Truyền thông ‘0 đồng’ nhờ sức mạnh cộng đồng
Lan tỏa những giá trị tích cực, khơi dậy tính nhân văn, lòng yêu thương và niềm hy vọng trong xã hội là cách DRD Việt Nam triển khai các dự án truyền thông hiệu quả với chi phí thấp.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty Le Bros, vừa kết hợp với RIO Book cho ra mắt cuốn sách thực chiến mang tên “Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông”.
Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm từ nhiều dự án quản lý khủng hoảng truyền thông, đưa ra những nguyên tắc cơ bản và hướng dẫn chi tiết về cách quản trị khủng hoảng hiệu quả.
Khủng hoảng bắt đầu từ đạo đức kinh doanh
Với gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành truyền thông và báo chí, ông Vinh đã từng đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp và tổ chức cả trong và ngoài nước để giải quyết các vụ khủng hoảng lan truyền trên truyền thông.
Một phần các cuộc khủng hoảng mà ông Vinh đưa vào sách là các doanh nghiệp này là khách hàng ông từng hỗ trợ, tư vấn xử lý khủng hoảng, hoặc là những trường hợp ông có cơ hội được nghiên cứu trực tiếp.
Ông khẳng định rằng, khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông mà xuất phát từ đạo đức và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông chia sẻ: “Nếu hiểu khủng hoảng chỉ ở trên các phương tiện truyền thông thôi thì sẽ dẫn đến phương pháp xử lý sai lầm. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ cần gỡ bỏ hoặc khỏa lấp thông tin tiêu cực, ngỡ rằng đã xử lý xong.”
Cuốn sách của ông Vinh tập trung vào ba yếu tố chính trong quản lý khủng hoảng: xử lý khủng hoảng triệt để, kiểm soát thông tin một cách hiệu quả và hành động nhân văn.
Trước hết, sách giúp độc giả hiểu rõ về quan hệ công chúng, một khái niệm lâu nay thường bị hiểu lầm.
Ông Vinh nhấn mạnh rằng, phương pháp giải quyết khủng hoảng bằng cách hạn chế thông tin tiêu cực trên báo chí không mang lại lợi ích lâu dài mà còn tiềm ẩn nhiều hậu quả, đe dọa đến uy tín và lòng tin của cộng đồng.
Sai lầm về truyền thông
Theo ông Vinh, cách hiểu sai lệch về bản chất của truyền thông khiến nhiều người lầm tưởng rằng, xử lý khủng hoảng là chỉ cần không có thông tin xấu về thương hiệu trên báo chí.
Quan điểm của ông Vinh là việc bưng bít thông tin một cách tiêu cực là cách làm cực kỳ sai lầm, cũng vì những cái sai này nên vai trò của người xử lý khủng hoảng bị coi như là người dàn xếp rút lại những bài, những thông tin tiêu cực trên báo chí.
Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của sai lầm này đến từ nhận thức sai lệch về PR – quan hệ công chúng, với tư duy rằng PR là tạo ra vầng hào quang lấp lánh cho doanh nghiệp và cá nhân trên các phương tiện truyền thông, trong khi bản chất của nó chính là quản trị mối quan hệ tích cực giữa thương hiệu và các nhóm đối tượng liên quan.
Mục tiêu của các bên khi xử lý khủng hoảng phải là khách quan, trung thực và chính xác, giúp truyền thông và người đọc có thể đưa ra góc nhìn đa chiều và khách quan.
Các doanh nghiệp cần thiết cung cấp sự thật, truyền thông đóng vai trò trợ giúp người xem, người đọc đưa ra kết luận cuối cùng một cách công bằng nhất, đồng thời để doanh nghiệp tránh phạm phải sai lầm lớn hơn, dẫn đến hậu quả không thể bù đắp.
Ngăn chặn khủng hoảng
Cuốn sách đưa ra ba nguyên tắc quản trị khủng hoảng: Chính trực, Minh bạch và Nhân văn.
Chính trực không đơn thuần là hành vi phản ứng khi khủng hoảng xảy ra. Nó cũng là nguyên tắc cơ bản trong công việc kinh doanh hằng ngày, góp phần giảm thiểu rủi ro và tạo ra niềm tin từ phía khách hàng, giúp doanh nghiệp tuân thủ nghĩa vụ và trách nhiệm đã cam kết với khách hàng, cộng đồng.
Nguyên tắc nhân văn là không bao giờ đặt lợi ích của doanh nghiệp trước lợi ích của khách hàng, vì khi ấy khủng hoảng sẽ ập đến.
Khủng hoảng có trở nên trầm trọng hay không tuỳ thuộc cách doanh nghiệp phản hồi và ứng xử, đặt lợi ích của con người ở vị trí trọng tâm của mọi kế hoạch hành động, thái độ thông cảm, thấu hiểu sự việc dưới góc nhìn của người chịu tác động.
Minh bạch được ông Vinh đánh giá là yếu tố rất quan trọng khi khủng hoảng thường bắt nguồn từ thông tin thiếu sót hoặc không đầy đủ, cần thiết công khai quy trình, kết quả hoạt động một cách rõ ràng.
Yếu tố này giúp tạo dựng và duy trì lòng tin của công chúng, đối tác và nhân viên, đồng thời có một nền tảng vững chắc cho quyết định của doanh nghiệp.
Việc áp dụng ba phẩm chất trên trong mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng là cách phòng ngừa, xử lý khủng hoảng thành công và đảm bảo rằng nếu khủng hoảng xảy ra, doanh nghiệp có thể nhanh chóng khắc phục hậu quả và khôi phục lòng tin của công chúng.
Lan tỏa những giá trị tích cực, khơi dậy tính nhân văn, lòng yêu thương và niềm hy vọng trong xã hội là cách DRD Việt Nam triển khai các dự án truyền thông hiệu quả với chi phí thấp.
Yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch truyền thông không nằm ở ngân sách hay thời gian thực hiện mà ở việc các nhà cung cấp phải có khả năng đầu tư đi tìm lời giải để thấu hiểu khách hàng, doanh nghiệp và sản phẩm.
Bộ Thông tin và truyền thông cần quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, đảm bảo những thông tin chính thống, tích cực về đời sống xã hội trên báo chí phải là dòng chảy chính.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.