Động lực tăng trưởng kinh tế: Dầu thô thất thế, du lịch lên ngôi
Trong bối cảnh sản xuất dầu thô sụt giảm, ngành du lịch đang nổi lên như một động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam thời gian gần đây.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á mới nổi sẽ vẫn ổn định trong năm nay trước khi giảm xuống trong trung hạn do sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực mới nổi châu Á, bao gồm Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ, được dự báo sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2017, không thay đổi so với năm ngoái và sẽ đạt mức trung bình 6,3% trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.
Từ năm 2011 đến năm 2015, mức độ tăng trưởng kinh tế của châu Á đạt tới 7,1%.
"Tăng trưởng của khu vực được dự báo sẽ duy trì ở mức lạc quan trong khi tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc chậm lại", báo cáo đề cập. "Các thách thức về cải cách cơ cấu ở Trung Quốc sẽ khiến tốc độ tăng trưởng nước này chậm lại so với giai đoạn 2011-2015".
Kiềm chế dư thừa sản xuất và duy trì ổn định thị trường tài chính là những khó khăn chủ yếu của Trung Quốc trong tăng trưởng. OECD dự đoán Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,2% trong giai đoạn 2018-2022, giảm từ mức tăng trung bình 7,9% trong giai đoạn 2011-2015.
OECD cho biết: "Một thách thức lớn đối với Trung Quốc là vừa phải theo đuổi những cải cách tập trung vào các thị trường tài chính và năng lực sản xuất công nghiệp vừa phải giữ được đà tăng trưởng".
Mặt khác, Ấn Độ sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,3% trong thời gian trung hạn, tăng từ mức 6,8% trong giai đoạn 2011-2015, bất chấp những căng thẳng từ cải cách kinh tế. Chi tiêu tiêu dùng và đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng nước này trong giai đoạn được dự báo, sau khi tiến hành nới lỏng các hạn chế sở hữu nước ngoài ở một số ngành. Theo OECD, mức gia tăng chi tiêu của chính phủ cũng tạo điều kiện cho tăng trưởng.
Các thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn. OECD dự kiến toàn khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng 5,2%, so với mức 5,1% trong giai đoạn 2011-2015. Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ và các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng khu vực trong giai đoạn 5 năm tới.
Campuchia, Lào và Myanmar dự kiến sẽ có tốc độ phát triển nhanh nhất. Trong khi đó, Philippines sẽ dẫn dắt tăng trưởng trong số năm nền kinh tế đang phát triển của khu vực.
Mặc dù triển vọng phát triển của châu Á là không thể phủ nhận, khu vực này cần phải thận trọng với các rủi ro tài chính, OECD nhận định. Các vấn đề bao gồm việc các nền kinh tế phát triển chuẩn hóa chính sách tiền tệ 'nhanh hơn dự kiến', nợ tư nhân gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ.
Trong bối cảnh sản xuất dầu thô sụt giảm, ngành du lịch đang nổi lên như một động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam thời gian gần đây.
Tăng trưởng toàn cầu khởi sắc chỉ có thể có lợi cho giá kim loại.
Chính phủ đã đưa ra 12 chỉ tiêu, 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.