Kinh tế tuần hoàn nhìn từ sản phẩm tái chế
Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn.
Thị trường trong và ngoài nước sẽ ngày càng đặt ra tiêu chuẩn cao cho sản phẩm, bao bì, không chỉ về tính thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo tính bền vững, tuần hoàn.
Đầu năm 2022 là thời điểm tất cả các nhà hàng, quán cà phê tại Hàn Quốc phải thực hiện lệnh cấm sử dụng các sản phẩm dùng một lần. Thực tế, lệnh cấm này đã được ban hành kể từ năm 2018, tuy nhiên phải tạm dừng để ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Lệnh cấm gây ra nhiều bất tiện cho khách hàng cũng các cơ sở buôn bán, tuy nhiên được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa hiện tượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều, dù cho Hàn Quốc là quốc gia đang thực hiện tương đối nghiêm ngặt chính sách phân loại rác tại nguồn.
Cũng khoảng đầu năm nay, Chile đã chính thức cấm sử dụng các loại đồ nhựa dùng một lần, bao gồm cả hộp đựng thực phẩm và ống hút. Chile ước tính sẽ giảm được khoảng 23 nghìn tấn rác nhựa mỗi năm nhờ lệnh cấm này.
Từ đầu tháng 12/2022, Canada cũng ban hành lệnh cấm sản xuất, nhập khẩu các loại đồ nhựa dùng một lần. Theo lộ trình, đến tháng 6/2023, các loại đồ uống có ống hút và tay xách nhựa sẽ bị cấm nhập khẩu hoàn toàn và cấm bán hoàn toàn vào giữa năm 2024.
Canada cũng sẽ xây dựng quy chuẩn dán nhãn “có thể tái chế” lên các sản phẩm, bao bì. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm những quy định liên quan đến sản xuất hay nhập khẩu bao bì, sản phẩm không có nhãn “có thể tái chế”.
Cùng với xu thế kinh tế tuần hoàn đang trở thành chủ đạo, nhiều quốc gia trên thế giới đã và sẽ tiếp tục ban hành những lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, sản xuất bao bì dùng một lần.
Đáng chú ý, yêu cầu về bao bì không chỉ dừng lại ở mức “thân thiện với môi trường”, tức là thay thế nhựa bằng những vật liệu được cho là bền vững hơn nhựa, mà đã hướng đến bao bì có thể tái chế, tái sử dụng, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
Theo ông Trần Việt Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, vấn đề tái sử dụng bao bì đang được quan tâm trên khắp thế giới, là điều cần được doanh nghiệp lưu ý để duy trì thị trường.
Bên cạnh đó, ông Việt Anh cũng đề xuất xây dựng những tiêu chuẩn thị trường trong nước tương xứng, đồng nghĩa với việc “doanh nghiệp không xuất khẩu được thì cũng sẽ không thể được tham gia thị trường trong nước”.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cũng đưa ra nhận xét, xu hướng hiện nay là bao bì phải thân thiện với môi trường chứ không phải chỉ có tính thẩm mỹ và hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt, quy cách về in ấn trên bao bì cũng cần phải có sự thay đổi theo hướng bền vững.
Bà Nguyễn Thị Xuân Yến, chuyên gia về phát triển bền vững, lại nhìn nhận, vấn đề bền vững hóa bao bì, bên cạnh để bảo vệ môi trường, cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế, bao bì cần phải tạo ra trải nghiệm tuần hoàn, tức là có khả năng tái chế, tái sử dụng.
Tại thị trường Việt Nam, ngành hàng bao bì là đối tượng đầu tiên phải thực thi trách nhiệm thu gom, tái chế bắt buộc theo công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) (được quy định trong điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020).
Công cụ EPR mang hàm ý tạo động lực để doanh nghiệp thay đổi thiết kế sản phẩm, thay đổi quy trình phân phối theo hướng thuận tiện nhất cho thu gom, tái chế, tái sử dụng. Do đó, những doanh nghiệp sớm có ý thức tuần hoàn, tư duy tuần hoàn sẽ có lợi thế hơn khi công cụ này được áp dụng.
Từ năm 2019, một nhóm doanh nghiệp Việt Nam đã bắt tay nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) với mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì. Sau hơn 2 năm hoạt động, các thành viên PRO Việt Nam đã triển khai nhiều thay đổi đáng ghi nhận, có thể kể đến như loại bỏ màng co nắp chai; loại bỏ chai nhựa màu; sử dụng nhựa tái sinh trong bao bì…
Những bước đi tiên phong đó, tuy chưa phải là đủ cho một mô hình kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa nhưng là minh chứng cho thấy xu thế bao bì bền vững không phải là điều xa xôi hay chỉ có ở những nước phát triển, mà đang được nhen nhóm và dự báo là sẽ bùng nổ lại Việt Nam. Thuận theo dòng chảy này, doanh nghiệp cần phải có những hành động sớm, nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể phát triển khi người tiêu dùng chấp nhận sử dụng sản phẩm từ kinh tế tuần hoàn.
Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường hợp tác với doanh nghiệp triển khai dự án tái chế tuần hoàn khép kín "lon thành lon".
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là tập hợp nhiều công cụ chính sách quan trọng hỗ trợ quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả, được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, cần có một mô hình phù hợp để thực thi EPR đạt được tối đa kỳ vọng.
Tiêu chuẩn về môi trường cho các sản phẩm có nguy cơ gây ô nhiễm là biện pháp hàng đầu để kiểm soát, phân luồng, cũng như hỗ trợ công tác xử lý và tái chế rác thải.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.