Bất động sản
5 mặt trái của nhà ở có thương hiệu
Nhà ở có thương hiệu không phải là sân chơi dành cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư “tay mơ”.
Nhà ở có thương hiệu là gì?
Tọa lạc tại các khu đất vàng trung tâm thành phố, có đầy đủ các tiện ích và dịch vụ, được quản lý vận hành bởi các thương hiệu quản lý bất động sản quốc tế hàng đầu và được quảng bá về chất lượng đỉnh cao, các dự án nhà ở có thương hiệu (bất động sản hàng hiệu) tại TP. HCM có giá bán cao ngất ngưởng, lên đến 300 - 500 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ có giá lên đến vài chục tỷ đồng.
Không phủ nhận việc phân khúc nhà ở này ra đời do nhu cầu có thực mới phát sinh trong giới siêu giàu trong nước và nướng ngoài thời gian gần đây, do nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và hình thành nên tầng lớp nhà giàu mới, song ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, loại hình nhà ở mới xuất hiện này còn nhiều yếu tố cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
Theo đó, nhà ở có thương hiệu hay bất động sản hàng hiệu (branded residences) là loại hình bất động sản hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cao cấp hạng sang, siêu sang.
Bất động sản hàng hiệu xuất hiện lần đầu tiên tại New York cách đây gần 100 năm. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 500 dự án bất động sản hàng hiệu thuộc phân phúc bất động sản hạng sang và siêu sang, nhắm tới tầng lớp khách hàng thượng lưu có nguồn lực tài chính mạnh, sành sỏi thú chơi “hàng hiệu” (sắm máy bay riêng, du thuyền, siêu xe, xây lâu đài...).
Các sản phẩm này được thiết kế rất đẳng cấp, chất lượng xây dựng cao, sử dụng vật liệu xây dựng cao cấp và trang thiết bị nội thất sang trọng, được quản lý bởi đơn vị nổi tiếng thế giới, tích hợp nhiều tiện ích và được cung ứng các dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, an toàn, thỏa mãn tối đa sự hưởng thụ của các chủ nhân theo kiểu “đo ni đóng giày” và đặc biệt là tọa lạc tại vị trí đắc địa, rất thuận tiện về giao thông đi lại, có rất nhiều tiện ích dịch vụ đô thị.
Theo ông Châu, thị trường nhà ở có thương hiệu có hai dòng sản phẩm chính. Một là sản phẩm bất động sản “hàng hiệu chính chủ” do chính doanh nghiệp bất động sản có uy tín thương hiệu toàn cầu phát triển dự án và kinh doanh. Đây là loại sản phẩm bất động sản hàng hiệu có thương hiệu ổn định lâu dài, được “chính chủ” quản lý vận hành, cung ứng các dịch vụ chuẩn mực.
Hai là sản phẩm bất động sản “hàng hiệu” do sự hợp tác giữa một thương hiệu quản lý bất động sản nổi tiếng toàn cầu với một doanh nghiệp phát triển dự án, được điều chỉnh bởi hợp đồng do hai bên giao kết.
Khi mua bất động sản hàng hiệu hình thành trong tương lai, khách hàng đã đặt niềm tin vào đẳng cấp của sản phẩm. Trước hết là tin vào uy tín của đơn vị sở hữu thương hiệu toàn cầu của “bất động sản hàng hiệu” (phía nước ngoài), kế đến là uy tín thương hiệu của chủ đầu tư dự án (phía trong nước).
Tại Việt Nam có doanh nghiệp được thành lập chưa lâu lại phát triển được dự án “bất động sản hàng hiệu”? Thực chất đây là hoạt động đầu tư kinh doanh sản phẩm dự án nhà ở cao cấp hạng sang, siêu sang theo phương thức “đứng trên vai người khổng lồ". Các doanh nghiệp này mượn uy tín, thương hiệu của bất động sản hàng hiệu nước ngoài để khẳng định đẳng cấp sản phẩm nhà ở để kinh doanh.
Với phương thức này, để được “mượn” uy tín thương hiệu đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp phát triển dự án cũng phải có năng lực để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về đầu tư, trang thiết bị và quản lý vận hành toà nhà, đảm bảo cung ứng các tiện ích, dịch vụ cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết với đơn vị quản lý bất động sản hàng hiệu.
Tuy nhiên, có một số vấn đề cần được giải đáp thỏa đáng là khách hàng bỏ tiền mua bất động sản hàng hiệu với giá “khủng”, thì liệu đã đúng với giá trị thật của căn hộ theo nguyên tắc “tiền nào của nấy”, có thực sự “đáng đồng tiền bát gạo”, việc sử dụng tên của thương hiệu bất động sản hàng hiệu là ổn định lâu dài hay chỉ có thời hạn?! Đồng thời, việc quản lý vận hành cung ứng các “dịch vụ hàng hiệu” được chi trả như thế nào?, ông Châu đặt câu hỏi.
5 mặt trái của nhà ở có thương hiệu
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, trước khi quyết định mua các bất động sản hàng hiệu, khách hàng và nhà đầu tư cần chú ý 5 yếu tố.
Trước hết, để được công nhận là dự án bất động sản hàng hiệu thì phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị quản lý thương hiệu bất động sản hàng hiệu. Song, về mặt kinh doanh thì “không có bữa ăn nào miễn phí”. Để được sử dụng tên của bất động sản hàng hiệu, chủ đầu tư dự án phải trả chi phí không hề nhỏ cho đơn vị quản lý thương hiệu.
Chi phí này chắc chắn được tính đủ trong giá bán nhà mà người mua nhà phải thanh toán chi phí “mượn” tên này, kể cả chi phí quảng bá sản phẩm ở trong nước và ở nước ngoài đều được tính đủ vào giá bán nhà.
Thứ hai, về thời hạn được sử dụng tên thương hiệu của bất động sản hàng hiệu, có hai trường hợp xảy ra. Nếu dự án do chính chủ sở hữu thương hiệu bất động sản hàng hiệu là chủ đầu tư phát triển dự án, thì tên thương hiệu bất động sản hàng hiệu được sử dụng ổn định lâu dài theo dự án.
Tuy nhiên, đối với dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu, thì thời hạn sử dụng tên thương hiệu phải theo giao kết của hợp đồng, ví dụ trong 10 năm, 15 năm. Sau thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng thì không còn được phép sử dụng tên thương hiệu này nữa.
Thứ ba, về chi phí quản lý vận hành dự án bất động sản hàng hiệu, chủ sở hữu nhà chung cư chính là người thanh toán chi phí này, kể cả chi phí quản lý vận hành toà nhà trong giai đoạn trước khi thành lập ban quản trị nhà chung cư do chủ đầu tư dự án chi trả trước đó.
Nếu chủ sở hữu bất động sản hàng hiệu không thuê đơn vị quản lý vận hành đạt chuẩn của đơn vị quản lý tên thương hiệu, không đảm bảo chất lượng công tác quản lý vận hành, thì toà nhà có nguy cơ không được tiếp tục sử dụng tên thương hiệu nữa.
Thứ tư, về phương thức bán hàng, thường thì chủ đầu tư dự án bất động sản hàng hiệu sẵn sàng chi đậm cho công tác quảng bá sản phẩm và thực hiện phương thức ra hàng nhỏ giọt, chia nhỏ “rổ hàng” để tạo sự khan hiếm và kích thích tâm lý khách hàng.
Thứ năm, dự án bất động sản hàng hiệu chỉ giải quyết nhu cầu “nhà hàng hiệu” cho giới nhà giàu, siêu giàu và cho các lãnh đạo tập đoàn nước ngoài cần lưu trú. Tuy nhiên, nếu so sánh với Hoa Kỳ có 1% dân số là người siêu giàu, thì có lẽ ở nước ta tỷ lệ này rất rất thấp, có thể thấp hơn hàng trăm lần so với Hoa Kỳ.
Mặt khác, việc mua để cho thuê lại bất động sản hàng hiệu cũng không phải dễ dàng, vì sản phẩm này rất kén chọn khách hàng. Điều này khiến thị phần bất động sản hàng hiệu không lớn như nhà đầu tư kỳ vọng. Đây không phải là sân chơi dành cho các doanh nghiệp bất động sản, hoặc nhà đầu tư “tay mơ”.
Từ các yếu tố trên, ông Châu đề nghị quý vị khách hàng, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các thông tin của dự án bất động sản hàng hiệu và nhất là nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng để tránh bị nhầm lẫn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Horea cũng đề nghị các chủ đầu tư dự án bất động sản hàng hiệu luôn thể hiện uy tín thương hiệu, cung cấp đầy đủ thông tin dự án, căn hộ, giải thích cặn kẽ hợp đồng mua bán nhà cho khách hàng và luôn chăm sóc chu đáo khách hàng của mình, để thực sự mang đến luồng gió mới bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam.
Thách thức của bất động sản nhà ở có thương hiệu
TP. HCM gỡ vướng thủ tục đầu tư dự án nhà ở
Nếu được UBND TP. HCM phê duyệt, sẽ có quy trình rõ ràng về các bước lập thủ tục đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Cần 'chữa cháy' quy định công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, quy định về công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trong Nghị định 30/2021/NĐ-CP mới ban hành tiếp tục gây khó cho doanh nghiệp.
Nhà ở xã hội hụt hơi
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, cho rằng Chính phủ nên có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.
Sức ép mới lên chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại
Nghị định mới quy định các dự án nhà ở thương mại từ 2ha trở lên ở đô thị lớn phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.