Leader talk
EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới
Để đón dòng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu, Việt Nam cần tập trung hơn vào các tiêu chí phát triển bền vững nền kinh tế, về năng lượng, lẫn chuỗi cung ứng.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định khi virus đã được dần kiểm soát, với EVFTA đã có hiệu lực và EVIPA sẽ sớm được thực hiện, Việt Nam có cơ hội thu hút một làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và cạnh tranh.
“Do đó, chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành, sửa đổi, và đơn giản hóa một số quy định để phù hợp với các điều khoản của EVFTA”.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên mới đây, đại diện EuroCham nhấn mạnh Việt Nam cần giải quyết 5 thách thức chính để khôi phục và phát triển trong trạng thái bình thường mới.
Thứ nhất là điện và năng lượng cho tương lai của Việt Nam hậu COP26.
Thủ tướng: Chính phủ, doanh nghiệp ‘đồng cam cộng khổ’ trong phục hồi
“Chúng tôi mong muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đường lối chính sách của Chính phủ Việt Nam tại COP26, với cam kết trung hòa phát thải carbon vào năm 2050 và loại bỏ sử dụng điện than”, vị này chia sẻ.
Tuy vậy, Dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện vẫn quy định nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch ở mức cao, cùng với công suất điện gió ngoài khơi khiêm tốn. “Sự thiếu quyết tâm này có thể dẫn đến chi phí sản xuất điện năng cao một cách không cần thiết”, ông Alain Cany nhấn mạnh.
Theo đó, kiến nghị tạm dừng phê duyệt nhà máy điện than mới trong quy hoạch điện sắp tới.
Ngoài ra, cho phép người tiêu dùng điện tiếp cận với năng lượng sạch thông qua các hợp đồng mua bán điện trực tiếp trong các chương trình thí điểm, và giảm bớt các rào cản quy định ban đầu với các nhà máy năng lượng sạch.
Ngoài ra, EuroCham cũng nhấn mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn – đã được áp dụng ở EU trong vài năm nay – như một điểm tham khảo mới cho việc sản xuất và tiêu dùng trong tương lai.
“Do đó, chúng tôi rất vui mừng khi Nghị định mới 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường vừa qua đã đề cập đến kinh tế tuần hoàn. Đây là một bước tiến hướng tới tương lai nhằm đưa Việt Nam trở thành một đối tác tiến bộ và bền vững và đáng tin cậy”, ông Alain Cany đánh giá.
Thứ hai là quy định nhập cảnh cho người nước ngoài.
Đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đánh giá cao và bày tỏ sự vui mừng với quyết định giảm thời gian cách ly bắt buộc khi nhập cảnh xuống còn 3 ngày, cũng như bãi bỏ các thủ tục phê duyệt áp dụng đối với người nước ngoài có thẻ cư trú, thị thực và giấy miễn thị thực hợp lệ.
Việc quay trở lại các quy định về thị thực trước đại dịch là điều cần thiết để mang dòng vốn FDI trở lại Việt Nam, và để đảm bảo rằng hàng chục nghìn doanh nghiệp quốc tế đã có mặt tại Việt Nam có thể tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới.
Thứ ba là du lịch. EuroCham nhấn mạnh Việt Nam cần tiến xa hơn và nhanh hơn trong việc mở cửa trở lại để có thể phát huy hết tiềm năng với tư cách là một trong những nước đi đầu về du lịch.
Tiểu ban Du lịch và nhà hàng, khách sạn kiến nghị các cơ quan chính sách, cơ quan quản lý liên quan đưa ra các quy định nhất quán về thẻ xanh cho du khách, mở cửa biên giới, mở cửa thường xuyên các chuyến bay dành cho công dân Việt Nam về nước.
Thứ tư là kỹ thuật số. “Chính phủ hiện đại là tiên phong định hướng dịch vụ công, vì vậy không có chỗ cho sự lãng phí nguồn lực hành chính, do đó cần tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ đơn giản hóa quy trình, giảm chi phí và cho phép đổi mới”, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.
Điện toán đám mây đóng một vai trò nhất định trong việc tạo ra các dịch vụ công tốt hơn và tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các ban ngành, theo đó khuyến nghị hợp tác công – tư để xây dựng điện toán đám mây cho các cơ quan chính phủ, áp dụng các chính sách ưu tiên đám mây thông minh và giảm chi phí.
Ngoài ra, EuroCham khuyến khích Việt Nam thúc đẩy các quy trình kỹ thuật số hiệu quả để trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế.
Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp kỹ thuật số châu Âu và toàn cầu, cũng như sự hội nhập của họ với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam.
Điều này có thể đạt được thông qua luật pháp, quy định và tiêu chuẩn ngành cho phép lưu chuyển và trao đổi dữ liệu tự do. Các quy định này phải tuân thủ các thông lệ kinh doanh kỹ thuật số quốc tế, bao gồm cả việc loại bỏ các yêu cầu về lưu trữ dữ liệu trong nước.
Cuối cùng là chăm sóc y tế. EuroCham và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu bày tỏ sự tích cực với Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 cho phép tiếp tục sử dụng đến 31/12/2022 những giấy đăng ký lưu hành thuốc đã hết hạn trong khoảng thời gian từ ngày nghị quyết có hiệu lực cho đến trước ngày cuối cùng của năm.
Việc áp dụng gia hạn này cần phải được thực hiện ngay, và doanh nghiệp không cần phải chờ có thêm các văn bản hướng dẫn hay bất kỳ thủ tục hành chính nào khác.
“Chúng tôi rất mong có sự hỗ trợ của Quốc hội và Chính phủ trong việc chỉ đạo để có sự thống nhất chung giữa các cơ quan liên quan để triển khai ngay và có thể áp dụng cho tất cả các loại thuốc, không chỉ những loại thuốc điều trị Covid-19”, đại diện EuroCham bày tỏ.
VCCI: Các giải pháp phục hồi kinh tế vững chắc sau dịch
EuroCham: Doanh nghiệp có thể rời đi nếu giãn cách kéo dài
Đại diện EuroCham cho biết nếu phong tỏa, giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài hơn nữa, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro, từ đó có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực.
EuroCham: EVFTA là công cụ quan trọng giúp chống lại khủng hoảng kinh tế
Bất chấp Covid-19, 6 tháng đầu năm, giá trị thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng gần 20% so với cùng kỳ nhờ EVFTA.
EuroCham đề xuất hợp tác công tư để đẩy nhanh chiến lược vắc xin
Với cách tiếp cận mới bằng vắc xin, Việt Nam có thể lặp lại những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế.
EuroCham đề xuất cho phép doanh nghiệp tự tiêm chủng cho nhân viên
Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đề xuất khai thác sức mạnh của khối doanh nghiệp tư nhân, cho phép các công ty tự bỏ chi phí để thực hiện tiêm chủng cho nhân viên.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.