Khởi nghiệp
CEO Gapo: Chúng tôi ăn tối lúc 3h sáng và ngủ lại công ty
Sau khi ra mắt, đội ngũ của mạng xã hội Gapo đã phải trực chiến liên tục, thường xuyên ăn tối vào lúc 3h sáng và ngủ tại công ty để khắc phục những sự cố do lượng người truy cập và tạo tài khoản tăng theo cấp số nhân.
Ra mắt vào ngày 23/07, Gapo được biết đến là một mạng xã hội hoàn toàn mới và được phát triển bởi người Việt. Điểm khác biệt so với các mạng xã hội khác là Gapo sẽ tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
Đồng thời, Gapo cũng hướng tới chính sách chia sẻ doanh thu cho những nội dung, bài viết có lượng tương tác cao trên mạng xã hội. Chia sẻ tại lễ ra mắt, ông Hà Trung Kiên - Tổng Giám Đốc Công ty Công nghệ Gapo cho biết, mạng xã hội này chỉ mất khoảng 3 tháng phát triển. Do vậy, không ít người đã đặt dấu hỏi về độ sẵn sàng của Gapo khi chính thức ra mắt thị trường.
Trao đổi với TheLEADER sau khoảng 1 tháng mạng xã hội Gapo đi vào vận hành, CEO Hà Trung Kiên khẳng định: "Dù mục tiêu đề ra vô cùng tham vọng, nhưng nhìn cách anh em đồng thuận, quyết tâm làm tới cùng, tôi có niềm tin vào tương lai của Gapo".
Chào ông Kiên, ông có thể chia sẽ những kết quả mạng xã hội Gapo đạt được sau hơn một tháng ra mắt người dùng?
Ông Hà Trung Kiên: Tôi rất vui mừng khi thông báo, mạng xã hội Gapo mới đây đã cán mốc 1 triệu người dùng sau khoảng một tháng vận hành chính thức. Mỗi sáng khi chúng tôi thức dậy, các con số đều tăng trưởng rất rất nhanh. Do đó, đội ngũ nhân sự của Gapo đang gấp rút được mở rộng thêm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – song song với tốc độ tăng trưởng của sản phẩm.
Chiến lược của Gapo là lấy người dùng làm trọng tâm phát triển. Chúng tôi hiểu bản chất của một mạng xã hội là sự kết nối và luôn nỗ lực để tạo ra những tính năng thú vị, nội dung hấp dẫn người dùng chia sẻ và mời bạn bè cùng nhau trải nghiệm. Thực tế, đã có rất nhiều người nổi tiếng tạo tài khoản và mời bạn bè cùng tham gia những thử thách trên mạng xã hội Gapo.
Một triệu người dùng có phải là thành tựu lớn nhất của mạng xã hội Gapo ở thời điểm này, thưa ông?
Ông Hà Trung Kiên: Với tôi, con số chỉ là con số. Thật ra, điều khiến tôi tự hào nhất cho tới thời điểm hiện tại chính là đội ngũ nhân sự phát triển Gapo. Công bằng mà nói, với bất cứ đội ngũ nào, mạng xã hội luôn là một sản phẩm khó, đòi hỏi sự tập trung cao, cũng như cường độ làm việc căng thẳng. Trong một tháng qua, đội ngũ Gapo đã thực sự bước qua vùng an toàn của bản thân để ăn ngủ với sản phẩm, thách thức giới hạn và khao khát tạo ra sản phẩm đẳng cấp.
Thời điểm mới ra mắt, rất nhiều người quan tâm và đón nhận Gapo một cách hào hứng. Đội ngũ của chúng tôi phải trực chiến liên tục, thường xuyên ăn tối vào lúc 3h sáng và ngủ tại công ty hàng tuần để khắc phục những sự cố do số lượng người truy cập và tạo tài khoản trên Gapo tăng theo cấp số nhân. Mệt mỏi có, căng thẳng có, thậm chí là cả những cuộc tranh cãi nảy lửa, nhưng cuối cùng, không ai trong chúng tôi bỏ cuộc.
Ông có nhắc đến vấn đề sự cố, cụ thể đó là sự cố gì, thưa ông Kiên? Và đội ngũ Gapo đã giải quyết bài toán ấy thế nào?
Ông Hà Trung Kiên: Cá nhân tôi không nhìn nhận đó là sự cố. Ở Gapo, chúng tôi coi đó là dấu mốc để sản phẩm trở nên hoàn thiện và sắc bén hơn. Như tôi đã đề cập trước đó, sau 2 ngày ra mắt, Gapo có hơn 200.000 người dùng. Với số lượng lớn người dùng truy cập, đăng ký tài khoản trên Gapo cùng lúc, chúng tôi đã phải làm việc với 200% công suất để nâng cấp hệ thống liên tục.
Nhưng hơn hết, với tinh thần của một startup, chúng tôi chấp nhận tất cả những sự cố, những rủi ro, thậm chí những lời chê bai, bình luận tiêu cực. Bởi đó cũng chính là cơ hội để chúng tôi biết người dùng thực sự có nhu cầu gì, mong muốn gì để đáp ứng. Vì lẽ đó, cá nhân tôi vẫn luôn tâm đắc câu nói của nhà đồng sáng lập Apple – ngài Steve Jobs: Hãy luôn khát khao, hãy luôn dại khờ!
Qua câu chuyện trên, có thể thấy công nghệ là một phần tất yếu của bất kì mạng xã hội nào. Nhân đây, mong ông có thể chia sẻ những dấu ấn công nghệ Việt Nam ở mạng xã hội Gapo?
Ông Hà Trung Kiên: Công nghệ chắc chắn là phần tất yếu của bất cứ mạng xã hội nào, chứ không riêng ở Gapo. Ở đây, Gapo được phát triển và vận hành bởi các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam – những người dù còn rất trẻ về tuổi đời, nhưng tài năng và vô cùng nhiệt huyết.
Các công nghệ mà Gapo đã và đang ứng dụng rất đa dạng, từ ứng dụng AI để đưa tới cho người dùng những nội dung cá nhân hóa, cho đến công nghệ xử lý hình ảnh giúp những bức ảnh người dùng đăng lên trở nên lung linh và cá tính hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đầu tư mạnh mẽ vào phần hạ tầng để đáp ứng lượng truy cập lớn, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Ở thời điểm ra mắt, ông từng cho biết Gapo sẽ chia sẻ doanh thu với người dùng mạng xã hội. Vậy cụ thể, đó là thời điểm nào?
Ông Hà Trung Kiên: Chúng tôi dự kiến là vào năm 2020, Gapo sẽ triển khai hệ thống quảng cáo (monetization) khi lượng người dùng đủ lớn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào người dùng, bởi họ mới chính là trọng tâm. Không giống các mạng xã hội hiện nay để quảng cáo xuất hiện tràn lan, chúng tôi sẽ đảm bảo các nguồn thu của Gapo không gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Về vấn đề định danh tài khoản mà nhiều người đang quan tâm, Gapo sẽ bảo vệ và đảm bảo quyền lợi trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Sau khi đăng ký định danh tài khoản trên Gapo, người dùng không phải lo lắng về việc bị mất tài khoản hoặc người khác lấy tài khoản của bạn đi lừa đảo người thân.
Hệ thống chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ phục vụ tốt hơn, không chỉ đối với các cá nhân mà còn cả doanh nghiệp, KOLs, nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng có lượng người hâm mộ đông đảo.
Trong thời gian rất ngắn tới đây, người dùng định danh hoàn toàn có thể bật chức năng kiếm tiền nhờ vào sự sáng tạo về nội dung, thu hút được lượng tương tác cao đồng nghĩa với việc doanh thu mang lại sẽ cao. Chúng tôi sẽ thử nghiệm chức năng này cho khoảng 500 người dùng.
Ngay khi ra mắt, mạng xã hội Gapo đã được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng từ G-Capital. Khoản đầu tư này sẽ được giải ngân theo tiến độ như thế nào thưa ông?
Ông Hà Trung Kiên: G-Capital được biết đến là quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ và tài chính của G-Group. Quỹ đầu tư này tham gia đầu tư và hỗ trợ các công ty trong việc xây dựng chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng và gọi vốn cho các vòng đầu tư tiếp theo.
Với Gapo, số tiền 500 tỷ đồng sẽ được giải ngân trong vòng 2 năm đầu của dự án, mục tiêu đạt 50 triệu người dùng tới cuối năm 2021. Đây là một con số vô cùng lớn với một startup mới xuất hiện như Gapo, nhưng so với cuộc chơi mạng xã hội mang tính toàn cầu, từng ấy là chưa đủ. Cá nhân tôi tin rằng, để vươn tới thành công, chắc chắn tương lai Gapo sẽ cần tới nhiều nguồn lực khác trong xã hội.
Thực tế, các startup thường chết yểu và loay hoay trong quá trình phát triển, cân bằng nguồn thu và chi, nên đôi khi họ sẽ phải đi chậm lại và tìm cách tìm kiếm nguồn thu ngay cả khi sản phẩm chưa đủ độ chín.
Việc được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng từ G-Capital giúp chúng tôi phần nào tự tin tập trung vào việc xây dựng đội ngũ giỏi, phát triển sản phẩm và bám theo các kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Ngược lại, chúng tôi phải cam kết với nhà đầu tư về các KPI đạt được theo từng giai đoạn, sẽ tương đương cam kết giải ngân theo từng đợt của nhà đầu tư.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Mạng xã hội Gapo của Việt Nam được cam kết đầu tư 500 tỷ đồng trong ngày ra mắt
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bước vào giai đoạn vàng
Từ năm 2017 đến nửa đầu năm nay, lượng vốn đầu tư vào startup Việt Nam và số lượng giao dịch công nghệ đã tăng mạnh, trong đó, mảng bán lẻ và thanh toán hiện chiếm đến 60% các khoản đầu tư.
Tiki thâu tóm công ty bán vé trực tuyến TicketBox
Sau khi sáp nhập, TicketBox vẫn hoạt động độc lập, Tiki sẽ hỗ trợ về con người và nguồn vốn.
Zalo ra mắt tính năng đặt homestay, khách sạn
Zalo Hotel ra đời từ kết hợp giữa Zalo với Booking.com - nền tảng đặt phòng khách sạn quy mô toàn cầu. Tính năng này cho phép người dùng đặt phòng khách sạn, homestay trên khắp Việt Nam.
Appota gia nhập thị trường thương mại điện tử
Appota Group, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số tại Việt Nam đã chính thức gia nhập hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.