EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá
EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.
Trong kỷ nguyên mới 2019-2023, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) định hướng phát triển chuyên nghiệp, bền vững và hiệu quả. Doanh nghiệp đang có những bước thay đổi với chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư để đảm bảo cho mục tiêu này.
Chuyển nhượng Astral City đem về 3.340 tỷ đồng tiền mặt, đảm bảo kết quả lợi nhuận và kiểm soát dư nợ
Phát Đạt đang thực hiện chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư với mục tiêu đảm bảo chỉ số đòn bẩy ở mức tốt, khả năng tạo lợi nhuận cao, và dòng tiền thu hàng năm ổn định. Mới đây, Phát Đạt đã thông qua nghị quyết chuyển nhượng dự án Astral City, là một trong số các dự án tại thị trường Bình Dương, là dự án phức hợp thương mại và căn hộ nằm ngay mặt tiền quốc lộ 13.
Khi được chuyển nhượng, Astral City sẽ đem về 3.340 tỷ đồng tiền mặt, giúp Phát Đạt góp phần đạt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 3.635 tỷ đồng, đồng thời tạo ra dòng tiền ấn tượng phục vụ cho kế hoạch tăng cường đầu tư phát triển các dự án chiến lược trọng điểm khác.
Việc chuyển nhượng dự án này cũng giúp Phát Đạt tiếp tục duy trì chỉ số “Dư nợ vay ròng/ EBITDA” trong các năm gần đây luôn ở mức dưới 1.7. Số dư nợ ròng so với khả năng tạo ra lợi nhuận của Phát Đạt là chỉ số rất ấn tượng khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành bất động sản. Đồng thời, chỉ số “Dư nợ vay/VCHS” luôn được duy trì ở mức khỏe mạnh (dưới 0,6) từ năm 2019 đến nay.
Mở rộng quỹ đất TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và Bình Dương và tái cơ cấu danh mục đầu tư
Phát Đạt đang sở hữu nhiều quỹ đất cho chiến lược phát triển dài hạn và bền vững tại những thị trường tiềm năng, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và kết nối giao thông tốt. Hiện doanh nghiệp sở hữu tổng quỹ đất trên 5.800ha; và nếu tính cả quỹ đất bất động sản khu công nghiệp, tổng quỹ đất của Phát Đạt trên 7.400ha.
Việc tái cơ cấu danh mục đầu tư là hoạt động tất yếu đối với doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn như Phát Đạt nhằm tập trung nguồn lực, dòng tiền cho các dự án tiềm năng và thị trường trọng điểm. Công ty chủ động tái cơ cấu danh mục đầu tư vừa nhằm giữ quỹ đất đủ đáp ứng chiến lược phát triển trong 5-10 năm tới vừa tạo dòng tiền nhanh, vừa đảm bảo mục tiêu lợi nhuận và kiểm soát nợ hiệu quả.
Với dòng tiền 3.340 tỷ đồng có được từ việc chuyển nhượng dự án Astral City, Phát Đạt tiếp tục tập trung vào đầu tư, phát triển dự án tiềm năng khác tại TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và Bình Dương.
Cụ thể, trong thời gian tới Phát Đạt tập trung vào việc mở rộng quỹ đất tại TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và Bình Dương. Riêng tại thị trường TP.HCM, doanh nghiệp đã triển khai mua lại cổ phần của Công ty Cổ phần Địa ốc Hòa Bình với quỹ đất vàng hiếm hoi ngay tại trung tâm thành phố để phát triển dự án căn hộ trọng điểm của doanh nghiệp.
Đưa ra thị trường số lượng lớn sản phẩm với giá trị sản phẩm 32.000 tỷ đồng vào năm 2022 và số lượng sản phẩm lớn hơn trong năm 2023
Dòng tiền do chuyển nhượng dự án Astral City được tái đầu tư vào việc phát triển các dự án khác để đưa ra số lượng lớn sản phẩm mới trong năm 2022 và năm 2023. Riêng năm 2022, Phát Đạt dự kiến đưa ra thị trường số lượng sản phẩm lớn (trên 12.000 sản phẩm) với giá trị sản phẩm dự kiến 32.000 tỷ đồng.
Trong đó, dự kiến dự án ở Bà Rịa - Vũng Tàu mang về khoảng 12.000 tỷ đồng, các dự án ở Bình Dương khoảng 17.000 tỷ đồng, và dự án ở Bình Định khoảng 3.000 tỷ đồng. Phát Đạt hoàn toàn có cơ sở để tự tin đạt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 đã đề ra là 3.635 tỷ đồng.
Ngoài ra, năm 2023, Phát Đạt cũng đã chuẩn bị kế hoạch đưa ra thị trường số lượng sản phẩm lớn hơn năm 2022 đến từ các dự án ở Đà Nẵng, Bình Định và Bà Rịa -Vũng Tàu và đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.700 tỷ đồng. Những kết quả này có được dựa trên tầm nhìn chiến lược dài hạn, chiến lược phát triển bền vững kết hợp việc tái cơ cấu danh mục đầu tư, tập trung phát triển quỹ đất ở các thị trường tiềm năng.
Đảm bảo mục tiêu tổng luỹ kế lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2019 - 2023
Việc đưa ra số lượng sản phẩm ngày càng lớn cho thấy Phát Đạt đã có những bước chuẩn bị để duy trì chỉ số tài chính khỏe mạnh và đảm bảo dòng tiền liên tục. Trong kế hoạch giai đoạn 2019 - 2023, dự kiến tổng lũy kế lợi nhuận trước thuế đạt 14.270 tỷ đồng và doanh nghiệp đang có những bước đi vững chắc để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Năm 2019, Phát Đạt đã đạt lợi nhuận trước thuế 1.105 tỷ đồng; năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 1.539 tỷ đồng; và năm 2021 Phát Đạt đã hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.344 tỷ đồng.
Giai đoạn 2019 - 2021 chứng kiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất tốt của Phát Đạt với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sở hữu cao hơn so với trung bình ngành. Các chỉ số tài chính khỏe mạnh hiện tại cho thấy chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của công ty sẽ tiếp tục giúp doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu tổng luỹ kế lợi nhuận trước thuế là 14.270 tỷ đồng trong giai đoạn 2019 – 2023.
EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.
Để đáp ứng nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, Becamex IDC sẽ chia nhỏ kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu thay vì triển khai một lần như dự kiến ban đầu.
Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 của Vietnam Airlines đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về chiến lược tái cơ cấu, tăng vốn và phát triển bền vững.
Mảng kinh doanh xi măng của Tập đoàn SCG tại Việt Nam tăng trưởng khả quan nhờ làn sóng giải ngân đầu tư công cũng như chiến lược mở rộng dòng xi măng carbon thấp.
Chấp nhận bỏ qua thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, Sendo tìm tới thị trường ngách, nơi mà các mặt hàng nông sản địa phương là chủ lực.
Nếu hệ thống hậu kiểm không đủ mạnh, nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo nguy cơ doanh nghiệp sẽ lợi dụng "kẽ hở" này trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp gia đình của Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm từ khi có lãi, để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp (startup) vượt qua giai đoạn đầu khó khăn.
EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.
Công ty cổ phần Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City.
Tân Á Đại Thành - tập đoàn tiên phong với hơn 32 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp nước đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Lọc đầu nguồn Beluga.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành.