Doanh nghiệp
KIDO báo lãi 681 tỷ đồng trong năm 2021
Trong năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng Tập đoàn KIDO đã linh hoạt thay đổi cách thức bán hàng phù hợp để tăng khả năng tiêu thụ.
Từ đầu tháng 10 năm 2021, Chính phủ gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội tại TP.HCM, thị trường sôi động trở lại, sức mua tiêu thụ sản phẩm ở tất cả các ngành, đặc biệt ngành thực phẩm thiết yếu tăng mạnh.
Kết hợp với việc tập đoàn tung ra thị trường sản phẩm nước giải khát tươi Oh Fresh (Liên doanh giữa Vinamilk và KIDO), sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO’s Bakery (đánh dấu sự trở lại của KIDO sau 6 năm vắng bóng trên thị trường bánh kẹo) và việc mở hàng loạt cửa hàng offline trực thuộc chuỗi F&B Chuk Chuk tại khu vực TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn cao điểm cuối năm… đã tạo tiền đề cho kết quả hoạt động kinh doanh vào 3 tháng cuối năm 2021 của tập đoàn tăng trưởng một cách ngoạn mục.
Cụ thể, trong quý IV/2021, doanh thu thuần của KIDO đạt 3.057 tỷ đồng tăng 30,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế tăng 154% so với cùng kỳ và đạt mức 200 tỷ đồng.
Tổng kết năm 2021, với nền tảng phát triển bền vững kết hợp với việc linh hoạt điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn, KIDO đã phát huy tối đa các thế mạnh bên trong và bên ngoài, đem lại nhiều thành quả trong hoạt động kinh doanh. Tập đoàn KIDO đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.501 tỷ đồng, tăng 26% so với năm trước, hoàn thành 91% kế hoạch năm. Hiệu quả trong điều hành sản xuất và kiểm soát chi phí, lợi nhuận gộp năm 2021 đạt 2.054 tỷ đồng tăng 16% so với năm trước.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 681 tỷ đồng, tăng 67% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 681 tỷ đồng, tăng 64% so với năm trước và hoàn thành 85% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 648 tỷ đồng, tăng mạnh 96% so với năm trước.
Trong năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng tập đoàn đã linh hoạt thay đổi cách thức bán hàng phù hợp để tăng khả năng tiêu thụ khi thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, chi phí bán hàng năm 2021 tăng 15% so với năm trước, đạt 1.204 tỷ đồng. Và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 đạt 242 tỷ đồng, giảm 43% so với năm trước.
Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2021, biên lợi nhuận gộp đạt 19,6%; biên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 6,5%, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước; và biên lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 6,2%, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước (4%).
Riêng công ty mẹ, kể từ đầu năm 2021 đã đảm nhận vai trò thực hiện kinh doanh các sản phẩm cốt lõi ra thị trường, đẩy mạnh khai thác các kênh phân phối trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Cụ thể, doanh thu thuần của công ty mẹ năm 2021 đạt 11.509 tỷ đồng, tăng 270% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước thuế tăng từ 338 tỷ đồng lên 524 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành quả đạt được nêu trên cho thấy dư địa các ngành hàng mà tập đoàn đang phát triển còn tiềm năng tăng trưởng khá tốt, đi đúng với chiến lược và định hướng của Tập đoàn.
Trong giai đoạn tới, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp tục diễn biến cùng sự phát sinh của nhiều biến chủng virus Covid mới, Tập đoàn KIDO đã đề ra phương hướng phát triển như sau:
Đối với ngành dầu, tập đoàn sẽ tiếp tục tăng cường kinh doanh các sản phẩm chủ lực vốn đã làm nên tên tuổi của KIDO trên thị trường dầu ăn trong suốt nhiều năm liền, tiếp tục quy hoạch thương hiệu nhãn hàng, đồng thời nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới phù hợp trong từng giai đoạn, đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành dầu tại Việt Nam trong tương lai gần. Đồng thời, trọng tâm đối với mảng bơ thực vật là thực hiện hoạt động đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và đưa ra thị trường các dòng sản phẩm bơ thực vật và bơ hạt các loại.
Đối với ngành kem, tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm, cho ra mắt thị trường những sản phẩm hợp với xu hướng của người tiêu dùng, nỗ lực để giữ vững vị trí dẫn đầu ngành hàng kem cũng như tiếp tục mở rộng thị phần trong ngành hàng, gia tăng khoảng cách với đối thủ trên thị trường này.
Đối với chuỗi F&B Chuk Chuk, KIDO sẽ tiếp tục tìm kiếm những vị trí phù hợp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/ thành phố để phát triển, song hành cùng các đối tác để mở rộng đúng như kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, tập đoàn sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác tiềm năng để từng bước đưa Chuk Chuk vươn ra thế giới, trước mắt là thị trường châu Á.
Đối với mảng bánh kẹo, tập đoàn tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mới theo trend, nghiên cứu xu hướng của người tiêu dùng để điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người Việt, từng bước khẳng định vị trí trong mảng bánh kẹo Việt với 3 mũi nhọn: bánh tươi, bánh Tây, bánh quà biếu phục vụ lễ hội, từng bước đưa mảng bánh kẹo của KIDO vươn ra thế giới cùng với thương hiệu Chuk Chuk cũng như các sản phẩm thiết yếu khác.
Bên cạnh những ngành hàng chủ chốt vốn đã được xem là thế mạnh cốt lõi của KIDO, trong năm mới sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm/ ngành hàng mới trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu như nước chấm, gia vị, sản phẩm Snacking, các loại thức uống dinh dưỡng… nhằm bổ sung vào danh mục sản phẩm thiết yếu của KIDO và mang đến sự đa dạng và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng .
Ngoài ra, KIDO sẽ tối ưu hóa hệ thống vận hành, chuẩn hóa quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tất cả các bộ phận sẽ cùng phối hợp để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, quản trị giá thành nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, sẵn sàng ứng biến trước những thay đổi từ thị trường và tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Dựa trên đà phát triển hiện tại cùng những chiến lược định hướng trong thời gian tới, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2022 là 14.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2021 và lợi nhuận trước thuế là 900 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2021.
TAC: CTCP Dầu thực vật Tường An
Năm 2021 là năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam, chịu sự tác động của đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đã phải thực hiện hơn 120 ngày giãn cách xã hội, tuân thủ theo quy định của chính phủ về phòng, chống dịch, kéo theo chuỗi cung ứng bị đứt gãy, làm cho giá nguyên liệu đầu vào và giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn KIDO, TAC đã linh hoạt điều tiết mọi phương án theo hướng thuận lợi nhất nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cụ thể: (1) Đẩy mạnh sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm (2) Kết hợp với tập đoàn khai thác tối ưu hiệu quả chuỗi cung ứng, gia tăng công suất sức chứa của các bồn để đảm bảo nguồn dự trữ cho sản xuất. (3) Chặt chẽ trong công tác quản trị, đặc biệt là quản trị chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.
Nhờ nỗ lực trong phát triển thương hiệu và gia tăng sản xuất đáp ứng nguồn hàng mùa dịch, độ phủ sản phẩm của TAC tăng lên hơn 36% trên các kênh: MT, GT, KA,… Trong đó, doanh thu thuần năm 2021 của TAC đạt 6.294 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước, hoàn thành 120% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 220 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm. Lợi nhuận gộp năm 2021 đạt 434 tỷ đồng, giảm 43% so với năm trước do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Mặt khác, với sự quản lý từ tập đoàn, TAC đã kiểm soát hiệu quả chi phí với chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt giảm 58% và giảm 78% so với năm trước; lần lượt đạt mức 187 tỷ đồng và 25 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, sáng ngày 18/01/2022, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 của TAC, đã thông qua việc hủy niêm yết cổ phiếu, hủy công ty đại chúng và phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông. Đây là chiến lược nhằm tái cấu trúc hoạt động để Tường An có thể tập trung vào thế mạnh cốt lõi.
VOC: Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
Thừa hưởng những nền tảng vững chắc và nguồn lực tài chính mạnh của tập đoàn KIDO, Vocarimex đã phát huy tối đa nguồn lực hiện có và gắn liền với lộ trình phát triển đồng bộ trong các hoạt động tái cấu trúc của tập đoàn.
Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 cho thấy doanh thu thuần của VOC đạt 1.496 tỷ đồng, hoàn thành 117% kế hoạch năm, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước do công ty không còn ghi nhận doanh thu hợp nhất từ các công ty con. Mặt khác, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 120 tỷ đồng, hoàn thành 210% kế hoạch năm.
Đồng hành với định hướng chung của Tập đoàn, Vocarimex tiếp tục mở rộng xuất khẩu, đẩy mạnh hệ thống bán hàng kênh công nghiệp và thúc đẩy việc thâm nhập sâu vào thị trường dầu ăn thương mại ngày càng mạnh mẽ trong thời gian tới.
KDNB: Công ty TNHH KIDO Nhà Bè
Nhận được sự hỗ trợ toàn diện của tập đoàn trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả danh mục sản phẩm, gia tăng tính hiệu quả trong mọi hoạt động quản trị và sản xuất kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận của KIDO Nhà Bè đều đạt được sự tăng trưởng liên tục qua các năm.
Phát triển cùng định hướng chung của Tập đoàn, KIDO Nhà Bè đã phát huy tối đa tiềm lực hiện tại và đạt được thành quả đáng kể trong năm 2021. Cụ thể: Doanh thu thuần năm 2021 đạt 1.608 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước; Lợi nhuận gộp đạt 101 tỷ đồng tăng 13,8% so với năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 35,5 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước.
KIDO đưa chuỗi Chuk Chuk vào các trung tâm thương mại của Central Group
KIDO đưa chuỗi Chuk Chuk vào các trung tâm thương mại của Central Group
Chuck Chuck – Chuỗi F&B mới sẽ được đưa vào hệ thống 39 trung tâm thương mại GO! Mall trên toàn quốc của Central Retail tại Việt Nam với tiềm năng mở rộng sang thị trường Thái Lan và các nước Đông Nam Á.
KIDO bắt tay với Sơn Kim phát triển mảng bán lẻ
Thông qua hợp tác, KIDO và Sơn Kim sẽ tạo nên một tổ hợp bán lẻ hàng đầu Việt Nam dựa trên thế mạnh sản xuất thực phẩm của KIDO và hệ thống bán lẻ của Sơn Kim.
KIDO trở lại thị trường bánh kẹo sau 6 năm vắng bóng
Ngày 19/10, KIDO chính thức tung ra thị trường những sản phẩm bánh tươi mang thương hiệu KIDO’s Bakery, đánh dấu sự trở lại sau 6 năm vắng bóng trên thị trường bánh kẹo. Các sản phẩm bánh tươi KIDO’s Bakery được phân phối trên các kênh của KIDO, chuỗi cửa hàng Chuk Chuk.
KIDO khởi động chuỗi Chuk Chuk tại TP.HCM
Khi TPHCM vừa nới lỏng, KIDO sẽ khởi tạo và phát triển kênh Chuk Chuk online để phục vụ nhu cầu của khách hàng với các nền tảng giao hàng (Now, Grab, Lo Ship) và thanh toán (Ví điện tử Momo, VN Pay).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.