Diễn đàn quản trị
Văn hoá học tập ở Sacombank và Base.vn
Việc xây dựng văn hoá học tập hiệu quả phải đi chung với mục tiêu cả doanh nghiệp đang hướng đến, có thể là mục tiêu về tăng trưởng hay mở rộng thị trường ra quốc tế…
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đang ở trong kỷ nguyên của thời đại số, công nghệ đang thay đổi từng ngày, gắn liền với bài toán năng suất và tối ưu chi phí.
Theo ông Dương Thanh Sơn, chuyên gia cao cấp của Học viện quản trị HRD, môi trường kinh doanh thời điểm này đang rất khắc nghiệt khi chỉ có 12% công ty trong danh sách Fortune 500 năm 1955 còn hoạt động; chỉ trong năm ngoái, 26% công ty đã không còn hiện diện trong danh sách này.
Để tồn tại được trong môi trường kinh doanh đầy khắc nghiệt, ông Sơn cho rằng, việc học tập nhanh hơn đối thủ cạnh tranh chính là chìa khoá. Các hình thức học tập đã thay đổi rất lớn trong hai thập kỷ qua nên nếu doanh nghiệp chưa có kế hoạch hoạt động đào tạo và phát triển (L&D) phù hợp thì sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau.

Đồng sáng lập Base.vn – một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng rất cao hàng năm, ông Hoàng Trung Thiên Vương nhận định, trong thời đại công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, văn hoá học tập sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như cho chính nhân sự của doanh nghiệp so với nhân sự bên ngoài.
Việc học tập trong doanh nghiệp còn quay lại phục vụ lợi ích của nhân viên trên con đường thăng tiến, mang lại động lực cao hơn cho nhân viên trong các hoạt động học tập.
“Việc xây dựng văn hoá học tập phải đi chung với thứ mà cả doanh nghiệp đang hướng đến, có thể là mục tiêu tăng trưởng, tiến ra toàn cầu”, ông Vương nhận định tại hội thảo trực tuyến “Xây dựng văn hoá học tập hiệu quả” do Học viện quản trị HRD và Base.vn phối hợp tổ chức.
Ông Vương cho biết, Base.vn đã áp dụng nhiều hình thức để phát triển văn hoá học tập khi có chiến lược mở rộng quy mô. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là văn hoá học tập cần bắt đầu từ người đứng đầu gồm ban lãnh đạo và các nhà quản lý trực tiếp, cũng chính là người đóng vai trò quyết định đến thành công của hoạt động này tại doanh nghiệp. Họ là những người mang tính hình mẫu và truyền tải văn hoá học tập xuống phần còn lại của doanh nghiệp.
Điều này cũng tương đồng với quan điểm của ông Sơn khi cho rằng muốn hoạt động văn hoá học tập thành công và đem về nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người nhân viên, cần có sự hợp tác của bốn bên.
Thứ nhất, lãnh đạo cấp cao là đối tượng khởi xướng văn hoá học tập trong tổ chức và có định hướng cụ thể cho đào tạo và vai trò hỗ trợ đào tạo của các phòng ban. Lãnh đạo cấp cao là cầu nối giữa trung tâm đào tạo và các phòng ban khác, là người duyệt ngân sách và cơ chế cho giảng viên nội bộ. Sau các hoạt động đào tạo, ban lãnh đạo cấp cao sẽ có những phản hồi định kỳ cho hoạt động đó. Đáng chú ý, với lãnh đạo cấp cao, đào tạo phải được ưu tiên đầu tư trong chiến lược phát triển của công ty.
Thứ hai, trung tâm đào tạo đóng vai trò thúc đẩy văn hoá học tập và thu hút tất cả các bên tham gia. Đây sẽ là đơn vị quản lý hiệu quả nguồn lực đào tạo và thực hiện các hoạch định chính của đào tạo cũng như truyền thông đào tạo.
Thứ ba, quản lý trực tiếp đóng vai trò theo dõi và đánh giá mọi tác động của đào tạo lên nhân viên, lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên, thúc đẩy văn hoá học tập. Sau hoạt động đào tạo, người quản lý trực tiếp sẽ hỗ trợ nhân viên áp dụng kiến thức được đào tạo vào công việc gắn liền với mục tiêu của tổ chức và nâng cao kết quả kinh doanh.
Thứ tư, học viên cần phải hiểu rõ nhu cầu đào tạo cho vị trí đang đảm nhiệm. Hoạt động học tập chỉ thành công khi học viên tham gia tích cực vào các hoạt động đào tạo, tuân thủ nội quy đào tạo và chủ động áp dụng vào công việc gắn liền với mục tiêu của tổ chức. Từ đó, thực hiện truyền thông nội bộ hiệu quả cho việc phát triển văn hoá học tập.
Cần thay đổi tư duy về đào tạo phát triển trong doanh nghiệp
Có kinh nghiệm làm giám đốc đào tạo suốt bốn năm tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Sơn khẳng định đây là một doanh nghiệp có văn hoá học tập hiệu quả.
Theo ông Sơn, khi còn làm Chủ tịch HĐQT Sacombank, ông Đặng Văn Thành luôn đặt ra câu hỏi “Nếu được thăng chức, em sẽ chọn ai để thay thế vị trí hiện tại và kế hoạch đào tạo người đó để đáp ứng công việc như thế nào?" mỗi lần cân nhắc thăng chức cho bất cứ nhân sự nào.
Điều này cũng khá tương tự với Base.vn khi tinh thần văn hoá học tập của tổ chức được kế thừa, từ đó, mỗi phòng ban xây dựng ra những kế hoạch học tập và kế hoạch phát triển đáp ứng tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Ví dụ, để phát triển quản lý cấp trung tạo ra thế hệ kế cận, doanh nghiệp cần tập trung vào phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhân sự và đào tạo con người.
Ông Sơn cho biết, ở Sacombank, giám đốc chi nhánh lưu động sẽ thực hiện đánh giá tại các chi nhánh khác nhau, ban lãnh đạo sẽ dành hai ngày để nghe báo cáo về hoạt động đó. Tại đây, những thông tin về việc tổ chức đào tạo và gắn kết với kết quả kinh doanh luôn được coi trọng hơn số giờ và số khoá đào tạo. Điều quan trọng nhất được ban lãnh đạo doanh nghiệp này nhấn mạnh: việc đào tạo cần phải gắn với kết quả kinh doanh.
“Đó không phải là câu chuyện phải bỏ bao nhiêu tiền cho việc đầu tư vào hệ thống quản trị đào tạo trực tuyến, để đào tạo nhân viên và cán bộ hay ra các chương trình quản trị viên tập sự. Đào tạo phải ra con số về hiệu quả kinh doanh. Chính quản lý cấp trung biết được các chương trình đào tạo có đáp ứng yêu cầu hay không, có giúp nhân viên nâng cao năng lực hay không”, vị chuyên gia của Học viện HRD cho biết.
Ở Sacombank, công tác đào tạo và phát triển không chỉ là vai trò, nhiệm vụ của trung tâm đào tạo mà của tất cả các bên, trong đó, người nắm vai trò chủ đạo là lãnh đạo cấp cao. Ông Sơn cho biết khi còn làm ở Sacombank, ông được tham dự các cuộc họp về chiến lược kinh doanh trung và dài hạn. Vì trong tư duy của ban lãnh đạo ngân hàng này, nếu giám đốc đào tạo không biết được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì làm sao đào tạo được những người thực thi các chiến lược.
“Hãy để những con số liên quan đến số giờ, số khoá đào tạo chỉ là một phần rất nhỏ. Quan trọng là phải biết được những việc bạn làm phải gắn liền với hiệu quả kinh doanh. Có như vậy, ngân sách đầu tư dù có cao vẫn thuyết phục được lãnh đạo cấp cao phê duyệt ngân sách”, ông Sơn dành lời khuyên cho những người làm L&D.
Mô hình văn hoá học tập hiệu quả
Theo ông Sơn, mô hình xây dựng văn hoá học tập hiệu quả cần có sự giao thoa của ba yếu tố quan trọng gồm: cơ hội học tập, khả năng học tập và môi trường học tập. Trong văn hoá học tập hiệu quả, nhân viên học gì và học như thế nào sẽ được dẫn dắt bởi ba yếu tố này.

Về cơ hội học tập, nhân viên có khả năng lựa chọn những khoá học có liên quan đến công việc chứ không phải học càng nhiều càng tốt. Về khả năng học tập, nhân viên biết cách học tập thay vì chỉ học những kỹ năng và kiến thức liên quan đến kinh doanh. Về môi trường học tập, nhân viên sẽ chia sẻ vai trò xây dựng văn hoá học tập vì tổ chức, không chỉ học vì nhu cầu phát triển cá nhân.
Theo ông Sơn, văn hoá học tập ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chú trọng vào việc tham gia học tập qua hình thức học tập chính thức và không chính thức. Trong đó, gia tăng lựa chọn thông qua số lượng khoá học và cơ hội học tập, việc học tập được thiết kế dựa trên việc dạy các kỹ năng và kiến thức kinh doanh, tập trung vào việc khuyến khích nhân viên học tập vì nhu cầu cá nhân.
Trong khi đó, trên thế giới đang có xu hướng chuyển sang văn hoá học tập hiệu quả. Trong đó, lựa chọn các khoá học có liên quan và phù hợp với chiến lược kinh doanh, việc học tập được thiết kế dựa trên hướng dẫn người học cách thức học các kỹ năng và kiến thức kinh doanh, tập trung chia sẻ vai trò học tập vì tổ chức và xây dựng văn hoá học tập hiệu quả.
Ông Sơn chỉ ra, văn hoá học tập của Hiệp hội Ngân hàng Thuỵ Sĩ là một minh chứng rõ ràng cho việc các tổ chức lớn đang phát triển văn hoá học tập. Họ để nhân viên tự động đăng ký các khoá học phù hợp với nhu cầu thông qua một hệ thống của doanh nghiệp và việc học gắn liền với công việc thực tế.
Bên cạnh đó, luôn có một người đóng vai trò huấn luyện theo sát nhân viên để hỗ trợ trực tiếp trong công việc. Trong quá trình học, nhân viên luôn cần sự tương tác với đồng nghiệp và yêu cầu cuối cùng là phải vượt qua bài kiểm tra cuối mỗi khoá học. Mọi trải nghiệm người học đều được công nghệ hỗ trợ tối đa theo thời gian thực.

Chia sẻ thêm về mô hình văn hoá học tập hiệu quả ở Base.vn, ông Vương còn cho biết, doanh nghiệp này luôn giữ gìn và phát triển văn hoá học tập. Dựa trên các chính sách, cơ chế, môi trường để việc học tập và phát triển luôn được tạo điều kiện và phát huy. Nếu có kết quả tốt sau đào tạo, ban quản lý đưa ra những chính sách thành tích và thăng tiến phù hợp cho cá nhân.
Với chiến lược của một công ty công nghệ, Base.vn rất chú trọng vào hoạt động học tập và phát triển cho nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và những thay đổi về công nghệ của thời đại số. Chương trình “Base Sharing” được tổ chức hàng tuần như một buổi chia sẻ của những anh chị đã có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ kế cận của phòng ban.
Việc này giúp các nhân viên mới tiếp cận các trường hợp thực tế về tư vấn công nghệ cho giáo dục, hàng tiêu dùng nhanh, doanh nghiệp truyền thống…Mô hình này đã giúp nhân viên của Base.vn rút ngắn được thời gian làm việc với khách hàng từ 2-3 tháng xuống còn khoảng 1 tháng hoặc ngắn hơn. Điểm đặc biệt của Base.vn là quy mô linh hoạt, có thể tổ chức ở quy mô toàn tổ chức, trong nội bộ phòng ban hoặc chéo các phòng ban với nhau.
Sau mỗi khoá học sẽ phải thực hiện đánh giá qua các kỳ thi. Nếu nhân viên không vượt qua các bài kiểm tra, họ có thể được yêu cầu tạm dừng hoạt động tại công ty và cần thời gian để tiếp tục học tập và thực hành.
Base.vn cũng áp dụng công nghệ để ghi lại và tích trữ tri thức doanh nghiệp, tổ chức tài nguyên và khuyến khích nhân viên đóng góp vào kho tài liệu một cách hiệu quả. Mỗi khoảng thời gian nhất định, các phòng ban cần đưa ra những trường hợp cụ thể tiêu biểu nhất để làm thành bộ tài liệu được chuẩn hoá và phát hành nội bộ.
Không gian học tập cũng được Base.vn chú trọng, được thiết kế tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên, kết hợp với thuê ngoài các địa điểm để tổ chức buổi học.
Cần thay đổi tư duy về đào tạo phát triển trong doanh nghiệp
Đào tạo trực tuyến gặp thời
Đặt trong bối cảnh dịch bệnh, đào tạo nhân sự theo hình thức offline càng trở nên nan giải. Vậy làm thế nào để giải bài toán: Tối ưu ngân sách đào tạo nhân sự trong mùa dịch?
'Giảm đau' trong quản trị nhân sự
Bộ phận phụ trách nhân sự trong các doanh nghiệp cần hướng đến vai trò là đối tác, nhà tư vấn nội bộ để đạt được mục tiêu tạo một môi trường làm việc tốt nhất, khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và tác động tích cực vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3 khó khăn trong đào tạo phát triển nhân sự
Ba khó khăn nhiều doanh nghiệp gặp phải nhất khi tập trung vào quá trình vận hành hệ thống đào tạo và phát triển gồm: phân tích nhu cầu đào tạo sát thực tế, đánh giá hiệu quả sau đào tạo và xây dựng văn hóa học tập.
Bỏ nghề dạy học để đào tạo doanh nhân
Từ bỏ nghề dạy học để liều lĩnh nhận lời mời về điều hành Công ty CP Đầu tư và Đào tạo Doanh Chủ, CEO Thanh Hằng chính thức dấn thân vào thương trường. 2 năm sau, khủng hoảng tài chính ập đến khiến cuộc đời chị bắt đầu xuất hiện sóng gió.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.