Tiêu điểm
Tập đoàn Sembcorp làm dự án điện gió tại Việt Nam để xuất sang Singapore
Nhà đầu tư hàng loạt khu công nghiệp VSIP tại Việt Nam – Tập đoàn Sembcorp sẽ hợp tác với Tổng công ty PTSC làm các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam để xuất khẩu sang Singapore.

Nhân chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 10/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tow Heng Tan, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sembcorp và chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác phát triển chung giữa Sembcorp và Tổng công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) trong việc phát triển dự án điện gió ngoài khơi để xuất khẩu sang Singapore.
Thủ tướng cho biết, hiện Việt Nam và Singapore đang thảo luận kế hoạch xây dựng đường tải điện qua Biển Đông trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Đồng thời ông đề nghị 2 tập đoàn: “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và thực hiện hiệu quả".
Trước đó, Tập đoàn Sembcorp cũng đã đầu tư vào Việt Nam thông qua Sembcorp Development (SCD) trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản… và Sembcorp Utilities (SCU) trong lĩnh vực năng lượng.
Liên danh SCD và Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex) đã thành lập Công ty Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) để triển khai các dự án VSIP.
Hiện có 12 VSIP hiện diện tại 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam, đã đi vào hoạt động với tỉ lệ lấp đầy cao (khoảng 83,2%), thu hút được 17,6 tỷ USD tổng vốn đầu tư cho khoảng 900 dự án, tạo việc làm cho gần 300.000 lao động.
Trong khi đó, công ty SCU của Tập đoàn Sembcorp đã đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều pháp nhân như: Công ty Điện lực Phú Mỹ 3; Sembcorp Energy Việt Nam và Sembcorp Solar Vietnam…

Tại buổi tiếp, ông Tow Heng Tan khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tại Việt Nam, mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ và nhận được sự ủng hộ trong triển khai thực hiện dự án VSIP và các dự án năng lượng tái tạo.
Đánh giá về đầu tư của tập đoàn tại Việt Nam, Thủ tướng cho biết các VSIP hoạt động rất hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động Việt Nam, là biểu tượng của hợp tác song phương thành công giữa hai nước.
Ông đề nghị Sembcorp tiếp tục phối hợp với các cơ quan Việt Nam, tỉnh Lạng Sơn và Nghệ An để thực hiện dự án VSIP; đồng thời nghiên cứu triển khai các dự án VSIP ở một số địa phương khác, theo hướng vừa là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, vừa là khu đô thị, dịch vụ công nghệ cao…
Cùng với đó, Thủ tướng cũng đề nghị Sembcorp đóng góp ý kiến qua các kênh trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai. Hiện Luật Đất đai đang được xem xét sửa đổi trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của các cơ quan, người dân và doanh nghiệp.
Sembcorp Industries là tập đoàn thành lập từ năm 1998, có vốn sở hữu của Chính phủ Singapore chuyên cung cấp giải pháp về chuyển đổi năng lượng và phát triển đô thị trên toàn cầu.
Đến nay, Sembcorp đã đầu tư vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Anh, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ, nhưng hoạt động đầu tư vẫn chủ yếu tập trung tại châu Á. Năm 2021, Sembcorp đạt doanh thu hợp nhất khoảng 5,8 tỷ USD, lợi nhuận đạt 210 triệu USD với hơn 5.000 nhân viên.
Cùng ngày, Thủ tướng cũng tiếp ông Lee Chong Min, Chủ tịch Quỹ Đầu tư CMIA và bà Nina Yang, CEO Tập đoàn Surbana Jurong (SJ).
Được biết, vào tháng 4/2022, CMIA đã ký biên bản ghi nhớ với UBND TP.HCM và UBND huyện Củ Chi để phát triển Khu đô thị sinh thái nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.
Dự án nằm tại huyện Củ Chi, bao gồm đất công nghiệp, thương mại và dân cư, với tổng diện tích hơn 1.000 ha, giá trị đầu tư ước tính 1,6 tỷ USD. CMIA được đề xuất trở thành nhà đầu tư chính của dự án và SJ là đơn vị lập quy hoạch tổng thể, quản lý dự án.

CMIA được thành lập từ năm 2003; là quỹ đầu tư có trụ sở chính tại Singapore và đã đầu tư đáng kể vào Trung Quốc và Đông Nam Á, trên nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau trong hơn 20 năm qua.
Còn Surbana Jurong (SJ) là công ty tư vấn dịch vụ quản lý, cơ sở hạ tầng và đô thị toàn cầu có 100% vốn sở hữu của Nhà nước Singapore. Với hơn 70 năm kinh nghiệm và có hơn 16.000 nhân viên trên toàn cầu, SJ đã xây dựng hơn một triệu ngôi nhà ở Singapore, phát triển quy hoạch tổng thể khu vực ở hơn 30 quốc gia và thiết kế hơn 100 khu công nghiệp trên toàn cầu.
Tại buổi tiếp, đại diện Quỹ đầu tư CMIA cho biết dự án tại Củ Chi sẽ phát triển lĩnh vực công nghiệp trước với diện tích khoảng 120 ha ngay trong giai đoạn 1; việc phát triển các khu dân cư sẽ được tiến hành trong giai đoạn 2 để phục vụ các chuyên gia, lao động… làm việc lâu dài. Ông cũng cho biết đã giới thiệu nhiều nhà đầu tư tới thăm thực địa dự án, đồng thời tiến hành nghiên cứu, khảo sát về sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Ủng hộ dự án này, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối TP.HCM với Bình Dương, từ đó tạo không gian phát triển, tiềm năng phát triển, giá trị gia tăng mới cho Củ Chi và toàn khu vực. TP.HCM cũng đang khẩn trương thực hiện quy hoạch với tư duy đột phá, tầm nhìn dài hạn, chiến lực, bền vững, để khai thác và phát triển khu vực Củ Chi.
Thủ tướng đề nghị CMIA và SJ phối hợp chặt chẽ với nhà tư vấn, các địa phương để triển khai hiệu quả các hoạt động đã được thỏa thuận, góp phần tạo cơ sở để thúc đẩy thực hiện dự án trong tương lai.
Ông nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là những vị trí thuận lợi nhất phải dành cho sản xuất kinh doanh; sản xuất kinh doanh phải đi trước, tạo ra công ăn, việc làm trước khi phát triển bất động sản, xây dựng các khu đô thị. Phải thúc đẩy sản xuất kinh doanh phù hợp với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong tương lai của Củ Chi trong tổng thể kết nối với khu vực TP.HCM, Bình Dương và cả vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng khẳng định, nếu việc phát triển dự án phù hợp với tổng thể, chiến lược chung thì các bộ, ngành và TP.HCM sẽ xem xét, hỗ trợ tích cực trên cơ sở quy định của pháp luật, các thủ tục sẽ được triển khai nhanh nhất.
Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ đối tác kinh tế số và kinh tế xanh
JICA tài trợ 25 triệu USD cho điện gió đất liền Ninh Thuận
Mới đây, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 25 triệu USD để tài trợ vốn cho “Dự án phát triển điện gió trên đất liền tại tỉnh Ninh Thuận” với tổng công suất phát điện 88MW, vào ngày 20/12 vừa rồi. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần giảm phát thải khoảng 215.000 tấn CO2 mỗi năm.
Tập đoàn Toda muốn đầu tư điện gió nổi ngoài khơi ở Việt Nam
Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp vốn cho Tập đoàn Toda để thực hiện các nghiên cứu về tiềm năng điện gió nổi ngoài khơi ở Việt Nam, dự kiến trạm đặt máy đo thông tin gió sẽ được đặt tại vùng biển Bình Thuận.
Hàng loạt dự án điện gió xin lùi tiến độ
Gần hết hạn chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện thủ tục đất đai, thi công không đảm bảo quy định Luật Đất đai, chậm tiến độ và tiếp tục xin gia hạn là thực trạng tại một số dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào điện gió Việt Nam
Các doanh nghiệp châu Âu nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo và sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực điện gió của Việt Nam. Một hội đồng gồm các tập đoàn lớn đã được thành lập nhằm tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu "xanh và trách nhiệm hơn".
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.