ký kết với ngân hàng BNI và Maybank cho khoản vay hợp vốn dài hạn tương đương 110 triệu USD để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, Tây Java, Indonesia.
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.