Leader talk

‘Người Việt nhìn chung thích phá rào’

Đặng Hoa Thứ hai, 18/11/2019 - 08:15

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, người Việt nhìn chung thích phá rào vì nghĩ sẽ đi nhanh hơn nhưng trên thực tế chưa chắc đã đi nhanh hơn.

Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Bùi Anh Tuấn

Nhật Bản trỗi dậy trở thành một trong những cường quốc kinh tế thế giới từ đống tro tàn sau Thế chiến II với bao khó khăn nhờ tinh thần không ngừng học hỏi, xây dựng phương thức quản trị kinh doanh mang đặc trưng riêng, phù hợp với con người và văn hóa Nhật Bản. 

Tiêu chuẩn về năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như cách thức quản lý con người trong quản trị của doanh nghiệp Nhật Bản luôn là mục tiêu hướng tới của các nhà quản trị doanh nghiệp trên toàn cầu với các thuật ngữ phổ biến như ‘monozukuri”, “kaizen”, “TPS –Toyota Production System”, “5S”, “muda” “JIT”.

Đặc biệt, triết lý “hoàn thiện con người trước khi hoàn thiện sản phẩm” đã tạo nên sự khác biệt của phương thức quản trị Nhật Bản. Đó là giá trị cốt lõi và tinh thần nhân văn sâu sắc thu hút nhiều quốc gia Á đông, trong đó có Việt Nam học tập.

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương, trường có bề dày kinh nghiệm trong hợp tác với Nhật Bản thông qua các đối tác là các tổ chức kinh tế, tập đoàn, doanh nghiệp Nhật Bản. Trong đó, dự án hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam – Nhật Bản của Viện Phát triển nguồn nhân lực (VJCC) đã và đang hỗ trợ tích cực cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận phương thức quản lý, kinh doanh theo phong cách Nhật Bản dưới sự hợp tác, hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), nổi lên với chương trình trình đào tạo kinh doanh cao cấp Keieijuku.

Được biết khoảng 520 doanh nghiệp Việt là thành viên của cộng đồng Keieijuku trong khi Việt Nam có tới hơn 750.000 doanh nghiệp. Liệu có rào cản nào trong việc hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài khi tư duy kiểu Nhật khá khác biệt?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Họ vẫn là doanh nghiệp Việt, người Việt, họ tư duy kiểu Việt. Nếu hiệu quả thì họ áp dụng mô hình của Nhật vào Việt Nam còn nếu không mang lại kết quả thì chắc chắn sẽ không làm.

Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản của Đại học Ngoại thương có ba trụ cột. Thứ nhất là kiến thức hiện đại nhất của nhân loại, thứ hai là kinh nghiệm Nhật và thứ ba là văn hoá, con người Việt. Chúng tôi không đào tạo con người để đi làm thuê cho người Nhật Bản mà đào tạo những người có thể làm ăn hiệu quả với người Nhật. 

Đúng là cách tư duy và cách làm của người Nhật khác chúng ta. Nếu trong tay tôi có vài triệu USD, tôi sẽ muốn làm một cái gì đó rất nhanh, rất mạnh và khá sốt ruột nhưng người Nhật cứ từ từ từng bước theo đúng kế hoạch. Mỗi năm có thể chỉ có vài chục doanh nghiệp được đào tạo nhưng nhìn lại sau mười năm có gần 600 người đã tốt nghiệp các khoá Keieijuku. Sau 20 năm con số này sẽ nhân lên và mang đến sự lan toả vững chắc.

Các làng nghề là một ví dụ, mới ban đầu, công nhân không quen với những việc đơn giản như chuyển từ ngồi bệt lên ngồi ghế làm việc. Thế nhưng những điều này phải thay đổi dần, tạo một làn sóng thay đổi. Không phải đầu tư nhiều tiền một cách ồ ạt mà thay đổi từ quan niệm, thói quen và cách tiếp cận hàng ngày.

Chúng tôi không đào tạo ra các doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh Nhật Bản, đó vẫn là doanh nghiệp Việt Nam. Người Việt làm ăn hiệu quả bằng cách thức quản lý hiện đại, bằng kinh nghiệm tiên tiến và những điều hay ho của Nhật tại Việt Nam. Cái chính là hiệu quả của ban thân doanh nghiệp đó. Các doanh nhân làm việc hiệu quả và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác chứ không chỉ với Nhật Bản.

Với tư duy khá khác biệt, liệu có doanh nghiệp nào từng bỏ cuộc khi tham gia các khoá đào tạo?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Tôi cũng nghiên cứu về mô hình quản trị của Nhật Bản và đang áp dụng một số kiến thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn như áp dụng Kaizen cho các làng nghề Việt Nam, tôi hiện là chủ nhiệm chương trình này của Nhà nước.

Tư duy của người Nhật không phải là làm điều gì to tát, không phải thay đổi ngay toàn bộ nhà máy hay bán đi để mua nhà máy mới. Họ thay đổi từ những cái nhỏ nhất, quá trình đổi mới được thực hiện từng ngày, từng giờ, từ nhỏ đến lớn. Một ví dụ rất đơn giản như các vận dụng đặt trên bàn làm việc giờ đây sẽ được sắp xếp gọn gàng theo một quy tắc nhất định.

Cho nên áp dụng Kaizen hay bất kỳ quy tắc, mô hình quản trị nào của Nhật Bản vào doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi chỉ là tổ chức, bố trí lại.

Những người tham gia khoá học đều ủng hộ và mong muốn thực hiện ở doanh nghiệp của mình. Thế nhưng về đến công ty sẽ gặp phải phản ứng từ đội ngũ nhân viên, những người dưới quyền chưa chắc đã thích; nhưng bằng quyêt tâm, thực hiện thay đổi dần dần và mang lại hiệu quả thật sự thì đều có thể thuyết phục.

Theo ông, đâu là điều đội ngũ lao động Việt Nam cần thay đổi?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Mỗi giai đoạn lich sử sẽ có những đặc điểm khác nhau của người lao động. Nếu nhìn từ một góc độ phổ quát thì sẽ là tính kỷ luật, trong đó tuân thủ luật pháp, tuân thủ quy trình sản xuất, quy định của doanh nghiệp. Người Việt nhìn chung thích phá rào vì nghĩ sẽ đi nhanh hơn nhưng trên thực tế chưa chắc đã đi nhanh hơn. Trong khi người Nhật lại kiên nhẫn hơn.

Nói về văn hoá kinh doanh của người Nhật thì chúng ta dường như nắm khá rõ, nhưng liệu đâu là văn hoá kinh doanh của của người Việt Nam từ góc nhìn tổng quan của một người làm nghiên cứu, thưa ông?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Tôi cũng đang nghĩ tới việc đó nhưng chưa làm được. Chúng tôi có một nhóm đang nghiên cứu. Người Việt có nhiều thứ hay và nhiều giá trị nhưng bây giờ tổng kết lại thì là cả một câu chuyện. Phải có nghiên cứu, tổng kết và được thừa nhận rộng rãi chứ không phải tự thừa nhận. 

Nhóm chúng tôi và một vài doanh nhân nữa đang ấp ủ là sẽ khái quát hoá được một vài điều liên quan tới văn hoá kinh doanh của người Việt Nam, đâu là cái của người Việt. Có thể sẽ có câu trả lời trong một vài năm tới.

Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương: ‘Người Việt nhìn chung thích phá rào’
Nhiều bài học quản trị của các doanh nghiệp Nhật đã được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới

Cộng đồng Keieijuku tại Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm, theo ông đâu là những thành tựu của chương trình này trong việc đóng góp cho các doanh nghiệp Việt?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Chương trình Keieijuku là một trong những nội dung quan trọng của dự án hợp tác giữa JICA và Đại học Ngoại thương. Keieijuku có mục tiêu đào tạo doanh nhân Việt Nam để làm chủ nền công nghiệp nước nhà và trên cở sở chuyển giao kiến thức những mô hình quản lý, triết lý hiện đại từ doanh nghiệp Nhật Bản. Thay đổi lớn nhất có thể khẳng định là thay đổi về tư duy về kinh đoanh, quá trình sản xuất, tầm nhìn và sứ mệnh.

Mỗi một doanh nhân đã thay đổi cách thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp dựa trên nhiều triết lý như khách hàng là số 1, đội ngũ nhân lực là tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Điều quan trọng là tất cả doanh nghiệp đã có thay đổi, từ thay đổi dẫn tới hiệu quả rõ rệt trong sản xuất kinh doanh.

Mỗi một doanh nghiệp là một trường hợp nghiên cứu cụ thể trong lớp học và sau một thời gian học thì kết quả đánh giá là những thay đổi trong chính các doanh nghiệp chứ không phải là bài thi.

Đâu là cơ duyên dẫn đến sự hợp tác giữa JICA và Đại học Ngoại thương?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: JICA đến với ngoại thương và ngoại thương đến với JICA cách đây 12-13 năm nay chứ không chỉ mười năm. Ở thời điểm đó, JICA đã có hệ thống tổ chức đào tạo của họ tại nước ngoài nhưng họ cần một tổ chức có thể làm được điều đó ở Việt Nam và Đại học Ngoại thương là một đơn vị sẵn sàng. Thứ nhất, Đại học Ngoại thương là một trong những trường đào tạo kinh tế đối ngoại nên cũng có mong muốn kết nối. Thứ hai, trường có đội ngũ để thực hiện và thứ ba là có chương trình đào tạo tiếng Nhật.

Tất nhiên sẽ gặp phải những khó khăn ban đầu trong quá trình hợp tác chứ không thể thành công ngay. Năm 2015 khi tôi về làm hiệu trưởng cũng là lúc bắt đầu ký giai đoạn tiếp theo của dự án này. Chúng tôi cảm thấy sự khó khăn, vất vả từ khâu tổ chức, con người, hợp tác như thế nào cho hiệu quả rồi tổ chức nên cộng đồng Keieijuku.

Trong vòng 5-6 năm trở lại đây, chúng tôi mới quan tâm nhiều hơn đến quá trình tiếp nối sau đào tạo. Thành công của một sự nghiệp đào tạo không chỉ dừng lại ở việc kết thúc khoá học mà còn phải tiếp tục, đó chính là sự kết nối, không chỉ với nhau mà với cả các cộng đồng khác.

Kế hoạch tới đây của VJCC là gì, thưa ông?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Trước đây, VJCC chỉ là một tổ chức đơn vị của trường thực hiện dự án. Nhưng từ năm 2016, không chỉ dừng lại chương trình các chương trình đào tạo doanh nghiệp và giao lưu văn hoá mà chính thức xây dựng chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản. Chương trình này là một trong những chương trình tuyển sinh thành công nhất của Đại ngoại thương. Có cả chuyển giao các mô hình quản lý, quản trị tiên tiến từ Nhật.

Học sinh học về kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh cùng các doanh nghiệp Nhật Bản khi mới bước vào năm thứ nhất đại học. Hiện có khoảng 20 doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đang tham gia đào tạo cùng chúng tôi. Sắp tới sẽ đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học và tri thức từ Nhật Bản sang Việt Nam.

Các chương trình hợp tác đào tạo giữa Nhật Bản và Đại học Ngoại thương có đặt mục tiêu với các doanh nghiệp lớn?

PGS.TS Bùi Anh Tuấn: Trong Keieijuku cũng có sự tham gia của một số doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên đối tượng dự án hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quan điểm của chúng tôi thứ nhất là muốn thúc đẩy ngành công nghiệp của Việt Nam nhưng đi từ nhỏ, tập trung vào tổ chức và quản lý sản xuất, thứ hai là muốn tạo cả hệ thống có thể hỗ trợ được cho các doanh nghiệp Nhật Bản, nghĩa là có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thiết kế một chương trình thì không khó nhưng vấn đề quan trọng là đang thiếu đội ngũ giảng viên đủ tầm để có thể chia sẻ với người học. Một trong những sứ mệnh của chúng tôi hiện nay bên cạnh dự án là đào tạo đội ngũ giảng viên Việt Nam, không chỉ trong trường mà còn là các doanh nhân. Hiện đội ngũ giảng viên Nhật vẫn đang đóng vai trò chính.

Việt Nam có làm được không? Tôi nghĩ Việt Nam có thể làm được, trong tương lai chúng tôi sẽ đào tạo được đội ngũ đó.

Xin cảm ơn ông!

Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Theo ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam, tôn trọng người lao động, nắm rõ hoạt động và cách thức vận hành doanh nghiệp, tập trung vào các mục tiêu trung và dài hạn là những trụ cột chính đã giúp doanh nghiệp Nhật Bản phát triển.
Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Theo ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam, tôn trọng người lao động, nắm rõ hoạt động và cách thức vận hành doanh nghiệp, tập trung vào các mục tiêu trung và dài hạn là những trụ cột chính đã giúp doanh nghiệp Nhật Bản phát triển.
Bỏ nghề dạy học để đào tạo doanh nhân

Bỏ nghề dạy học để đào tạo doanh nhân

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Từ bỏ nghề dạy học để liều lĩnh nhận lời mời về điều hành Công ty CP Đầu tư và Đào tạo Doanh Chủ, CEO Thanh Hằng chính thức dấn thân vào thương trường. 2 năm sau, khủng hoảng tài chính ập đến khiến cuộc đời chị bắt đầu xuất hiện sóng gió.

Đào tạo về khởi nghiệp: Các trường vẫn đang tự bơi

Đào tạo về khởi nghiệp: Các trường vẫn đang tự bơi

Tiêu điểm -  5 năm

Dù đã đưa chủ đề khởi nghiệp vào chương trình đào tạo được gần chục năm nay nhưng có lẽ một số trường đại học vẫn đang mông lung khi chưa có chương trình chuẩn để áp dụng trong giảng dạy.

Đào tạo: Chi phí hay đầu tư?

Đào tạo: Chi phí hay đầu tư?

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Nguồn nhân lực trong công ty không phải là con số tĩnh tại, mà luôn biến động theo thời gian. Dòng chảy nhân tài luôn vận động theo quy luật của nó, trong khi doanh nghiệp luôn cần có đội ngũ nhân viên đủ lớn, đủ năng lực để thực hiện và hoàn thành mọi công việc đang chờ đợi phía trước. Và đấy chính là điểm khởi đầu cho việc lập ngân sách đào tạo hằng năm.

Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD

Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD

Doanh nghiệp -  6 năm

Ứng dụng hỗ trợ mua sắm Clingme do ông Trần Hải Quang sáng lập là số ít startup tại Việt Nam huy động được 3 triệu USD sau 5 năm hoạt động.

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin

Leader talk -  7 giờ

Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh

Bất động sản -  9 giờ

Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'

Tiêu điểm -  9 giờ

Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.