Tiêu điểm
Ông Trương Đình Tuyển: CPTPP sẽ tạo sức ép cho cải cách thể chế
Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển về những tác động của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đối với nền kinh tế Việt Nam.
Động lực để cải cách
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ hình thành chuỗi cung ứng mới của khu vực mà Việt Nam là một mắt xích, qua đó Việt Nam sẽ ngày càng mở cửa thị trường nhiều hơn.
Số liệu của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%, xuất khẩu tăng thêm 4% và nhập khẩu tăng 3,8%.
Hiệp định CPTPP vừa ký kết được đánh giá là sẽ tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
CPTPP, với cam kết mở cửa thị trường, là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ hiện nay trên thế giới cũng như hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho 11 quốc gia. Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới.
Cơ hội lớn, song CPTPP cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có những cải cách phù hợp để cải thiện môi trường đầu tư trong nước, giúp các doanh nghiệp phát triển, Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc đối mặt với những sức ép rất lớn về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế khi tham gia vào hiệp định thương mại này.
Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2018: Nhận diện và hành động", chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, CPTPP là cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Việt Nam sẽ phải mở cửa cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước thành viên tại thị trường trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp Việt sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn nữa ngay từ “sân nhà”.
Trong khi đó, "sức khoẻ" của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, môi trường đầu tư kinh doanh trong nước còn nhiều phức tạp, cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Mặt khác, ông Hiếu cũng cho rằng, tính minh bạch, tuân thủ luật lệ của Việt Nam còn yếu, trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng vượt rào lách luật rất mạo hiểm, điều này sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát riển khi tham gia CPTPP.
Chính vì vậy, ông Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa để có thể dung hòa với các hiệp định thương mại tự do khác. Thể chế kinh tế và hệ thống pháp luật không theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cần phải mau chóng sửa đổi và cải thiện để phù hợp với môi trường và điều kiện của CPTPP
Ông Hiếu đề xuất Chính phủ cần nhanh chóng thay đổi các quy định pháp luật cho phù hợp với các quy định của CPTPP, thúc đẩy quá trình cải cách thể chế hơn nữa, đồng thời đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh cắt giảm giấy phép con tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp giữ vững thị trường nội địa và cạnh tranh hiệu quả với nước ngoài.
"Các điều khoản trong CPTPP đòi hỏi thực hiện nhiều cải cách, trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong quan điểm, cũng như vấn đề pháp lý, hành chính. Chính những đòi hỏi này đã tạo thêm động lực phát triển, giúp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, khuôn khổ pháp luật, tính cạnh tranh, môi trường đầu tư, kinh doanh", ông Hiếu cho hay.
Cải cách phải mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển cũng cho rằng, tác động quan trọng nhất của CPTPP là tạo áp lực thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, cải thiện thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm giấy phép con giúp doanh nghiệp phát triển. Qua đó tạo động lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế.
Nếu không tận dụng được CPTPP, Việt Nam không chỉ lãng phí những lợi ích to lớn của nó mang lại mà rất có thể sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, nếu Chính phủ cũng như chính quyền địa phương chậm trễ cải cách thể chế thì sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng được cam kết hội nhập.
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã có quyết tâm rất lớn trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, ông Tuyển cho rằng, những việc làm này của Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa. "Trên nóng dưới cũng phải nóng" mới có thể đạt được những hiệu quả thiết thực, thực hiện đúng những cải cách mà doanh nghiệp cần.
Theo ông Tuyển, cải cách chính là tạo động lực cho doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải hướng về cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe những khó khăn vướng mắc của họ, đặt họ vào vị trí trung tâm của phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù những lợi ích mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là rất lớn, song Việt Nam có tận dụng được các cơ hội mà hiệp định này mang lại hay không lại là chuyện khác, phụ thuộc rất lớn vào việc Việt Nam có thể đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới thể chế, mô hình tăng trưởng, ông Tuyển cho hay.
Việt Nam ký Hiệp định CPTPP, ngành nào sẽ được lợi?
World Bank: Gần 1 triệu người Việt Nam sẽ thoát nghèo nhờ CPTPP
Nếu Việt Nam đầu tư vào nguồn vốn con người, gia tăng năng suất lao động thì lợi ích từ CPTPP sẽ cao hơn rất nhiều.
Việt Nam ứng phó thế nào khi tranh chấp thương mại trong CPTPP sẽ gia tăng?
Theo TS. Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, năng lực xử lý tranh chấp thương mại của một số cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam hiện còn rất hạn chế cần được khắc phục ngay trong quá trình thực thi CPTPP.
Bài toán sở hữu trí tuệ thương hiệu gỗ Việt khi gia nhập CPTPP
Yêu cầu khắt khe về sở hữu trí tuệ thương hiệu là một trong những thách thức lớn đối với ngành gỗ Việt Nam trong việc gia nhập CPTPP.
Vào CPTPP: Cơ hội đột phá nông nghiệp, nâng cao vị thế Việt Nam
Trò chuyện với “Góc nhìn chuyên gia”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, tham gia vào CPTPP, hy vọng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, để bớt sự tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay, chính là Nhật Bản. Ngoài ra, các thị trường khác như Australia, New Zealand, Canada cũng hứa hẹn đầy tiềm năng...
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.