Tiêu điểm
Rao bán khách sạn trong cơn bĩ cực thời dịch bệnh
Ngày càng nhiều chủ khách sạn lựa chọn đóng cửa như một giải pháp khả dĩ nhất để chờ dịch bệnh qua đi, nhưng họ sẽ cầm cự được bao lâu khi đại dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp?
Ca sỹ Ngọc Khuê mới đây đã bất ngờ rao bán khách sạn Delta Sa Pa Hotel có diện tích đất 350m2 với 58 phòng kinh doanh và 5 phòng phụ trợ với giá 110 tỷ đồng. Giọng ca “Chuồn chuồn ớt” chia sẻ, nguyên nhân tất cả là do “Cô Vít”.
Sa Pa, nơi Ngọc Khuê đầu tư và mở cửa khách sạn năm 2017, là một điểm nóng về du lịch, với số lượng khách tăng vọt trong mấy năm gần đây, sau khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và cáp treo Fansipan hoàn thành. Nhưng từ khi xảy ra dịch Covid-19, kinh doanh khách sạn bắt đầu ế ẩm và càng lao đao hơn khi có du khách bị nhiễm vi rút corona đi du lịch Sa Pa, buộc chính quyền thị xã Sa Pa đề nghị tỉnh Lào Cai cho phép dừng đón khách du lịch trong 14 ngày, kể từ 17/3/2020.
Nhưng, trước khi quyết định dừng đón khách có hiệu lực, hai khách sạn khác ở Sa Pa là Pao và Aroma cũng đã quyết định đóng cửa, với lý do bảo trì trong mùa thấp điểm. Ban đầu, chỉ những chủ khách sạn nhỏ, đặc biệt ở khu phố cổ Hà Nội, Đà Nẵng và Nha Trang âm thầm đóng cửa, nhưng càng về sau, càng nhiều khách sạn lớn chấp nhận ngừng kinh doanh.
Vinpearl đã thông báo đóng cửa bảy khách sạn ở Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An và Phú Quốc, trong đó, có khách sạn đóng cửa một tháng nhưng cũng có khách sạn chưa xác định thời gian mở cửa trở lại. Nhiều khách sạn vẫn cố gắng đón khách nhưng gặp rủi ro vì đón đúng vị khách bị dương tính với nCoV nên buộc phải đóng cửa như khách sạn Wyndham Legend ở Hạ Long.
Các tập đoàn lớn cũng thiệt hại nặng nề, như đại diện BRG cho biết mất doanh thu 100 tỷ đồng trong hai tháng qua do khách huỷ 12.000 đêm phòng đặt trước trong khi con số thiệt hại của Sun Group cũng tương đương bởi các khách sạn của tập đoàn này chỉ hoạt động với công suất 10-20%.
Nhưng tình hình kinh doanh ngày càng trầm trọng hơn, khủng hoảng không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu đối với giới kinh doanh khách sạn, khi mọi ngả đường đều không có lối thoát.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khi số ca mắc Covid-19 tăng lên từng ngày kể từ đầu tháng 3 khiến cho nhiều địa phương phải tuyên bố đóng cửa thị trường du lịch. Đặc biệt, khi Chính phủ thông báo tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài trong một tháng kể ừ 18/3, danh sách khách sạn đóng cửa ngày càng dài.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng – ông Cao Trí Dũng – từng nói với TheLEADER rằng “ngày nào cũng có khách sạn đóng cửa” ở thành phố này, nhưng “cần chấp nhận đánh đổi khách sạn đóng cửa nhiều hơn trong những tháng tới hơn là để hoạt động lay lắt, không nhìn thấy điểm chững lại, điểm dừng của dịch, khiến thiệt hại nặng nề hơn”.
“Thà chúng ta giảm hẳn khách du lịch, phòng chống quyết liệt, sau đó lựa chọn những thị trường cũng công bố hết dịch để cho lượng khách vào dần sẽ tốt hơn cho ngành du lịch so với việc mở cửa tự do. Ngừng cấp thị thực là quyết định hợp lý về lâu dài cho ngành du lịch”, ông Dũng nhấn mạnh.
Trên thực tế, nhiều khách sạn tại Đà Nẵng đang cố cầm cự, duy trì hoạt động chủ yếu nhằm giữ thương hiệu, nhân viên, tài sản nhưng ông Dũng cho rằng làm như thế không hiệu quả. Trong một tháng tới, những đơn vị có tiềm lực, còn tiền có thể duy trì lượng ít nhân viên, triển khai đào tạo, nâng cấp sản phẩm và đây vẫn là khoảng thời gian cơ hội cho việc rà soát.
“Doanh nghiệp khó thì cũng khó rồi. Sau một tháng nữa khi khách quay lại, doanh nghiệp vẫn còn hy vọng thu được một ít trong năm nay”, ông Dũng chia sẻ.
Tuy nhiên, dù đóng cửa nhưng khách sạn vẫn phải chịu chi phí. Chủ một khách sạn 3 sao với gần 70 phòng ở Đà Nẵng cho biết đã quyết định đóng cửa khách sạn từ 15/3 nhưng tính ra mỗi tháng vẫn phải chi hơn 100 triệu đồng cho chi phí an ninh, trực ban, bảo hiểm xã hội, các dịch vụ đặt trước. Đó là công ty chưa tính đến việc hỗ trợ cho nhân viên tạm thời nghỉ không lương.
Do đó, nếu không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để "cầm cự" qua giai đoạn khó khăn, chủ khách sạn sẽ buộc phải bán đi tài sản đó nếu không muốn số tiền thâm hụt lớn dần theo từng ngày, giống như trường hợp của ca sỹ Ngọc Khuê.
Tia hy vọng cuối cùng cũng tắt
Khi mất thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu, nhiều khách sạn ở Nha Trang vẫn còn chút hy vọng từ thị trường Nga. Thực tế, trong hơn hai tháng qua, khi vi rút corona hoành hành ở Trung Quốc, lan sang Hàn Quốc rồi châu Âu, buộc Việt Nam ‘đóng cửa’ đối với khách du lịch từ những thị trường này, khách Nga đã trở thành cứu tinh của ngành khách sạn Khánh Hoà.
Công ty Anex Tour Việt Nam cho biết đã đón gần 35 nghìn lượt khách Nga trong tháng 1. Con số này giảm nhẹ còn 34.467 lượt vào tháng 2 nhưng đến tháng 3, lượt khách đăng ký lại tăng lên 37.253 lượt. Phần lớn số khách này đến Nha Trang, và dự kiến từ đầu tháng 4 tới, Anex Tour Việt Nam dự định sẽ bắt đầu đưa khách Nga đến Đà Nẵng.
Nhờ có khách Nga nên trong khi rất nhiều khách sạn đã đóng cửa tạm thời hoặc dừng hoạt động, nhưng trong mấy tháng qua, khách sạn Liberty Central Nha Trang vẫn có thể duy trì công suất phòng khoảng 60% và giữ nguyên số lượng nhân viên như trước khi có dịch, Tổng quản lý Lê Văn Sơn cho biết. Nhưng khi Chính phủ quyết định dừng cấp thị thực đối với tất cả du khách nước ngoài, tia hy vọng cuối cùng đã tắt. “Mọi huy vọng tiêu tan hết”, ông Sơn nói.
Ngay trong đêm 17/3/2020, khi Chính phủ thông báo dừng cấp thị thực cho người nước ngoài, Anex Tour Việt Nam đã phải cho ba chuyến bay chở 900 khách du lịch dự kiến vào Cam Ranh bay ngược về Nga, một chuyến bay với 300 khách phải chờ tại Phú Quốc để sáng ngày hôm sau bay về Nga. Ước tính, doanh thu mỗi tháng mất đi từ thị trường khách Nga thông qua công ty này lên đến hơn 60 triệu USD. Đó là chưa kể thiệt hại trực tiếp vì khi dừng đón khách Nha, doanh nghiệp này vẫn phải bay 29 chuyến bay rỗng từ Nga sang để đón khách quay về nước với chi phí hàng không trên 6 triệu USD.
“Những biện pháp Việt Nam đang triển khai khá tốt nhưng trên thực tế, thị trường Nga không ảnh hưởng gì nhưng giờ lại cấm thì rất phí. Đây là thị trường rất lớn, đặc biệt đối với Nha Trang”, ông Sơn nhấn mạnh.
Trước những biến động mới nhất, ông Sơn buộc phải tạm thời để ít nhất 70% nhân sự nghỉ không lương cho đến khi việc cấp thị thực trở lại bình thường. Ông cũng cho biết thêm, nhiều khách sạn ở Nha Trang thậm chí chỉ duy trì nhân viên ở mức 5-10% so với thời điểm trước đây và số nhân viên còn lại chỉ đi làm cầm chừng.
Ông Sơn cho biết trong kế hoạch có tính đến trường hợp “đóng cửa” như hiện nay nên đã tập trung thêm cả thị trường nội địa. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch gặp nhiều khó khăn do người dân có tâm lý e ngại, hạn chế di chuyển vào khoảng thời gian có dịch như hiện nay. Ông cũng không loại trừ khả năng sẽ có dòng di chuyển giới nhà giàu Hà Nội và TP. HCM tới Nha Trang tá túc.
Cầm cự được bao lâu?
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Khách sạn Đà Nẵng cho rằng, những khó khăn mà ngành khách sạn đang đối mặt chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.
“Khó khăn diễn ra trầm trọng đang diễn ra đối với tất cả các khách sạn và khó tiên đoán khi nào du lịch mới hồi phục”, ông Quỳnh nói.
Tình hình khó khăn bao trùm sẽ buộc nhiều công ty kinh doanh không hiệu quả phải tái cấu trúc lại doanh nghiệp, bán bớt một số danh mục đầu tư mà các doanh nghiệp này đang sở hữu, nhất là các doanh nghiệp không có nguồn tiền dự trữ và phải vay ngân hàng để phát triển dự án. Đó là nhận định của ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam, về tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chuyển nhượng dự án.
“Trước đây, chủ doanh nghiệp có thể có 3 đến 5 danh mục đầu tư, nhưng nhưng hiện nay do kinh doanh khó khăn, thua lỗ nên họ sẽ phải bán bớt để có dòng tiền nuôi sống công ty vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã thông qua chúng tôi muốn mua lại các tài sản, dự án đang gặp khó khăn", ông Cần chia sẻ.
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, các dấu hiệu khó khăn lan rộng trong lĩnh vực đầu tư sẽ buộc nhiều chủ đầu tư phải quyết định chờ đợi cho đợt khủng hoảng này trôi qua nếu tài sản và tiềm lực tài chính của họ vẫn trong khả năng kiểm soát. Trái lại, với các doanh nghiệp không đủ sức cầm cự qua khó khăn, họ sẽ buộc phải bán đi các tài sản sẵn có. Đây có thể là nguyên nhân của một số thương vụ mua bán và chuyển nhượng dự án, tài sản ở quy mô lớn trong thời gian tới.
Một điều đáng chú ý nữa của thị trường mua bán chuyển nhượng theo ông Cần đánh giá là do thị trường khó khăn nên các nhà đầu tư sẽ có cơ hội mua được những tài sản tốt với giá rẻ hơn so với giai đoạn trước.
Tuy nhiên, ông Cần cho rằng, những trường hợp rao bán khách sạn như ở Sa Pa vẫn là cá biệt bởi nhiều chủ đầu tư vẫn đang cố gắng cầm cự và hy vọng bệnh dịch sẽ qua nhanh.
“Nhiều khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng đều đang kêu khó khăn nhưng hiện các doanh nghiệp vẫn chưa chấp nhận bán rẻ. Họ đang nghe ngóng thị trường xem tình hình bệnh dịch như thế nào. Nếu dịch bệnh chỉ xuất hiện trong ngắn hạn, có thể họ sẽ phục hồi nhanh.”
Hoặc nếu ngân hàng giảm lãi suất xuống để hỗ trợ doanh nghiệp như theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới đây thì họ vẫn cầm cự được. Trong trường hợp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp không hiệu quả, khó khăn kéo dài, doanh nghiệp không thể cầm cự được, lúc đó họ mới tính các phương án chuyển nhượng dự án.
Vì thế, trường hợp như ca sỹ Ngọc Khuê rao bán khách sạn giữa lúc dịch bệnh cho thấy các chủ đầu tư đã bắt đầu “ngấm đòn” và sẽ buộc phải tính toán lại chiến lược đầu tư.
“Ít nhất phải 6 tháng đến một năm nữa, thị trường nếu có mới sôi động các hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản,” ông Cần nhận định.
Cơn ác mộng của các khách sạn
'Ngày nào cũng có khách sạn đóng cửa'
Ước tính du lịch Đà Nẵng thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2020.
Hàng loạt khách sạn lớn đóng cửa vì dịch Covid-19
Vinpearl - chuỗi khách sạn có số lượng phòng lớn nhất Việt Nam – đã quyết định đóng cửa tạm thời bảy khách sạn ở Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.