Sở hữu trí tuệ

Bộc lộ thông tin bí mật trong tầm kiểm soát

Tùng Anh Thứ sáu, 17/06/2022 - 16:15

Doanh nghiệp đôi khi phải bộc lộ thông tin bí mật để tìm hiểu khả năng sản xuất, thiết kế hoặc thương mại hóa một sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ hợp tác với công ty khác khi đàm phán các hợp đồng li-xăng hoặc khi tìm kiếm nguồn tài chính để phát triển một sản phẩm hoặc triển khai một kế hoạch kinh doanh.

Khi một công ty muốn bộc lộ bí mật vì một mục đích nhất định mà vẫn muốn kiểm soát được những thông tin của mình thì hợp đồng không bộc lộ (NDA) là một giải pháp

Một doanh nghiệp đôi khi cần phải chia sẻ bí mật với một công ty khác. Một nhà sản xuất có thể tiến hành những thử nghiệm đặc biệt về các sản phẩm mẫu nhưng không muốn đối thủ cạnh tranh biết được chi tiết về sản phẩm mới. Một công ty lắp ráp có thể muốn biết liệu nhà cung cấp có đáp ứng được các đặc tính kỹ thuật mới, ngặt nghèo có khả năn tạo ra ưu thế trên thị trường một cách nhanh chóng, nhưng lại không muốn người bất kỳ sử dụng các đặc tính kỹ thuật tương tự.

Trong hai ví dụ này, sản phẩm mẫu và đặc tính kỹ thuật mới đều rời khỏi tay của chủ sở hữu nhưng họ đương nhiên vẫn muốn kiểm soát những thông tin của mình.

Giải pháp cho một công ty phải tiết lộ thông tin bí mật là ký hợp đồng bảo mật, đôi khi còn được gọi là thoả thuận không tiết lộ (non-diclosed agrement - NDA). Theo hợp đồng này, người ký đồng ý không tiết lộ thông tin nhất định, ngoại trừ các điều khoản được quy định. 

Thoả thuận không tiết lộ thường được các nhà sáng chế hoặc công ty sử dụng khi chia sẻ ý tưởng kinh doanh, sản phẩm mẫu của một loại sản phẩm sáng tạo hoặc thông tin bí mật với các bên thứ ba. 

Mục đích của việc bộc lộ là để tìm hiểu khả năng sản xuất, thiết kế hoặc thương mại hóa một sản phẩm cụ thể trong mối quan hệ hợp tác với công ty khác khi đàm phán các hợp đồng li-xăng hoặc khi tìm kiếm nguồn tài chính để phát triển một sản phẩm hoặc triển khai một kế hoạch kinh doanh.

Thoả thuận không tiết lộ

Một thoả thuận không tiết lộ bắt đầu từ việc tuyên bố rõ ràng về chủ sở hữu của thông tin, công ty tiếp nhận thông tin và lý do chuyển giao thông tin bí mật đó.

Việc xác định thông tin bí mật bao gồm những gì được bắt đầu bằng cách xem xét cái gì bị coi là làm lộ bí mật, ví dụ, danh mục các sự kiện làm lộ bí mật cho công chúng, do vậy, bên tiếp nhận không cần tuân thủ theo các quy định của NDA nữa. Tuy nhiên, người công bố thông tin đó lần đầu tiên sẽ không phải là người tiếp nhận.

NDA cũng quy định rõ bên tiếp nhận phải bảo vệ thông tin đó như thế nào và bên tiếp nhận được phép làm những gì với thông tin đó (chỉ được sử dụng với mục đích được phép) và không được làm những gì (ví dụ, nói với bất kỳ người nào không cần biết thông tin đó).

Nhìn chung, các thoả thuận này quy định rõ thông tin phải được giữ bí mật trong bao lâu - đây thường là khoảng thời gian mà thông tin bí mật sẽ giúp cho chủ sở hữu có được lợi thế trên thị trường, cộng thêm một ít thời gian chậm trễ. Thời hạn thông thường là khoảng hai hoặc năm năm.

Khi bên tiếp nhận đã ký hợp đồng NDA, chủ sở hữu có thể chuyển giao thông tin bí mật mà không phải lo ngại gì.

Khi nào nên sử dụng NDA

Các công ty không nên quá thường xuyên sử dụng NDA. Cách tốt nhất để giữ bí mật là không nói với ai hết. Nếu buộc phải chia sẻ bí mật thì bộc lộ càng ít càng tốt nhằm đạt được mục đích thương mại: đôi khi, chỉ cần một bản đề cương tổng quát, mặc dù để đánh giá về mặt kỹ thuật thì cần phải cung cấp chi tiết đầy đủ về bí quyết kỹ thuật.

Đôi khi, hợp đồng NDA quy định một khoảng thời gian mà thông tin sẽ được bộc lộ, thường là trong một năm. Điều này là rất hữu ích đối với hợp đồng kỹ thuật phức tạp, như liên doanh, mặc dù hợp đồng liên doanh riêng biệt là cần thiết.

Ngoài ra, phải rất cận thận khi lựa chọn bên tiếp nhận vì doanh nghiệp cũng không thể chắc bí mật thực sự được giữ kín.

Một nhược điểm của việc bảo hộ pháp lý đối với bí mật là khi bị tiết lộ theo cách thức bất kỳ thì không thể làm cho chúng trở thành “bí mật” được nữa. Thậm chí, ngay cả khi chủ sở hữu bí mật kiện ra tòa và thu được một khoản đền bù thiệt hại thì điều đó vẫn không tốt bằng việc bảo mật đuợc thông tin. Đối thủ cạnh tranh sẽ được sử dụng miễn phí bí mật rất khó đạt được của doanh nghiệp. Vì vậy, cách tốt nhất là phải chắc chắn là bí mật được giữ kín ở nơi bộc lộ đầu tiên.

Đôi khi, nguồn thông tin là hai chiều, cả hai bên đều bộc lộ thông tin bí mật cho nhau, ví dụ, khi hai bên tham gia thành lập liên doanh. Theo đó, hợp đồng NDA sẽ đề cập đến thỏa thuận thành lập liên doanh, trong đó quy định rõ ràng là hai bên sẽ cùng chia sẻ thông tin bí mật.

Tránh lộ bí mật kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký bảo hộ

Tránh lộ bí mật kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký bảo hộ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm
Nếu không giữ bí mật, một kiểu dáng công nghiệp có thể bị mất đi tính mới và do đó không thể được bảo hộ.
Tránh lộ bí mật kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký bảo hộ

Tránh lộ bí mật kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký bảo hộ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm
Nếu không giữ bí mật, một kiểu dáng công nghiệp có thể bị mất đi tính mới và do đó không thể được bảo hộ.
Ưu và nhược điểm khi tham gia liên doanh trên khía cạnh sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm khi tham gia liên doanh trên khía cạnh sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Liên doanh được coi là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết để thâm nhập vào thị trường mới. Ở những thị trường hạn chế về đầu tư từ bên ngoài thì liên doanh có thể là cách duy nhất để tiếp cận thị trường. Khi tham gia liên doanh, vị trí của các thành viên tham gia thường được thể hiện rất rõ ràng thông qua tỷ lệ góp vốn.

Tránh mất quyền sở hữu trí tuệ

Tránh mất quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp không có quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ cho dù đã trả tiền để làm ra các tài sản đó.

Tranh cãi về bên nắm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thuê lao động

Tranh cãi về bên nắm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thuê lao động

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Doanh nghiệp thường dựa vào người lao động và chuyên gia tư vấn độc lập để phát triển tài sản trí tuệ của mình. Và sau đó, doanh nghiệp thường mặc nhiên rằng họ có quyền sở hữu các quyền đối với những tài sản đó theo nguyên tắc "tôi trả tiền, nên tôi là người sở hữu". Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Phân biệt các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng là các loại nhãn hiệu mà các doanh nghiệp, tổ chức cần phân biệt.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  36 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.