Không công khai dự án condotel thế chấp ngân hàng vì thiếu khung pháp lý

An Chi Thứ sáu, 24/11/2017 - 08:45

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa cho rằng, việc hơn 60% dự án condotel của tỉnh mặc dù đang thế chấp vay ngân hàng nhưng không được công khai rộng rãi là do sự thiếu khung pháp lý cho loại hình bất động sản du lịch.

Khánh Hoà đang bùng nổ đầu tư condotel

Trong khi hầu hết các dự án nhà ở tại đem thế chấp ngân hàng được công bố trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường thì phần lớn các dự án căn hộ khách sạn (condotel) đang thế chấp ngân hàng nhưng không được công khai. 

Có dự án đã bán hết cho người mua từ nhiều năm nay, nhưng chủ đầu tư vẫn sử dụng chính căn hộ bán để thế chấp ngân hàng, gây nhiều rủi ro cho người mua nhà.

Chính sự mập mờ về thông tin, thiếu rõ ràng trên thị trường bất động sản này đã khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên. 

Đơn cử, một số người mua căn hộ du lịch tại dự án Bavico Nha Trang bất ngờ phát hiện căn hộ của mình thuộc sở hữu ngân hàng mặc dù họ đã nộp hết tiền mua căn hộ cho chủ đầu tư từ hai năm nay. Thông tin dự án bị thế chấp dự án vay vốn ngân hàng  của chủ đầu tư là Công ty Bạch Việt cũng không có trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa.

Về vấn đề này, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa xung quanh việc thế chấp căn hộ khách sạn đang khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.

Theo ông, có gì bất thường hay không khi rất nhiều dự án condotel bị chủ đầu tư đem thế chấp ngân hàng như không công khai cho khách hàng biết?

Ông Trần Đình Quý: Tất cả các lĩnh vực đầu tư kinh tế đều cần nguồn vốn vay từ ngân hàng. Bất động sản cũng là một kênh như vậy. Chúng ta phải ghi nhận việc cần nguồn vốn vay ngân hàng để triển khai, phát triển dự án không phải là một điều xấu. Tuy nhiên, các chủ đầu tư dự án cũng như các sàn môi giới phân phối cần mạnh mẽ công khai các thông tin liên quan đến dự án của mình.

Bản thân các quy định của pháp luật không cấm việc thế chấp dự án, nhưng luật cũng yêu cầu các dự án, chủ đầu tư và ngân hàng khi dự án đang thế chấp phải thông tin rõ ràng cho khách hàng. Ba bên: người mua, người bán và ngân hàng phải đồng ý việc mua bán căn hộ đó thì mới phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên thực tế trong giai đoạn vừa qua, chỉ những tập đoàn lớn mới làm được điều này, còn nhiều nhà đầu tư khác vì thiếu kinh nghiệm, yếu kém về mặt quản trị đã khiến thông tin về dự án bị mập mờ, không rõ ràng, không tạo được niềm tin cho khách hàng về thị trường.

Do đó, tôi cho rằng, các chủ đầu tư cần tạo dựng một sân chơi bình đẳng, công khai minh bạch thông tin cho khách hàng vì quyền lợi lâu dài của người mua nhà, uy tín của các chủ đầu tư và tương lai của một thị trường minh bất động sản bền vững.

Theo ông đâu là nguyên nhân khiến thông tin các dự án condotel đang thế chấp ngân hàng không được công khai rộng rãi?

Ông Trần Đình Quý: Việc các dự án condotel mặc dù đang thế chấp vay ngân hàng nhưng không được công bố thông tin rộng rãi nguyên nhân chính là do sự chưa rõ ràng của luật pháp đối với loại hình căn hộ du lịch này.

Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản quy định rất rõ đối với các dự án nhà ở phải công khai việc thế chấp ngân hàng trên website của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra và công bố dự án đó có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh hay không.

Tuy nhiên, các căn hộ du lịch lại không thuộc đối tượng dự án nhà ở nên không cần công khai thế chấp cũng như không cần thông qua Sở Xây dựng khi thế chấp dự án.

Đó là chưa kể đến việc do vẫn chưa có những quy định cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho người mua dẫn đến tình trạng nhiều người mua căn hộ du lịch nhiều năm nay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Chủ đầu tư không thực hiện việc làm sổ đỏ cho khách hàng tại Sở Tài nguyên và Môi trường nên Sở cũng không nắm được thông tin thế chấp dự án.

Thị trường cũng xuất hiện tình trạng do chưa phải làm giấy chứng nhận cho người mua nên không ít chủ đâu tư tranh thủ thế chấp toàn bộ dự án để vay ngân hàng, trong khi đã bán hết căn hộ và thu hết tiền của người mua nhà.

Điều này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với người mua nhà và tương lai phát triển lâu dài của thị trường bất động sản du lịch. Bởi nếu chủ đẩu tư gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản, không đủ khả năng giải chấp dự án tại ngân hàng. Đến thời hạn, ngân hàng thu hồi dự án để gán nợ, người mua nhà sẽ mất tất cả.

Vậy theo ông, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có giải pháp như thế nào?

Ông Trần Đình Quý: Tôi cho rằng, Chính phủ nên sớm đưa loại hình bất động sản nghỉ dưỡng vào luật, phải thể chế nó bằng luật, coi những căn hộ này như những dự án nhà ở khác chịu sự quản lý của pháp luật hiện hành. Đặc biệt, cần nhanh chóng hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua căn hộ du lịch để tránh những tranh chấp phức tạp.

Có như vậy mới có thể quản lý được phân khúc bất động sản du lịch và minh bạch hoá thị trường, cũng như tạo được niềm tin đối với khách hàng, giúp các chủ đầu tư, sàn giao dịch đễ dàng hoạt động.

Bên cạnh đó, đối với khách hàng, trước khi quyết định “xuống tiền” cho một sản phẩm bất động sản cũng cần nắm rõ thông tin về dự án, tính pháp lý, chủ đầu tư... của dự án đó, tránh xảy những rủi ro không mong muốn sau này.

Từ trường hợp ở Khánh Hoà, ông có nhận định như thế nào về tính minh bạch thông tin trên thị trường bất động sản hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của thị trường?

Ông Trần Đình Quý: Chưa bao giờ thị trường bất động sản Việt Nam lại phát triển tốt và mạnh mẽ như trong thời gian gần đây. Bất động sản phát triển không chỉ riêng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM mà đã lan sang các thị trường khác như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc

Tuy nhiên, để thị trường bất động sản phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp, chúng ta buộc phải lành mạnh hoá hơn nữa các thông tin của thị trường.

Đặc biệt, trong giai đoạn công nghiệp 4.0 như hiện nay, công nghệ thông tin rất bùng nổ, chỉ cần một thông tin không chính xác sẽ dẫn đến những nhìn nhận trái chiều, khiến cho niềm tin của khách hàng đối với thị trường bị xói mòn. Điều này rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thị trường bất động sản.

Xin cảm ơn ông!

Môi giới nhiễu loạn thị trường bất động sản Nha Trang

Môi giới nhiễu loạn thị trường bất động sản Nha Trang

Bất động sản -  7 năm
Theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa, thị trường bất động sản tỉnh đang xuất hiện một số chủ đầu tư yếu kém bắt tay với các sàn môi giới làm ăn chụp giật gây bát nháo thị trường.
Môi giới nhiễu loạn thị trường bất động sản Nha Trang

Môi giới nhiễu loạn thị trường bất động sản Nha Trang

Bất động sản -  7 năm
Theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa, thị trường bất động sản tỉnh đang xuất hiện một số chủ đầu tư yếu kém bắt tay với các sàn môi giới làm ăn chụp giật gây bát nháo thị trường.
Môi giới nhiễu loạn thị trường bất động sản Nha Trang

Môi giới nhiễu loạn thị trường bất động sản Nha Trang

Bất động sản -  7 năm

Theo ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Khánh Hòa, thị trường bất động sản tỉnh đang xuất hiện một số chủ đầu tư yếu kém bắt tay với các sàn môi giới làm ăn chụp giật gây bát nháo thị trường.

Đầu tư bùng nổ, nguồn cung căn hộ khách sạn Nha Trang vượt Đà Nẵng

Đầu tư bùng nổ, nguồn cung căn hộ khách sạn Nha Trang vượt Đà Nẵng

Bất động sản -  7 năm

Nha Trang và Đà Nẵng là hai thị trường dẫn đầu cả nước về nguồn cung căn hộ khách sạn.

Dự án bất động sản đang thế chấp: Vẫn rao bán rầm rộ

Dự án bất động sản đang thế chấp: Vẫn rao bán rầm rộ

Bất động sản -  7 năm

Nhiều dự án bất động sản trên địa bàn TP. Nha Trang tuy đang được thế chấp ngân hàng nhưng vẫn giao dịch trên thị trường. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng, làm rối loạn thị trường bất động sản.

Khánh Hoà công khai 52 dự án nhà ở đang thế chấp ngân hàng

Khánh Hoà công khai 52 dự án nhà ở đang thế chấp ngân hàng

Bất động sản -  7 năm

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa công bố danh sách 52 dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thế chấp ngân hàng tính đến ngày 2/10/2017.

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  1 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  1 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  5 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  6 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  7 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  23 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.