Bài toán tăng trưởng xanh của doanh nghiệp
Tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, phát triển bền vững được đánh giá là một xu thế tất yếu, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và từng quốc gia.
Theo các chuyên gia, xây dựng chỉ số xanh cấp tỉnh cần có sự đóng góp ý kiến từ phía người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ô nhiễm môi trường, thay vì chỉ hỏi đánh giá từ doanh nghiệp.
Sau 25 năm thành lập, Bắc Ninh, từ một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước với xuất phát điểm kinh tế thấp, hạ tầng lạc hậu, đã lột xác trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nằm trong top dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP, thu hút được nhiều "đại bàng" về “làm tổ” như Samsung; Canon; Foxconn…
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Bắc Ninh cũng ngày càng trở nên phức tạp. Bước vào thời kỳ mới khi phát triển bền vững trở thành xu thế, Bắc Ninh đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết thực trạng ô nhiễm.
Trong đó phải kể đến sự đổi mới về công nghệ tại nhiều lĩnh vực cốt yếu. Theo ông Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng viện Kinh tế xã hội Bắc Ninh, vừa qua tỉnh đã xây dựng một số nhà máy đốt rác phát điện để xử lý hiệu quả rác thải rắn. Mặt khác, Bắc Ninh cũng xây dựng một loạt dự án logistics xanh, giúp hoạt động logistics giảm 50% lượng phát thải.
Ô nhiễm tại các làng nghề là một vấn đề gây nhức nhối tại Bắc Ninh. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền tỉnh đã thay đổi tư duy, không còn “sợ ảnh hưởng đến người dân” mà kiên quyết gây sức ép cho các làng nghề thay đổi công nghệ, áp dụng chế tài nghiêm khắc nhưng cũng tạo điều kiện để các đơn vị chuyển đổi sản xuất.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng tỏ ra đồng tình với tư tưởng phát triển mới của chính quyền tỉnh Bắc Ninh. Theo ông Bắc, nếu trước đây, doanh nghiệp phản ứng gay gắt khi bị tạo sức ép thì đến hiện tại đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi xanh, từ đó tình nguyện thực hiện chuyển đổi cùng với sự hỗ trợ từ phía chính quyền.
“Cả doanh nghiệp và chính quyền đều nhận thức được “xanh” là tài nguyên, là tiền. Giữ được cái “xanh” là có tiền, mất đi cái “xanh” là mất đi lợi thế cạnh tranh”, ông Bắc nhấn mạnh.
Không chỉ Bắc Ninh mà nhiều địa phương khác trên cả nước như Quảng Ninh, Hải Phòng… cũng đang có sự chuyển đổi tích cực theo hướng xanh, bền vững, đóng góp vào thực hiện cam kết tại COP26 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, chuyển đổi xanh không đơn giản. Trong thực tế, có nhiều dự án “nghe có vẻ xanh” nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, lại có những ngành nghề tưởng chừng ô nhiễm nhưng khi áp dụng công nghệ mới, quy trình mới lại góp phần giảm thiểu ô nhiễm đáng kể.
Từ thực tế đó, với mong muốn cung cấp thông tin hỗ trợ địa phương sàng lọc các dự án đầu tư, đồng thời tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện hơn với môi trường, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Suntory Pepsico Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đề ra sáng kiến xây dựng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).
PGI được xây dựng tương tự như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là bộ chỉ số rất hữu ích trong việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực hấp thu vốn đầu tư của các địa phương. Vì vậy, PGI được kỳ vọng cũng sẽ trở thành bộ chỉ số mang tính bứt phá, giúp quá trình chuyển đổi xanh diễn ra bài bản và hiệu quả.
PGI đánh giá, xếp hạng về chất lượng môi trường tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, dưới góc nhìn và hoạt động thực tế của cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ được triển khai vào năm 2022, lồng ghép trong khảo sát PCI.
Nói về chủ trương xây dựng PGI, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhận xét, “không phải bàn cãi” về tính cấp thiết của một bộ chỉ số đánh giá năng lực “xanh” của các địa phương.
Tuy nhiên, ông Bình lập luận, trong thực tế, tăng trưởng xanh có thể đem lại lợi ích dài hạn cho tất cả các bên liên quan nhưng đánh mất đi lợi ích ngắn hạn của một số tổ chức, doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng “xung đột ý chí” giữa một số doanh nghiệp và chính quyền, có thể ảnh hưởng đến chất lượng chỉ số.
Từ vấn đề này, tại hội thảo tham vấn xây dựng PGI, Giám đốc Economica Việt Nam đề xuất, việc xây dựng chỉ số PGI có thể tích hợp cách làm của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là lấy đánh giá từ phía người dân.
Cũng từ chính sự “xung đột ý chí”, PGI cần phát huy vai trò hài hòa lợi ích giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân, theo đó cần gợi ý được doanh nghiệp, chính quyền cần thay đổi như thế nào, từ sự hiểu biết, nhận thức, thái độ đối với tăng trưởng xanh, cho tới những hành động cụ thể.
Để làm được điều này, PGI có thể tích hợp nội dung đánh giá liên quan đến việc ứng dụng công nghệ mới, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất xanh… để tạo hình mẫu và truyền cảm hứng.
Đồng quan điểm với ông Bình, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, cho biết, người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi ô nhiễm môi trường, vì vậy chỉ số PGI rất cần thiết có sự đóng góp ý kiến từ phía người dân.
Mặt khác, PGI cũng sẽ không hiệu quả nếu chỉ xây dựng dựa trên quan điểm định tính bởi “doanh nghiệp nào chẳng muốn ủng hộ tỉnh nhà, nên chẳng bao giờ dám nói xấu quá”. Vì vậy, song song với những nhận xét định tính, cần phải có yếu tố định lượng, là những số liệu, chỉ tiêu cụ thể như mức chi ngân sách cho đầu tư tăng trưởng xanh; tỷ lệ doanh nghiệp tiết kiệm điện, nước hay có cơ sở xử lý xả thải đạt chuẩn…
Một cản trở đối với doanh nghiệp khi chuyển đổi xanh là thiếu nguồn lực đầu tư, hoặc đầu tư lớn dẫn đến đội chi phí, không cạnh tranh nổi với những đối thủ vẫn duy trì phương thức sản xuất gây ô nhiễm. Đây là vấn đề cần được PGI tháo gỡ.
Ông Hòe đề xuất, việc xây dựng chỉ số PGI cần nghiên cứu, tham vấn thêm các đối tác ngành tài chính, ngân hàng để có sự đánh giá, thẩm tra, định hướng nguồn vốn vào các dự án bền vững. “Nếu vẫn cứ đầu tư vào các dự án phá hoại môi trường thì ô nhiễm vẫn cứ ô nhiễm thôi”, nguyên Viện phó Viện Chiến lược ngân hàng nhà nước nhấn mạnh.
Tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, phát triển bền vững được đánh giá là một xu thế tất yếu, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và từng quốc gia.
Danh sách doanh nghiệp FDI được vinh danh với giải thưởng Rồng Vàng 2022 có 3 thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) là La Vie; Suntory Pepsico và SCG.
Dự thảo kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 lồng ghép nhiều nội dung mới, bao gồm tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh cân nhắc tới các vấn đề xã hội.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyên bố những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trống không nhỏ giữa tuyên bố và thực tế.
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.