Bí quyết đạt chuẩn báo cáo ESG cho doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện, minh bạch thông tin và nâng cao nhận thức để đáp ứng tiêu chuẩn báo cáo ESG khắt khe toàn cầu.
Tài chính bền vững trong bối cảnh hiện nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và quản lý tài chính toàn cầu.
Nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, thúc đẩy công bằng xã hội và quản lý các rủi ro liên quan đến khí hậu đang ngày càng được gia tăng dẫn đến sự hình thành các phương thức tài chính mới, đặc biệt là những phương thức có sự tích hợp của các yếu tố bền vững.
Thế giới hiện nay đang đối mặt với một sự chuyển đổi cơ bản trong lĩnh vực tài chính. Cùng với sự phát triển của các sáng kiến như Nguyên tắc Đầu tư Trách nhiệm của Liên Hợp Quốc (PRI) và những hướng dẫn về rủi ro khí hậu từ Lực lượng đặc nhiệm Công bố thông tin tài chính liên quan Khí hậu (TCFD), các nhà đầu tư đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc kết hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào trong các chiến lược đầu tư.
Tính đến tháng 6 năm 2023, PRI đã thu hút hơn 5.372 chữ ký đồng thuận từ các tổ chức tài chính với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 121,3 nghìn tỷ USD. Các tổ chức tài chính đang dần nhận ra rằng việc đầu tư bền vững không chỉ là lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu cơ bản để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.
Đầu tư ESG đã trở thành công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ các yếu tố môi trường và xã hội mà trước đây không được đánh giá đúng mức. Việc tích hợp các yếu tố bền vững vào trong chiến lược đầu tư đã không chỉ hỗ trợ việc phòng ngừa rủi ro mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề có tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
Tại Việt Nam, mặc dù thị trường tài chính bền vững vẫn còn nhỏ nhưng tiềm năng phát triển là rất lớn. Đến cuối năm 2022, thị trường nợ bền vững ASEAN đã đạt 128,8 tỷ USD với Việt Nam đóng góp một phần nhỏ nhưng đang dần tăng trưởng. Các sáng kiến như hệ thống phân loại ngành kinh tế xanh và thỏa thuận Hợp tác Chuyển đổi Năng lượng công bằng (JETP) có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của thị trường tài chính bền vững trong thời gian tới.
Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong việc phát hành các trái phiếu xanh và các khoản vay phát triển bền vững, tổng dư nợ tín dụng xanh tính đến tháng 6 năm 2023 chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế.
Điều này cho thấy vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển các sản phẩm tài chính bền vững tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và nông nghiệp xanh.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài chính bền vững, các nhà đầu tư đã phát triển nhiều phương pháp đầu tư khác nhau. Tổ chức Nguyên tắc Đầu tư Trách nhiệm (PRI), hợp tác với Viện Phân tích tài chính Công chứng (CFA) và Liên hiệp Đầu tư bền vững toàn cầu (GSIA), đã xác định năm phương pháp đầu tư bền vững chính.
Phương pháp sàng lọc (Screening) khắt khe loại trừ các tổ chức kinh doanh không tuân thủ các chuẩn mực về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này bao hàm việc từ chối đầu tư vào các lĩnh vực gây hại môi trường, điển hình như khai thác than hay sản xuất vũ khí.
Chiến lược đầu tư theo chủ điểm (Thematic Investing) tập trung nguồn lực vào các vấn đề trọng yếu, ví dụ như phát triển năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, hay các ngành nghề có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường sinh thái.
Đầu tư theo tác động (Impact Investing) không chỉ hướng đến lợi ích tài chính mà còn nhắm đến mục tiêu tạo ra sự chuyển biến tích cực cho xã hội và môi trường. Minh chứng là các dự án ứng phó biến đổi khí hậu hay nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn.
Tích hợp yếu tố ESG (ESG Integration) vào quy trình đánh giá và quyết định đầu tư là một phương pháp toàn diện. Nhà đầu tư sẽ xem xét kỹ lưỡng các yếu tố tài chính, song song với đánh giá tác động môi trường, xã hội và quản trị của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định.
Với phương pháp quyền quản lý (Stewardship) thì vai trò quản lý của nhà đầu tư vượt xa việc cung cấp vốn. Họ sẽ tích cực tham gia giám sát và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư. Mục tiêu tối thượng là đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững và có trách nhiệm trong dài hạn.
Những phương pháp đầu tư này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn mở ra cơ hội tạo ra giá trị lâu dài cho các nhà đầu tư và cộng đồng. Tài chính bền vững đang dần trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu ổn định và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện, minh bạch thông tin và nâng cao nhận thức để đáp ứng tiêu chuẩn báo cáo ESG khắt khe toàn cầu.
Tài chính xanh giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận vốn bền vững, giảm rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế xanh.
Việt Nam đang có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và hành động liên quan đến phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.
Logistics không còn chỉ là hỗ trợ vận chuyển, mà đang trở thành mắt xích chiến lược định hình hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng và thiết kế chuỗi cung ứng.
Không chỉ là công cụ điều tiết thương mại, thuế xuất nhập khẩu còn là yếu tố then chốt quyết định chi phí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.