Trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam lại giảm xuống trong thập kỷ qua, đi cùng với hiệu suất thấp, theo Ngân hàng Thế giới.
Đầu tư công thấp so với nhu cầu ngày càng lớn
Trong quá trình phát triển hướng tới mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam dự kiến cần đầu tư bình quân 7,3% GDP mỗi năm cho hạ tầng trong giai đoạn 2021 – 2030, theo Chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển quốc gia tổng thể.
Tuy nhiên, trong khi nhu cầu ngày càng lớn, tổng đầu tư công của Việt Nam đã giảm xuống trong thập kỷ qua, Ngân hàng Thế giới đánh giá trong phân tích mới nhất về kinh tế Việt Nam.
Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2022, tỷ lệ chi đầu tư công so với tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN), và so với GDP, đã giảm lần lượt từ 27% xuống 20%, và từ 8% xuống 6%. Nhìn chung, nền kinh tế vẫn tương đối thiếu vốn đầu tư.
Cùng với đó, đầu tư công tính trên mỗi đầu người và trên mỗi lao động vẫn thấp hơn nhiều so với mức ở các quốc gia thu nhập trung bình cao, và các quốc gia thu nhập cao.
Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy đầu tư là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của các quốc gia tăng trưởng cao khi họ ở trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay.
Hiệu suất đầu tư công bị hạn chế
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng mức đầu tư là cần thiết, nhưng Việt Nam cũng cần chú trọng tăng hiệu quả, hiệu suất đầu tư công.
Trong giai đoạn 2011 – 2019, nền kinh tế phải bỏ ra đến sáu đồng cho đầu tư mới tạo ra được thêm sản lượng bằng một đồng VND. Điều này đồng nghĩa với việc một USD đầu tư của Việt Nam tạo ra tăng trưởng thấp hơn so với Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, ở thời điểm các nước này có cùng mức thu nhập theo đầu người, và cùng trình độ phát triển tương đương.
Ước tính của IMF năm 2018 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của Việt Nam có thể tăng thêm 23%, nếu hiệu suất quản lý đầu tư công bằng với các quốc gia đi trước trên toàn cầu. Nâng cao hiệu suất chi tiêu công có thể đem lại tác động to lớn về tăng trưởng tổng năng suất và quy mô GDP.
Chênh lệch kéo dài giữa thực hiện so với dự toán giai đoạn 2017 - 2022.
Ngân hàng Thế giới đánh giá, hiệu suất đầu tư công của Việt Nam đang bị hạn chế bởi những thách thức trong thể chế quản lý đầu tư công, và quan hệ tài khóa giữa các cấp chính quyền.
Những thách thức này bao gồm các vấn đề dai dẳng trong công tác triển khai, hệ thống quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền còn phân tán và mức chi đầu tư được phân cấp ngày càng nhiều.
Điều này dẫn tới hiệu suất đầu tư còn thấp do trùng lặp trong phân bổ, thách thức trong triển khai, tác động ngoại ứng tiêu cực, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân chưa tối ưu.
Tình trạng phân cấp chi tiêu cao đã dẫn đến hạn chế trong phối hợp giữa các vùng miền, giữa chính quyền trung ương và địa phương, đồng thời làm phát sinh những dự án đầu tư trùng lặp giữa 63 địa phương (trong đó một số có quy mô rất nhỏ).
Cùng với đó, chất lượng hạ tầng vẫn đứng sau các quốc gia trong khu vực, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn.
Các khuyến nghị
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, trước hết, Việt Nam cần cải thiện việc lập kế hoạch và thẩm định dự án, vì dự án có chất lượng đầu vào thấp khi được đưa vào triển khai sẽ dẫn đến điều chỉnh, đội vốn và chậm tiến độ.
Thứ hai, cần đẩy mạnh triển khai, theo dõi và đánh giá dự án, biến chi đầu tư trở thành công trình hạ tầng một cách hiệu quả nhất sau khi nguồn lực được phân bổ.
Thứ ba, quản lý tài sản công cần được tăng cường để nâng cao hiệu quả các biện pháp thu, chi liên quan.
Thứ tư, ngân sách cần được lập theo hướng chiến lược và theo chương trình hơn nữa. Điều này bao hàm phải cải thiện cấu trúc phân loại và trình bày ngân sách, cải thiện phương thức chương trình đầu tư công được quy định tại Luật Đầu tư công, để hỗ trợ định hướng ngân sách hiệu quả hơn (như phát triển vùng, chuyển đổi xanh và chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu).
Cuối cùng, các thể chế quản lý đầu tư và quan hệ ngân sách giữa các cấp chính quyền cần được hiện đại hóa, để cân đối tốt hơn giữa nhu cầu của trung ương và các địa phương, bao gồm cả các tỉnh, thành động lực tăng trưởng của quốc gia cũng như các tỉnh nghèo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã ký công điện, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên. Cùng với đó, lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân theo từng tháng, quý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu đá, cát, đất, phục vụ các dự án; công bố giá các loại vật liệu xây dựng phổ biến trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ giá vật liệu xây dựng.
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM đang tăng mạnh, đặc biệt tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia như tuyến đường vành đai 3, đã tác động tích cực lên thị trường bất động sản phía Đông TP.HCM với sự xuất hiện của “dự án bom tấn” Glory Heights thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park .
Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica, chi tiêu công tăng quá cao có thể tạo ra rủi ro. Do đó, tăng trưởng kinh tế không thể chỉ kỳ vọng vào thúc đẩy đầu tư công.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần rà soát, xem xét lại các quy định về đầu tư công theo hướng phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn, tăng tốc độ giải ngân vốn.
Việc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Đến kỳ họp thứ 5 sắp tới, Chính phủ vẫn trình Quốc hội phân bổ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Việc này đã dẫn đến lãng phí nguồn lực, Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho biết.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.