Giáo sư kinh tế học hành vi giành Nobel 2017 cuối cùng

Quang Anh - 22:41, 09/10/2017

TheLEADERNhà kinh tế học người Mỹ Richard Thaler đã được trao giải Nô-ben kinh tế năm 2017 bởi những đóng góp của ông trong lĩnh vực kinh tế học hành vi, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố hôm nay.

Giáo sư kinh tế học hành vi giành Nobel 2017 cuối cùng
Giáo sư Richard Thaler. Ảnh: The National

Thaler đã mang đến làn gió mới cho kinh tế học “tâm lý”, nơi con người bị dẫn dắt một cách vô thức bởi lợi ích mà không chịu sự chi phối nào cả. Tư tưởng mới này được công bố năm 2008 trong cuốn sách mà ông là đồng tác giả và đã gây sự chú ý tới các nhà làm chính sách trên khắp thế giới.

Trong nghiên cứu của mình, Thaler đã sử dụng các giả định thực tế về tâm lý học để phân tích quá trình ra quyết định kinh tế. Ông đã khám phá ra cơ chế ảnh hưởng của các yếu tố như hợp lý hữu hạn, sở thích xã hội và việc thiếu tự chủ của mỗi cá nhân.

“Về tổng thể, nghiên cứu của Richard Thaler là cầu nối giữa các phân tích kinh tế và tâm lý về quá trình ra quyết định của mỗi cá nhân”, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết trong thông cáo về giải thưởng trị giá 9 triệu crown Thụy Điển (1,1 triệu USD).

“Những phát hiện bằng thực nghiệm và lý luận của Thaler đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế học hành vi, một khoa học vốn có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu và chính sách kinh tế”.

Giải kinh tế trao cho giáo sư Richard Thaler là giải cuối cùng của mùa Nobel năm nay. Các giải thưởng về sinh học, y học, vật lý, hóa học, văn học và hòa bình đã được trao trong tuần trước.

Mỹ hiện là quốc gia thống trị giải Nobel kinh tế với gần một nửa thuộc về các nhà kinh tế của nước này.

Trong số các kinh tế gia người Mỹ từng giành được giải Nobel có Milton Friedman (nhận giải năm 1976), người đã đặt nền móng cho các chính sách tiền tệ hiện đại; và James Tobin (nhận năm 1981), người đã đề xuất việc đánh thuế các giao dịch tài chính.

Một vài nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đạo luật thuế như vậy nhằm ngăn chặn khủng hoảng nợ nhưng việc thực thi đã bị trì hoãn, một phần bởi quyết định rời khỏi EU của Anh quốc.