Diễn đàn quản trị
Cú chuyển hướng chiến lược của Gimo
Từ một giải pháp tài chính đơn lẻ, Gimo đang chuyển mình thành hệ sinh thái phúc lợi, giúp doanh nghiệp chăm lo cho người lao động toàn diện hơn.
Công ty CP Gimo vừa có bộ nhận diện mới, khẳng định định vị là nền tảng phúc lợi toàn diện với mục tiêu phục vụ 1 triệu người lao động thu nhập vừa và thấp vào năm 2026.
Theo ông Nguyễn Anh Quân, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Gimo, sự thay đổi này không chỉ thể hiện ở bộ nhận diện hay quy mô tổ chức mà còn ở tư duy lãnh đạo và chiến lược phát triển, hướng tới việc tạo ra những giá trị bền vững cho người lao động.

Khởi sự
Gimo vừa công bố bộ nhận diện mới, đánh dấu bước chuyển từ một giải pháp tài chính sang hệ sinh thái phúc lợi. Điều gì khiến ông quyết định đây là thời điểm thích hợp?
Ông Nguyễn Anh Quân: Tháng 11 tới tròn 5 năm Gimo ra mắt. Từ khởi đầu với dịch vụ nhận lương linh hoạt, chúng tôi đã phát triển thành nền tảng công nghệ tài chính phục vụ gần 700.000 người lao động và hợp tác với gần 150 doanh nghiệp. Đây là lúc chúng tôi khép lại "chương đầu tiên" – gia nhập thị trường – để bước sang giai đoạn mới với tầm nhìn dài hạn hơn: xây dựng hệ sinh thái phúc lợi toàn diện.
Vậy trong 5 năm qua, Gimo đã trải qua những thách thức và cơ hội như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Quân: Có thể gói gọn 5 năm qua của Gimo bằng hai từ "đáng nhớ" và "đáng trân trọng".
Khi Gimo vừa ra mắt, Covid-19 ập đến, các biện pháp giãn cách xã hội khiến việc di chuyển và gặp gỡ khách hàng tiềm năng trở nên cực kỳ hạn chế. Việc huy động vốn cũng không dễ dàng trong bối cảnh nguồn vốn mỏng, đội ngũ còn rất non trẻ, chỉ khoảng 4-5 người, tuyển dụng khó khăn.
May mắn là sang năm thứ hai chúng tôi phát triển rất nhanh. Năm 2022, thị trường bắt đầu hưng phấn trở lại, chúng tôi xác định tập trung phục vụ người lao động trong khối nhà máy. Chính chiến lược đó đã giúp Gimo duy trì một bước đi bền bỉ và đúng hướng trong 5 năm qua.
Hai năm tiếp theo, nền kinh tế suy thoái. Năm nay, đủ các thử thách từ AI đến thay đổi thuế quan. Không có năm nào thiếu thử thách nhưng mỗi thử thách lại là một bài kiểm tra cho doanh nghiệp, buộc chúng tôi phải bình tĩnh để tìm ra hướng đi tiếp theo.
Chẳng hạn, sau khi gọi vốn thành công hơn 17 triệu USD năm 2023, ban lãnh đạo Gimo quyết định phải làm lại chiến lược khi nhận thấy tình hình suy thoái kinh tế đang đến gần. Chúng tôi đi chậm lại, đảm bảo quản trị rủi ro và duy trì sức cạnh tranh thay vì tiếp tục tăng tốc bằng chi phí cao như trước.
Điều đặc biệt đáng trân trọng - đó là con người và văn hóa ở Gimo. Chúng tôi may mắn xây dựng được một tập thể đội ngũ tài năng, bền bỉ và cùng chung tầm nhìn.
Vì sao Gimo lại đưa ra quyết định tập trung phục vụ nhóm doanh nghiệp sản xuất?
Ông Nguyễn Anh Quân: Ban đầu, chúng tôi tiếp cận ngành bán lẻ nhưng phản hồi không như kỳ vọng. Mãi đến khi gặp các công ty sản xuất, đặc biệt là nhà máy có đông công nhân, chúng tôi mới thấy được mức độ quan trọng của giải pháp. Họ chia sẻ rằng nhiều lao động vay tín dụng đen, bị khủng bố qua điện thoại, và khi không trả được nợ thì bỏ việc, khiến doanh nghiệp phải liên tục tìm người thay thế. Chúng tôi nhận thấy rằng giải quyết vấn đề này không chỉ giúp người lao động mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất duy trì được lực lượng lao động ổn định.

Gimo tập trung phục vụ các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động, thông thường từ 1.500 - 2.000 người trở lên, đã hoạt động ổn định trên 5 năm. Những doanh nghiệp này cũng cần đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động, không có tranh chấp hay vấn đề về chi trả lương cho người lao động.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Gimo phục vụ chỉ hơn 150 nhưng đều là những đơn vị hàng đầu trong ngành với quy mô lao động rất lớn, có nơi lên đến 25.000 người. Điểm chung của họ là có tư duy quản trị hiện đại, vận hành bài bản, tạo điều kiện thuận lợi cho Gimo triển khai dịch vụ đến người lao động một cách hiệu quả.
Trong giai đoạn đầu đầy khó khăn ấy, Gimo đã phá băng như thế nào?
Ông Nguyễn Anh Quân: Thách thức đầu tiên mà Gimo gặp phải là xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng. Vấn đề này rất quan trọng, bởi khi vào một công ty, người ta cần biết liệu Gimo có thể thực hiện được những gì đã cam kết hay không.
Gimo đã tiếp cận thách thức này bằng chiến lược "mưa dầm thấm lâu" - kiên trì và bền bỉ chứng minh giá trị thật của mình thông qua cách mà Gimo làm việc và chia sẻ với khách hàng, người dùng và cộng động mà chúng tôi phục vụ. Từ những ngày đầu, Gimo luôn cam kết về sự minh bạch và trách nhiệm trong mô hình hoạt động hợp pháp, không phải là tín dụng đen trá hình. Qua thời gian, họ hiểu được giá trị của Gimo cũng như cách mà Gimo triển khai hoạt động - niềm tin được xây dựng và gìn giữ. Từ đó, những khách hàng quy mô lớn và rất lớn bắt đầu tin tưởng và ký kết dịch vụ với Gimo, mở ra nhiều cơ hội mới.
Không có yếu tố "go global" (kinh doanh quốc tế), thị trường nhiều biến động và doanh nghiệp sản xuất cũng thường chịu ảnh hưởng trong các giai đoạn khủng hoảng như Covid và hiện nay là thuế quan. Vậy điều gì ở Gimo khiến các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng chục triệu USD, ngay cả trong giai đoạn suy thoái hậu Covid?
Ông Nguyễn Anh Quân: Tôi nghĩ, các nhà đầu tư quyết định xuống tiền vào Gimo nhờ vào ba yếu tố chính. Thứ nhất, đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn rõ ràng và khả năng thực thi hiệu quả. Chúng tôi chứng minh được mô hình hoạt động và sự tăng trưởng ổn định, bên cạnh việc xây dựng nền tảng công ty bài bản từ các yếu tố như báo cáo tài chính minh bạch và quản trị chặt chẽ.
Thứ hai, thị trường đầu tư tại Việt Nam có tiềm năng lớn so với các quốc gia trong khu vực. Việt Nam, sau Indonesia, là thị trường đông dân và đang dần thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt khi các thị trường khác như Philippines đã bão hòa.
Cuối cùng, Gimo tạo ra tác động xã hội rõ rệt. Mặc dù là một startup công nghệ tài chính, Gimo không chỉ hướng đến lợi nhuận mà còn đóng góp vào tài chính toàn diện, giúp tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhóm người lao động yếu thế như thu nhập thấp, vùng núi và lao động phổ thông. Chúng tôi luôn tuân thủ các quy định về ESG, tạo tác động xã hội và có báo cáo chi tiết.

Chuyển mình và định hướng tương lai
Nhận lương linh hoạt có thể trở thành "giải pháp tạm bợ" nếu người lao động lạm dụng. Gimo giải quyết vấn đề này thế nào?
Ông Nguyễn Anh Quân: Nhận lương linh hoạt là một giải pháp hữu ích trong ngắn hạn, đặc biệt khi người lao động cần gấp một khoản tiền cho những tình huống khẩn cấp như con ốm hay xe hỏng giữa đêm. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn chỉ dừng lại ở một dịch vụ ngắn hạn. Gimo đang phát triển hệ sinh thái phúc lợi bao gồm giáo dục tài chính, quản lý chi tiêu (qua tính năng Sổ thu chi), và các tiện ích khác như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe.
Điều cốt lõi mang tính bền vững mà chúng tôi hướng tới là giúp người lao động nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý tài chính. Khi họ hiểu rõ bản chất các khái niệm như Nhận lương linh hoạt, vay ngân hàng và cả tín dụng đen thì họ sẽ biết cách lựa chọn sản phẩm phù hợp để tránh rơi vào vòng xoáy tiêu dùng ngắn hạn.Lúc này, nhận lương linh hoạt chỉ còn là một phương tiện hỗ trợ, không phải chiếc “phao cứu sinh” duy nhất.
Đó cũng là lý do chúng tôi tái định vị thương hiệu, bước vào “chương 2” – xây dựng một nền tảng phúc lợi toàn diện. Ngoài Nhận lương linh hoạt, Gimo đang phát triển thêm nhiều dịch vụ như chấm công, phúc lợi linh hoạt, chăm sóc sức khỏe, tư vấn và giáo dục tài chính, thanh toán tiện ích... Chúng tôi cũng đang mở rộng mạng lưới đối tác với ngân hàng, công ty bảo hiểm, đơn vị cung cấp phúc lợi để tạo ra giá trị đa tầng cho người lao động.
Gimo thực hiện việc giáo dục tài chính cho người lao động ra sao?
Ông Nguyễn Anh Quân: Năm 2024, Gimo triển khai giai đoạn đầu của chương trình giáo dục tài chính trên các nền tảng mạng xã hội, với những hoạt động như cuộc thi “Tiêu khôn – Giữ khéo”. Người lao động được khuyến khích ghi chép và chia sẻ thói quen chi tiêu cá nhân, từ đó nâng cao nhận thức về quản lý tài chính. Các hoạt động này nhận được sự hưởng ứng tích cực, thể hiện sự quan tâm ngày càng rõ rệt của người lao động đến việc cải thiện sức khỏe tài chính cá nhân.
Đầu năm nay, Gimo ra mắt tính năng Sổ thu chi Gimo trên ứng dụng, cho phép người lao động ghi lại các khoản chi tiêu hằng ngày. Với mỗi lần ghi chép, họ sẽ được tích điểm thưởng và đổi lấy các nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm, đường… Đây là một hình thức khuyến khích người dùng chủ động theo dõi dòng tiền, từng bước xây dựng thói quen kiểm soát chi tiêu hợp lý.
Trong giai đoạn hai, Gimo đang tìm kiếm đối tác chuyên môn để xây dựng các khóa học về giáo dục tài chính cá nhân, tích hợp trực tiếp vào ứng dụng. Mục tiêu là giúp người lao động không chỉ tiếp cận các giải pháp tài chính linh hoạt mà còn từng bước nâng cao năng lực tài chính cá nhân một cách bài bản và bền vững.

Ông có nghĩ đến một ngày sẽ phải cạnh tranh với những bên lớn có nguồn lực tài chính mạnh như ngân hàng, bảo hiểm…?
Ông Nguyễn Anh Quân: Gimo đã từng suy nghĩ đến khả năng này. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận câu chuyện này theo một góc độ tích cực hơn rất nhiều. Trước hết, nếu các ngân hàng hay công ty bảo hiểm quyết định tham gia và phục vụ nhóm khách hàng ở phân khúc dưới chuẩn, đó thực sự là một điều đáng mừng và may mắn. Thị trường Việt Nam có khoảng 70% người lao động thuộc nhóm "underbank" - có tài khoản ngân hàng nhưng chưa được phục vụ đầy đủ bởi hệ thống ngân hàng và tín dụng.
Việc này không chỉ giúp thị trường phát triển mà còn giúp đẩy cả hệ sinh thái tài chính đi lên. Khi các đơn vị lớn tham gia, thị trường sẽ phát triển và Gimo sẵn sàng hợp tác để cùng mở rộng và đem lại nhiều giải pháp tài chính nhân văn.
Gimo cạnh tranh như thế nào khi không phải là cái tên duy nhất trong mảng ứng lương?
Ông Nguyễn Anh Quân: Thay vì lo lắng đối thủ đang làm gì và ám ảnh với việc chạy đua với họ, chúng tôi lựa chọn ám ảnh với các vấn đề của thị trường, của người dùng hay khách hàng và bền bỉ xây dựng giải pháp tốt hơn mỗi ngày. Chúng tôi có chiến lược và mục tiêu rõ ràng, tập trung vào việc thực hiện chiến lược đó một cách kiên định.
Với sự chuyển mình sau 5 năm, Gimo có đặt ra mục tiêu cụ thể nào trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Anh Quân: Chúng tôi kỳ vọng phục vụ 1,5 triệu người lao động vào năm 2026, đồng thời mở rộng sang các ngành như FMCG, bán lẻ, và công nghệ. Gimo cũng hướng đến có lợi nhuận vào 2026, với lộ trình tăng trưởng bền vững, cân bằng giữa mở rộng và quản trị rủi ro.
Với những chính sách vĩ mô và hỗ trợ đổi mới của Đảng và Chính phủ trong thời gian gần đây, nổi bật với Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân hay Nghị định 94 về thử nghiệm cho vay ngang hàng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước, tôi tin tưởng hành trình phía trước của Gimo sẽ có nhiều tiềm năng phát triển đột phá.
Xin cảm ơn ông!
3 cơ hội của GIMO trong thời kinh tế số
Gimo chuyển mình với bộ nhận diện thương hiệu mới
Gimo định vị mình là mô hình nền tảng phúc lợi toàn diện, hướng đến phục vụ 1 triệu người lao động có thu nhập vừa và thấp trong năm 2026.
Startup ứng lương GIMO nhận vốn hơn 17 triệu USD
Phía GIMO cho biết, nguồn vốn mới sẽ giúp công ty phát triển thêm nhiều sản phẩm và sáng kiến hướng tới cộng đồng, giúp người lao động phổ thông tránh được rủi ro bẫy nợ và tín dụng đen, đồng thời khởi động các chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ người lao động yếu thế.
Startup ứng lương Gimo huy động thành công 4,6 triệu USD
Startup Gimo tham vọng sẽ phát triển một nền tảng tài chính số giúp người lao động quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, không chỉ nhận lương linh hoạt mà còn có thể chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.
5 bài học làm truyền thông nội bộ từ Bác Hồ
Từ cách Bác Hồ khen đúng người, nêu gương đúng lúc đến quan điểm về tuyên truyền, mỗi chi tiết đều là bài học giá trị cho công tác truyền thông nội bộ trong tổ chức.
Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
Bước ngoặt sống còn của doanh nghiệp gia đình thời tư nhân trỗi dậy
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp gia đình của Việt Nam.
Bình dân hóa quản trị số
Trong khi quản trị số được xem là động lực tăng trưởng đất nước, thì tại nhiều doanh nghiệp, khoảng 70% các nhà quản trị vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Doanh nghiệp bất động sản quay lại huy động vốn trái phiếu
FiinRatings dự báo nhóm doanh nghiệp bất động sản nhiều khả năng sẽ có kế hoạch phát hành trái phiếu nhiều hơn trong năm nay.
Hà Nội chốt 148 dự án làm nhà ở thương mại thí điểm theo Nghị quyết 171
148 dự án, khu đất tại Hà Nội với tổng diện tích khoảng 840ha được thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại theo Nghị quyết 171 của Quốc hội.
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
Trải qua 29 năm xây dựng và phát triển, ROX Group đã không ngừng nỗ lực và đạt nhiều thành tựu trong việc kiến tạo hệ giá trị thuận ích, cùng hàng ngàn cán bộ nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng vun bồi một cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nghị quyết 68 đang kích hoạt những thay đổi chưa từng có
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích những tín hiệu tích cực từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, kỳ vọng vào bước chuyển thực chất của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Khu công nghiệp phía Nam sông Hồng dậy sóng
Các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đang đứng trước cơ hội trở thành điểm đến mới của dòng vốn đầu tư bất động sản khu công nghiệp.
Cú chuyển hướng chiến lược của Gimo
Từ một giải pháp tài chính đơn lẻ, Gimo đang chuyển mình thành hệ sinh thái phúc lợi, giúp doanh nghiệp chăm lo cho người lao động toàn diện hơn.
Giá vàng hôm nay 20/5: SJC 'đứng nhìn' đợt rút vốn lớn nhất lịch sử khỏi các quỹ ETF vàng
Giá vàng hôm nay 20/5 được giữ nguyên ở vàng miếng và vàng nhẫn SJC giữa bối cảnh đợt rút vốn lớn nhất lịch sử khỏi các quỹ ETF vàng trong tháng 4.