Tiêu điểm
Việt Nam giảm gần 90% xuất khẩu sang Nga, Ukraine
Trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột Nga - Ukraine, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường này đã sụt giảm tới gần 90%.
Với độ mở lớn, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, Việt Nam không tránh khỏi bị ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Bởi cả hai đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á – Âu. Nếu xét về kim ngạch thương mại với Việt Nam trong khu vực này, Nga xếp vị trí thứ 1 và Ukraine xếp ở vị trí thứ 6.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine đạt 6,2 tỷ USD, chiếm 0,93% trong tổng kim ngạch của Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.
Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 5,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2020. Vì vậy, trước cuộc xung đột, Nga là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 24 của Việt Nam, và là nguồn nhập khẩu lớn thứ 19 của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN, đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC.
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may. Ba nhóm hàng này chiếm khoảng 58% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga.
Tuy nhiên, dường như doanh nghiệp xuất khẩu chè và cà phê lại ‘đau đầu’ nhất khi lượng hàng sang Nga chiếm khá đáng kể lần lượt 9% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ở các nhóm hàng nhập từ Nga, than, sắt thép và phân bón đang dẫn đầu và chiếm hơn 50%.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine tạo nên thách thức lớn cho thị trường than và phân bón khi lượng hàng được nhập từ Nga khá lớn chiếm 12% và 10% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trong khi đó, Ukraine là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 54 và là nguồn nhập khẩu lớn thứ 43 của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Ukraine đạt 0,72 tỷ USD, tăng 51% so với năm 2020.
Lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường này không lớn, trong đó chủ yếu xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện, nhập khẩu lúa mỳ.
Tác động tức thì từ cuộc xung đột Nga - Ukraine
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ ngày 24/2/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với 2 thị trường này đã sụt giảm rất mạnh.
Đối với Nga, trong tháng 3 năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm sâu 74% so với tháng 2 và giảm 86% so với tháng 1 (tương đương thiệt hại gần 280 triệu USD). Còn nhập khẩu giảm 43% so với tháng 1. Điều này cho thấy tác động tức thì của cuộc xung đột Nga – Ukraine đến Việt Nam không hề nhỏ.
Còn với Ukraine, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi kim ngạch tháng 3 ‘rớt’ tới 89% so với tháng trước đó, cùng 96% so với tháng 1 năm nay và tháng 3/2021 (tương đương ‘mất’ 30 triệu USD). Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu tháng 3 lại tăng đột biến tới 6 lần so với tháng đầu năm nay và tăng 19% so với tháng 3/2021.
Nhiều chuyên gia cho rằng những ảnh hưởng trên chỉ là khởi đầu, tác động gián tiếp của cuộc xung đột Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU với Nga đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn sâu rộng hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hiện nay còn quá sớm để có thể đánh giá những tác động trung và dài hạn trong căng thẳng hai nước đến quan hệ thương mại với Việt Nam.
Hệ lụy gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Như với ngành thủy sản, mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã thông tin, “Nga chỉ chiếm chưa tới 2% thị phần thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, còn Ukraine là 0,3%. Như vậy, sụt giảm về doanh thu ở 2 thị trường này không đáng kể. Tuy nhiên, hệ lụy gián tiếp từ xung đột Nga – Ukraine với doanh nghiệp Việt lại không nhỏ. Cuộc xung đột khiến giá dầu mỏ tăng, kéo theo giá xăng dầu tăng, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, xuất khẩu. Nhiều ngư dân cho tàu nằm bờ, thậm chí còn bán tàu, bỏ nghề”.
"Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và Ukraine lượng hàng hoá không lớn nhưng có sự lan tỏa ra khu vực liên minh Á-Âu là thị trường Việt Nam đã ký FTA. Do đó, sự đứt gãy hoạt động thương mại sẽ tác động đến cả những thị trường liên quan khác”, TS. Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã nhận định trong bài viết trên báo Chính phủ.
Điển hình như kim ngạch nhập khẩu gỗ trực tiếp từ Nga không lớn chỉ khoảng 2% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ. Tuy vậy, Việt Nam nhập khẩu gỗ khá lớn từ châu Âu với nguyên liệu gỗ của Nga.
Hay như mặt hàng xăng dầu, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam với 2 thị trường này không lớn, nhưng giá xăng dầu bị đẩy lên cao do cuộc xung đột đã khiến giá trị nhập siêu mặt hàng này của Việt Nam cũng sẽ tăng. Ông Lâm cho biết trong những năm nay, nước ta nhập siêu khoảng 6 tỷ USD đối với mặt hàng xăng dầu.
Trong khi đó, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra chưa được khắc phục thì cuộc xung đột Nga – Ukraine và những cấm vận liên quan càng làm trầm trọng hơn. Việc giao nhận hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Nga và các quốc gia lận cận bị chậm, chi phí vận chuyển tăng cao, làm tăng chi phí.
Đáng chú ý, cả Nga và Ukraine đều là 2 nhà cung cấp lớn những vật liệu quan trọng để sản xuất các nguyên phụ liệu cấu thành các thiết bị điện tử như niken, neon, krypton, nhôm và palladium... nên những hạn chế từ cuộc xung đột giữa 2 bên có thể gây gián đoạn chuỗi sản xuất thiết bị điện tử.
Mặc dù Việt Nam không nhập khẩu những vật liệu này trực tiếp từ Nga và Ukraine, nhưng lại mua từ Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thiết bị điện tử của Việt Nam.
Trong khi đó, nhóm hàng này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Như nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện đã có giá trị xuất khẩu tới gần 110 tỷ USD trong năm 2021.
Ngoài ra, theo ông Lâm, khi đồng rub mất giá cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu và ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt. Việc Nga bị loại khỏi hệ thống của SWIFT cũng gây ra tác động nhất định.
Do đó, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng trước mắt sẽ không ảnh hưởng nhiều tới kim ngạch xuất khẩu nhưng về lâu dài, điều này sẽ tác động tới tâm lý và giao dịch thương mại của doanh nghiệp, các khách hàng có hoạt động đầu tư, giao thương với Nga.
Mặt khác, Bộ Công thương đã nhấn mạnh tới các mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian tới từ cuộc xung đột gồm khí đốt, dầu mỏ, lúa mỳ, nhôm, nickel, ngô... Do đó nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài có thể khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam gặp khó khăn về nguồn cung các nguyên, nhiên liệu này trong vài năm tới.
Bên cạnh đó, chiến tranh tại Ukraine nếu còn kéo dài sẽ khiến nền kinh tế của Ukraine bị ảnh hưởng mạnh và sẽ tập trung xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Do đó, thương mại giữa Việt Nam và Ukraine khó có tăng trưởng trong khoảng 1-2 năm tới.
Nhận diện những ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine đến kinh tế toàn cầu
Từng quốc gia châu Á được mất thế nào từ cuộc chiến Nga – Ukraine?
Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), cuộc chiến Nga -Ukraine sẽ gây ảnh hưởng nặng đến lĩnh vực lương thực, du lịch và nguồn cung vũ khí của các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Xung đột Nga – Ukraine làm chao đảo thị trường khí đốt thế giới
Châu Âu có nhu cầu sử dụng thêm 50 tỷ mét khí đốt tự nhiên, nhưng giờ đây nguồn cung nguyên liệu này đang trở nên vô cùng eo hẹp.
Lạm phát có thể vượt 4% vì xung đột Nga – Ukraine
Theo dự báo của Dragon Capital dựa trên các kịch bản giá dầu theo diễn biến giữa Nga và Ukraine, lạm phát Việt Nam 2022 sẽ tiến sát đến ngưỡng mục tiêu 4%, và thậm chí có khả năng tăng cao hơn.
Nhà đầu tư miền Bắc 'săn hàng' căn hộ khu tây TP. HCM
Khu đô thị vệ tinh phía tây TP. HCM đang lọt tầm ngắm giới đầu tư phía Bắc trong bối cảnh giá bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM vận động trái chiều.
Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán
521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.
Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới
Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market
Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao
Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.
Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh
Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.