Nguyên nhân thúc đẩy chuyển giao trong doanh nghiệp gia đình

Hứa Phương Thứ hai, 27/06/2022 - 08:54

Dịch Covid-19 và những biến động chính trị xảy ra trên thế giới gây đứt gãy chuỗi cung ứng buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình chuyển giao tại các doanh nghiệp gia đình diễn ra nhanh chóng hơn.

Chuyển giao để thích ứng

Là một phần của khối doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp gia đình có lịch sử phát triển ở Việt Nam như Thành Thành Công (TTC Group), An Phước, Tân Hiệp Phát, Bitits… đang bước vào giai đoạn thế hệ sáng lập (F1) đã lớn tuổi trong khi các con của họ (F2) được đào tạo bài bản đang từng bước tiếp nhận quản trị từng phần công việc.

Nguyên nhân thúc đẩy chuyển giao trong doanh nghiệp gia đình
Các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam đang thúc đẩy quá trình chuyển giao thế hệ nhanh hơn

Hơn nữa việc chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình thời gian gần đây còn được đẩy nhanh hơn vì dịch Covid-19 và những biến động chính trị xảy ra trên thế giới gây đứt gãy chuỗi cung ứng buộc các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp gia đình phải thay đổi để thích ứng.

Khảo sát của PwC Việt Nam cho thấy, có 58% doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam đã chuẩn bị kế hoạch kế nghiệp, trong khi con số này năm ngoái là 36%.

Đơn cử như việc chuyển giao thế hệ ở Công ty may thêu giày An Phước, bà Nguyễn Thị Điền, Tổng giám đốc cho biết, nếu không xảy ra dịch Covid-19 thì chưa chuyển giao cho thế hệ F2.

Bởi vì khi dịch Covid-19 xảy ra cả hai vợ chồng bà đang ở nước ngoài, không về nước kịp. Trong bối cảnh đó con bà trước đây chỉ phụ trách mảng kinh doanh nhưng lúc đó phải đứng ra lo toàn bộ cho 5.000 công nhân sản xuất "3 tại chỗ". Ngoài việc được bố mẹ tư vấn từ xa thì con bà tự xoay sở và nhờ đó bộc phát ra nhiều ưu điểm.

Do đó, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát vợ chồng bà nhận thấy con đã trưởng thành và bản thân con cũng nói không ngờ dịch xảy ra con lại có thêm trách nhiệm với công ty, gia đình.

Cho nên đầu năm 2022, khi bối cảnh thị trường trong nước và trên thế giới có nhiều thay đổi, An Phước đã công bố chuyển giao một phần gồm vừa kinh doanh vừa sản xuất cho con phụ trách.

“Dù biết làm như vậy sẽ tạo nhiều áp lực cho con nhưng các đồng nghiệp xung quanh chúng tôi đều công nhận con đã trưởng thành, lo gánh vác được một phần công việc bố mẹ để lại. Qua việc chuyển giao, ngoài việc chúng tôi kỳ vọng doanh nghiệp sẽ thích ứng, phát triển tốt hơn trong bối cảnh mới thì cũng thể hiện sự tin tưởng vào năng lực của con”, bà Điền nói.

Dù việc chuyển giao được đẩy nhanh hơn tuy nhiên theo bà Điền thì ở An Phước mọi việc diễn ra thận trọng, từng bước. Bởi vì thế hệ F1 đã rất khó khăn để có thành quả hôm nay nên mong muốn các con có cách tiếp quản thế nào cho hiệu quả nhất.

Hơn nữa do tư tưởng của người Á Châu là con cái có lớn, trưởng thành bao nhiêu nhưng những người sáng lập vẫn cảm thấy chưa lớn, luôn lo lắng nếu giao quyền cho con sẽ bị mất vốn.

‘Cây gậy’ cản trở kế nghiệp doanh nghiệp gia đình thành công

Theo bà Điền thì những bước đi từ thủa ban sơ của thế hệ F1 hiện nay đã lạc hậu nên cần tiếp cận bằng những phương tiện tiên tiến nhưng phải đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi. Thế hệ F2 muốn bứt phá để công ty phát triển, để công nhân có thu nhập cao thì thế hệ F1 ủng hộ nhưng bứt phá sang lĩnh vực khác như thì chưa nên. Đơn cử như An Phước dù có quỹ đất khá lớn nhưng trước nay chỉ sản suất chứ chưa làm bất động sản bao giờ.

“Bây giờ chúng tôi còn sức khoẻ thì vẫn tham gia quản trị, định hướng chiến lược, còn thế hệ F2 làm sao cho công ty phát triển, có thêm lợi tức, cải thiện đời sống công nhân. Chúng tôi luôn định hướng vào giá trị cốt lõi, chứ chưa mở rộng thêm ngành khác. Bởi vì phải vững ở lĩnh vực cốt lõi thì mới tính bước sang lĩnh vực khác”, bà Điền nói thêm.

Thách thức cho thế hệ F2

Kế nhiệm doanh nghiệp gia đình trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và việc thế hệ sáng lập đặt ra kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng gây ra nhiều thách thức cho thế hệ F2.

Đơn cử như ông Lê Viết Hiếu người nối nghiệp cha mình là ông Lê Viết Hải ở Tập đoàn xây dựng Hoà Bình. Việc CEO 9X được bổ nhiệm trong bối cảnh thị trường xây dựng trong nước cạnh tranh quyết liệt và có dấu hiệu bão hoà. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn xây dựng Hoà Bình gặp khó khăn và phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh giảm xuống do tác động của dịch Covid-19.

Thời điểm đó, Hoà Bình cũng đối diện với loạt tin đồn có tập đoàn bất động sản muốn thâu tóm. Sau đó, ông Lê Viết Hải xác nhận có nhiều tập đoàn bất động sản đặt vấn đề đầu tư để trở thành cổ đông chiến lược nhưng ông không có ý định mời họ vào vì tránh xung đột lợi ích.

Hai năm sau, dịch Covid-19 đã được kiểm soát, Hoà Bình đã vươn lên vị trí số một trong ngành xây dựng Việt Nam. Nhưng ông Hiếu lại đối mặt với áp lực khác đó là tại ĐHCĐ vừa qua, Hòa Bình đặt ra kế hoạch đạt 20 tỷ USD doanh thu vào năm 2032, lợi nhuận đạt 1 tỷ USD.

Doanh nghiệp gia đình và bài toán trường tồn

Tức là năm 2032 doanh thu của Hòa Bình phải gấp 40 lần năm 2021. Chìa khoá để thực hiện tham vọng này theo ông Lê Viết Hải là Hoà Bình sẽ xuất khẩu ngành xây dựng Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Không chỉ có vậy, ông vị CEO 9X cũng gặp khó khăn trong quản trị với những công việc nội tại tại doanh nghiệp. Đơn cử như việc chuyển đổi số, Hoà Bình có nhiều hệ thống phần mềm nên thách thức là làm sao tích hợp lại để ra con số tốt nhất giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng.

Một việc nữa theo ông Hiếu là khó khăn nhất là làm sao tạo được cầu nối tư duy người đi trước và tư duy người đi sau để mọi người cùng nhìn một hướng và có cùng mục tiêu.

Còn bà Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó chủ tịch Alphanam Group cho rằng khi dịch Covid-19 xảy ra thì các doanh nghiệp gia đình thường co lại nhằm bảo toàn lực lượng, củng cố, an toàn…do đó nên sau dịch các doanh nghiệp gia đình bị mất đi một số cơ hội.

Dù thừa nhận thế hệ F2 ở Việt Nam khá tương đồng so với F2 các nước khác trên thế giới khi được thụ hưởng tinh hoa và nền giáo dục tốt nhưng bà Mỹ cũng nhận thấy có nhiều thách thức.

Như việc làm thế nào để có cách nhìn đa chiều nhằm dung hoà ý kiến của thế hệ F1 đi trước và ý kiến của các chuyên gia. Hay việc kết nối được với nhau trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay để đưa doanh nghiệp phát triển.

Hai thế hệ doanh nhân đối thoại về quản trị và kế thừa doanh nghiệp gia đình

Hai thế hệ doanh nhân đối thoại về quản trị và kế thừa doanh nghiệp gia đình

Ống kính -  5 năm
Các thế hệ sáng lập và kế nghiệp cùng đối thoại và trao đổi tại Hội thảo Quản trị doanh nghiệp gia đình do TheLEADER.vn phối hợp với Công ty GIBC tổ chức ngày 31/10/2019.
Hai thế hệ doanh nhân đối thoại về quản trị và kế thừa doanh nghiệp gia đình

Hai thế hệ doanh nhân đối thoại về quản trị và kế thừa doanh nghiệp gia đình

Ống kính -  5 năm
Các thế hệ sáng lập và kế nghiệp cùng đối thoại và trao đổi tại Hội thảo Quản trị doanh nghiệp gia đình do TheLEADER.vn phối hợp với Công ty GIBC tổ chức ngày 31/10/2019.
Doanh nghiệp gia đình và bài toán trường tồn

Doanh nghiệp gia đình và bài toán trường tồn

Leader talk -  5 năm

Chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải cho rằng, các doanh nghiệp gia đình cần chuẩn bị từ sớm để vừa đảm bảo gìn giữ và bảo tồn được những giá trị cốt lõi của thế hệ sáng nghiệp, đồng thời thoả mãn hoài bão ngày càng lớn của giới trẻ.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  3 phút

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  2 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  4 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  4 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  4 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.