Tiêu điểm
Gỡ khó cho công nghiệp chế biến chế tạo nửa cuối năm
Bên cạnh những khó khăn từ biến động chính trị, các sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo còn phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường nhập khẩu.
Khó khăn chồng chất
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã khẳng định vai trò dẫn dắt với tốc độ tăng gần 8,7%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế nửa đầu năm.
Trong những tháng cuối năm, bối cảnh quốc tế và trong nước có những yếu tố thuận lợi nhưng phát triển sản xuất và thương mại đối diện với không ít khó khăn, thách thức.
Đơn cử, căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm.
Cùng lúc, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, giá cước vận tải tăng cao tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam.
Hơn nữa, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường, mặt hàng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), theo thông tin tại hội nghị xúc tiến thương mại mới đây do Bộ Công thương tổ chức.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn (EU, Mỹ) tiếp tục phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh...
Doanh nghiệp công nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tuân thủ cao (đặc biệt với các quy định, tiêu chuẩn mới).
Đơn cử, tại thị trường Úc, ông Nguyễn Phú Hoà, Tham tán thương mại Việt Nam tại Úc, cho biết, sản phẩm chế biến chế tạo Việt Nam như điện thoại, máy vi tính, máy giặt, máy sấy, tủ lạnh rất phổ biến, có thể dễ dàng tìm thấy các sản phầm “Made in Vietnam” thuộc nhóm ngành này trong các hệ thống siêu thị điện máy lớn.
Tuy nhiên, thị trường này có quy định, rào cản kỹ thuật rất khắt khe, thậm chí, một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Mỹ và EU.
Hơn nữa, hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh về chế biến chế tạo như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Không chỉ vậy, Việt Nam cũng không phải là đối tác duy nhất có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Úc. Nước này đã có tới 11 FTA đã có hiệu lực với 20 đối tác, 9 FTA khác đang đàm phán hoặc chưa có hiệu lực với 14 đối tác mới.
Ông Hoà cũng chỉ ra rằng, người dân Úc chú trọng chất lượng sản phẩm, sản phẩm tiêu dùng được đánh giá dựa trên tiêu chí “giá trị của đồng tiền” hơn là tiêu chí về giá.
Chính vì vậy, nếu muốn phát triển tại thị trường Úc, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm.
Kết nối là chìa khóa
Theo ông Hòa, doanh nghiệp cần tích cực đầu tư nguồn lực tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt, bố trí tham gia các sự kiện hội chợ uy tín của Úc liên quan tới các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.
Tham gia hội chợ sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận hàng nghìn đối tác, nhà nhập khẩu, đồng thời, nắm bắt được xu hướng sản phẩm, nhu cầu thị hiếu thị trường…
Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA; trong đó, tập trung vào ba FTA mà Việt Nam và Australia đều là thành viên với những ưu đãi về thuế quan.
Không chỉ vậy, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các bộ, ngành, góp phần tăng cường năng lực, giảm thiểu chi phí.
Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động kết nối thông qua các hiệp hội, tham gia mạng lưới hiệp hội mạnh để tận dụng sức mạnh tổng hợp các nguồn lực đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn từ các nước.
Ngoài ra, cần thường xuyên, chủ động nắm bắt thông tin về thị trường, các chính sách mới của cơ quan chức năng liên quan tới sản phẩm xuất khẩu.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết, ngành dệt may đang thực hiện mục tiêu đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Cẩm đề nghị các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ nhiều hơn về thông tin thị trường, chính sách của nước sở tại nhằm định hướng cho doanh nghiệp.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch Hiệp hội da – giày – túi xách Việt Nam, đề xuất thương vụ cung cấp, cập nhật thông tin cảnh báo các nguy cơ bị kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng da giầy, túi xách tại thị trường sở tại.
Cùng với đó, cần cập nhật hướng dẫn thực thi đạo luật chống phá rừng và đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng vừa mới ban hành của EU để doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị đáp ứng.
Cập nhật thông tin, gia tăng kết nối cũng được ông Đỗ Ngọc Hưng – Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh.
Ông đề nghị các ngành hàng tiếp tục lưu ý các quy định của Mỹ về Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương (UFLPA), phối hợp với Bộ Công thương, thương vụ phản ánh kịp thời, giải quyết kịp thời các lô hàng bị dừng tại cửa khẩu.
“Đề nghị các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học và công nghệ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm; không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Hưng nhấn mạnh.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bứt phá trong quý II
TP.HCM tìm động lực phát triển mới từ công nghiệp
Sau thời gian dài tăng trưởng nhanh, ngành công nghiệp TP.HCM đã bộc lộ những hạn chế nên thành phố muốn chuyển đổi để có động lực mới.
Nông sản xuất siêu hơn 8 tỷ USD
Sáu tháng đầu năm, xuất siêu nông sản đạt gần 8,3 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Đơn đặt hàng ngành sản xuất tăng nhanh nhất 13 năm
Ngành sản xuất của Việt Nam sôi động trở lại, các điều kiện kinh doanh mạnh lên đáng kể.
Thách thức lớn với ô tô sản xuất trong nước
Theo lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), vài năm tới đây, xe ô tô từ các thị trường lớn sẽ được áp thuế nhập khẩu 0%, tạo ra thách thức lớn đối với ô tô sản xuất trong nước.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.