Khởi nghiệp

Cuộc đua tới đáy của các ứng dụng gọi xe tại Việt Nam

Việt Hưng Thứ hai, 18/03/2019 - 15:22

Tại Việt Nam, các ứng dụng gọi xe dường như đang lâm vào cuộc đua cùng đưa nhau về đáy. Tất cả cùng tung khuyến mại, cùng giảm giá, cho tới khi nào không thể chịu được áp lực tài chính nữa, thì sẽ phải "bật bãi".

Thông tin từ Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2018 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xây dựng cho hay, có tới 81% người dân Việt chưa từng sử dụng ứng dụng gọi xe trên thiết bị di động. Như vậy, dù cạnh tranh khốc liệt, nhưng các ứng dụng gọi xe công nghệ ở Việt Nam cũng mới chỉ thu hút tới 19% người dùng.

Theo đó, một trong những lý do chính khiến nhiều người chưa sử dụng dịch vụ gọi xe là giá dịch vụ chưa thực sự hợp lý. Thông tin này phần nào trùng khớp với diễn biến cuộc chiến cạnh tranh về giá đang xảy ra tại thị trường gọi xe nước nhà.

Thời gian gần đây, khi sân chơi này ngày càng xuất hiện nhiều hơn các ứng dụng gọi xe cả nội lẫn ngoại, như: FastGo tham gia vào tháng 6/2018, Go-Viet tham gia vào tháng 9/2018, be tham gia vào tháng 12/2018... thì tâm điểm của sự chú ý đều đổ dồn vào cuộc đua giảm giá cước trên mỗi chuyến đi của các hãng.

Go-Viet - ứng dụng được hậu thuẫn bởi Go-Jek ngay khi ra mắt thị trường TP. HCM đã áp dụng khuyến mại 5.000 đồng/cuốc dưới 8 km. Vài tuần sau, đơn vị này nâng giá lên 10.000 đồng/cuốc cho mọi chuyến đi.

Đáp trả lại, Grab tung nhiều khuyến mại giảm giá tới 25.000 đồng/chuyến. Tức là nếu khách đi Go-Viet tối thiểu mất 10.000 đồng, thì khách của Grab có thể đi các chuyến xe miễn phí. Kéo theo đó là rất nhiều những màn cạnh tranh về giá khác trong thời gian dài, và vô hình trung là người dùng được hưởng lợi, nếu nhìn vào bề nổi của vấn đề.

Ở phần chìm, các ứng dụng gọi xe dường như đang lâm vào cuộc đua cùng đưa nhau về đáy. Tất cả cùng tung khuyến mại, cùng giảm giá, cho tới khi nào không thể chịu được áp lực tài chính nữa, thì sẽ phải "bật bãi".

Điển hình như Grab, gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2014, công ty này cho biết đầu tư khoảng 100 triệu USD - tương đương 2.300 tỷ đồng. Nhưng tính đến cuối năm 2018, Công ty TNHH Grab - đơn vị vận hành Grab Việt Nam đã lỗ lũy kế hơn 1.700 tỷ đồng. 

Tất nhiên, không phải ứng dụng gọi xe nào tại thị trường nước ta cũng sở hữu tiềm lực tài chính lớn như Grab, đặc biệt là các ứng dụng gọi xe nội. Ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO FastGo từng khẳng định: "Nếu cứ chạy đua giảm giá, khuyến mãi như Grab, thì FastGo đã thua từ vạch xuất phát".

Cuộc đua tới đáy của các ứng dụng gọi xe tại Việt Nam
Theo CEO FastGo, nếu không tính các chương trình khuyến mại, thì giá dịch vụ gọi xe của FastGo hiện đang rẻ nhất trên thị trường

Vị CEO cho rằng, vẫn biết chính sách giá tốt là yếu tố quan trọng để các ứng dụng gọi xe thu hút khách hàng và chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần gọi xe. Nhưng giá tốt thôi là chưa đủ, bởi ngoài ra, các ứng dụng như FastGo còn cần phải có thêm yếu tố dịch vụ và tiện lợi.

Thực tế, theo ông Tuất, nếu không tính các chương trình khuyến mại, thì giá dịch vụ gọi xe của FastGo hiện đang rẻ nhất trên thị trường. "Cùng thời điểm và quãng đường, ứng dụng nào rẻ hơn FastGo, FastGo đền tiền gấp 3 phần chênh", CEO này nhấn mạnh.

Được biết, FastGo đã và đang có chiến lược riêng. Đó là việc duy trì mức giá ổn định không tăng giá giờ cao điểm, không tăng giá khi thời tiết thay đổi kể từ khi phát hành cho tới nay. Đồng thời công ty cũng xác định, gọi xe là một cuộc chơi lâu dài, vạch lộ trình 3 năm để vươn mình. Bởi thực tế, cùng thời điểm với FastGo có nhiều ứng dụng gọi xe của Việt Nam đã ra mắt, nhưng chỉ vài tháng sau đã phải rời bỏ cuộc chơi.

Trước đó, ông Nguyễn Hữu Tuất cũng từng chia sẻ về câu chuyện Grab thường xuyên tăng giá vào giờ cao điểm. Theo vị CEO, đây là cơ hội dành cho FastGo. Bởi vào giờ cao điểm, ứng dụng này chỉ áp dụng mức giá bằng 2 phần 3 so với Grab.

“Rõ ràng, mức giá của FastGo hấp dẫn hơn. Bài toán đặt ra với chúng tôi là làm thế nào để đối tác lái xe chấp nhận đón những cuốc đó? FastGo phải cân bằng 2 việc, quyền lợi của lái xe trong giờ cao điểm và quyền lợi của khách hàng, CEO FastGo cho hay.

Do đó, để giải bài toán này, ông Tuất cho biết, về phần tài xế, Grab có thể tăng gấp rưỡi, nhưng thu chiết khấu gần 30%, trong khi FastGo không thu phí. Và để tài xế không bị thiệt thòi, FastGo đưa ra hình thức tips để khách hàng có thể trả thêm cho lái xe. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, khách hàng sẽ được chủ động quyết định trả bao nhiêu cho cuốc xe, cũng như chủ động sử dụng dịch vụ, thay vì phải dùng giá cao như hiện tại.

Trên thị trường, FastGo hiện cung cấp dịch vụ gọi xe ô tô gồm FastCar, JustGo và FastTaxi, dịch vụ xe hai bánh FastBike Pro. Sau 9 tháng ra mắt, FastGo hiện có gần 1 triệu khách hàng tải về ứng dụng, với 60.000 đối tác lái xe đăng ký tham gia.

Cuối năm 2018, FastGo đã đánh dấu bước tiến ra thị trường quốc tế khi ra mắt sản phẩm ở Myanmar vào ngày 28/12/2018 và mục tiêu trở thành Top 2 thị trường Đông Nam Á trong thời gian tới.

Để thực hiện tham vọng này, trước đó, FastGo tuyên bố đang gọi vốn 50 triệu USD và dự kiến sẽ hoàn tất trong quý 1 năm 2019. Tháng 8/2018, ứng dụng này công bố nhận vốn đầu tư từ quỹ Vinacapital Ventures, một quỹ đầu tư quy mô 100 triệu USD mới ra mắt. Theo một nguồn tin thân cận, số tiền FastGo nhận được khoảng 3 triệu USD.

FastGo - những bước chân thần tốc

FastGo - những bước chân thần tốc

Khởi nghiệp -  5 năm
Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph
FastGo - những bước chân thần tốc

FastGo - những bước chân thần tốc

Khởi nghiệp -  5 năm
Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph
FastGo thu cũ đổi mới mũ bảo hiểm cho tài xế

FastGo thu cũ đổi mới mũ bảo hiểm cho tài xế

Khởi nghiệp -  5 năm

Phía FastGo cho biết, chỉ trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch đã có hơn 1.000 mũ bảo hiểm các loại của các tài xế "xe ôm công nghệ" được đổi mới.

FastGo chính thức tiến vào thị trường gọi xe 2 bánh

FastGo chính thức tiến vào thị trường gọi xe 2 bánh

Khởi nghiệp -  5 năm

CEO FastGo là ông Nguyễn Hữu Tuất cho biết, điểm khác biệt của FastBike Pro là sẽ tập trung vào dịch vụ chuyên nghiệp, lái xe phải trải qua quá trình tuyển dụng chặt chẽ, đánh giá về đạo đức, thái độ và sử dụng đời xe cao cấp.

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD

Doanh nghiệp -  5 năm

Thị trường gọi xe của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD và được dự báo, tới năm 2025 sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Ứng dụng gọi xe FastGo lên tiếng trong vụ Vinasun kiện Grab

Ứng dụng gọi xe FastGo lên tiếng trong vụ Vinasun kiện Grab

Doanh nghiệp -  6 năm

Lấy dẫn chứng về giá cước, các thức ghi nhận doanh thu, FastGo cho rằng Grab trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng và coi các đối tác lái xe là người cung cấp dịch vụ thuê cho Grab.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  11 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  19 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  20 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  20 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  20 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.