Sóng Covid-19 lần hai xói mòn niềm tin về triển vọng ngành sản xuất

Phương Anh Thứ ba, 01/09/2020 - 11:36

Mức độ lạc quan của các nhà sản xuất rơi về một trong những mức thấp nhất khi đại dịch Covid-19 tiếp tục làm giảm cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới do nhu cầu khách hàng yếu.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (PMI) do IHS Markit công bố đã giảm mạnh từ 47,6 điểm của tháng 7 về 45,7 điểm trong tháng 8, cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất giảm lần thứ hai liên tiếp sau khi đã tăng trở lại trong tháng 6. Mặc dù vẫn ở mức đáng kể, mức suy giảm các điều kiện kinh doanh vẫn ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tháng tồi tệ nhất do ảnh hưởng của Covid-19 vào tháng 4.

Những người trả lời khảo sát cho biết ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm giảm cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong bối cảnh nhu cầu khách hàng yếu. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm mạnh và tốc độ giảm nhanh hơn so với tổng số đơn đặt hàng mới.

Lần giảm mới nhất này của sản lượng ngành sản xuất là lần thứ tám trong vòng chín tháng qua và tốc độ giảm nhanh hơn so với tháng 7. Tất cả ba lĩnh vực thị trường khảo sát đều có sản lượng giảm và tốc độ nhanh nhất thuộc về lĩnh vực hàng hoá trung gian.

a

Số lượng đơn đặt hàng mới giảm khiến cả lượng công việc tồn đọng và việc làm đều giảm trong bối cảnh năng lực sản xuất không phải chịu áp lực. Lượng công việc chưa thực hiện giảm nhanh trong khi các công ty giảm số lượng việc làm với mức độ chỉ kém tháng giảm tồi tệ nhất là tháng 4.

Hoạt động mua hàng giảm nhanh hơn cũng được ghi nhận khi số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản lượng giảm. Tuy nhiên, mức giảm hoạt động mua hàng hóa đầu vào vẫn yếu hơn nhiều so với mức giảm kỷ lục trong tháng 4.

Tình trạng giảm hàng tồn kho cũng tiếp tục diễn ra với lượng tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm trong tháng 8. Một số người trả lời khảo sát cho biết hàng thành phẩm đã được chuyển cho khách hàng ngay khi sẵn sàng để tránh tăng hàng tồn kho.

Giá cả đầu vào tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8. Theo những người trả lời khảo sát, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu do đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Tương tự như vậy, ảnh hưởng của đại dịch cũng là nguyên nhân chính làm cho thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài.

Các nhà sản xuất đối phó với tình trạng nhu cầu yếu bằng cách giảm giá cả đầu ra vào thời điểm giữa quý III của năm. Giá bán hàng đã giảm trong suốt bảy tháng qua với mức giảm trong tháng trước là nhanh nhất kể từ tháng 5.

Những lo ngại về ảnh hưởng của Covid-19 lên nhu cầu đã làm giảm niềm tin của các nhà sản xuất về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới. Dù vậy, các công ty vẫn dự báo sản lượng sẽ tăng trong năm tới với hy vọng đại dịch sẽ được kiểm soát nhưng mức độ lạc quan đã ở một trong những mức thấp nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 4/2012.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, đánh giá dữ liệu PMI mới nhất của Việt Nam cho thấy những ảnh hưởng kéo dài của Covid-19 với lĩnh vực sản xuất và những thách thức gặp phải trong việc cố gắng vượt qua.

“Bức tranh về việc làm là điều đặc biệt đáng lo ngại khi tỷ lệ mất việc cao thứ hai trong thời gian chín năm rưỡi thu thập dữ liệu. Các công ty vẫn hy vọng vi rút có thể lại được kiểm soát để sự phục hồi được ghi nhận trong tháng 6 có thể tiếp tục diễn ra”, vị này cho hay.

  

Ngành sản xuất lạc quan dù các điều kiện kinh doanh suy giảm

Ngành sản xuất lạc quan dù các điều kiện kinh doanh suy giảm

Tiêu điểm -  4 năm
Các công ty lĩnh vực sản xuất vẫn lạc quan về sản lượng trong tương lai dù sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm vào tháng vừa qua.
Ngành sản xuất lạc quan dù các điều kiện kinh doanh suy giảm

Ngành sản xuất lạc quan dù các điều kiện kinh doanh suy giảm

Tiêu điểm -  4 năm
Các công ty lĩnh vực sản xuất vẫn lạc quan về sản lượng trong tương lai dù sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm vào tháng vừa qua.
Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  9 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  9 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  9 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  9 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  15 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.