Bất động sản
Sáu vấn đề lớn cần hoàn thiện của Bộ Xây dựng
Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, gỡ khó về nguồn vốn trung, dài hạn, phát triển thị trường ổn định, bền vững là những nhiệm vụ lớn của Bộ Xây dựng trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận nội dung chất vấn của Quốc hội đối với nhóm vấn đề về lĩnh vực xây dựng, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có nhiều nỗ lực thực thi nhiều giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đô thị.
Diện mạo đô thị có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, cơ sở hạ tầng đô thị bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng người dân, chất lượng hạ tầng đô thị được cải thiện. Thị trường bất động sản có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và năng lực của các chủ thể tham gia thị trường.
Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng vẫn còn một số vấn đề bất cập, như một số quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn xa, chưa đồng bộ; việc điều chỉnh quy hoạch đô thị tại một số địa phương còn tùy tiện; cơ cấu nguồn lực tài chính cho thị trường bất động sản còn bất hợp lý; hoạt động của thị trường bất động sản thiếu ổn định; nguồn cung vật liệu phục vụ dự án, công trình trọng điểm quốc gia có những thời điểm còn thiếu và chưa ổn định…
Từ những bất cập, hạn chế nêu trên, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp thu đầy đủ các vị đại biểu Quốc hội, có các giải pháp hiệu quả để khắc phục.
Theo đó, thứ nhất, Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch đô thị, nông thôn. Các bộ ngành cần khẩn trương ban hành và triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị năm 2022 về Quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai hiệu quả Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu từ giai đoạn 2021 năm 2030, Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam 2030 và Đề án phát triển đô thị thông minh, bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.
Các quy hoạch cần quản lý chặt chẽ, bảo đảm đồng bộ giữa hạ tầng đô thị và hạ tầng giao thông, khắc phục tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông. Các đồ án quy hoạch cần được đẩy nhanh tiến độ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự đô thị, hoạt động xây dựng…
Thứ hai, Bộ Xây dựng và các bộ ngành cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, nhà ở và các quy định liên quan. Đặc biệt, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng dự án Luật sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Qua đó, các bộ ngành khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm các thủ tục hành chính để thúc đẩy phát triển xây dựng các dự án nhà ở bất động sản, đặc biệt là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tăng nguồn cung cho thị trường.
Thứ ba, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, cần có chính sách hiệu quả thu hút và tạo nguồn vốn trung, dài hạn, ổn định cho thị trường bất động sản. Kiểm soát chặt chẽ việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Thứ tư, các cơ quan quản lý cần quản lý chặt chẽ để ngăn chặn việc chia tách, phân lô bán nền tại khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng. Tăng cường việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, đầy đủ về quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản và thị trường bất động sản.
Bộ Xây dựng cần có biện pháp xử lý để kịp thời bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, đẩy giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, trục lợi bất hợp pháp. Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhất là hoạt động giao dịch, huy động vốn kinh doanh bất động sản cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm.
Thứ năm, về vấn đề nhà ở xã hội, cần sớm ban hành và thực hiện hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, các ngân hàng cần có giải pháp để tích cực triển khai cho vay, hỗ trợ lãi suất đối với các dự án cải tạo nhà chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua theo quy định của Nghị quyết 43/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Các bộ ngành cần có chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người có công, các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định. Bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, xác định danh mục trụ sở cơ sở cần phải di dời, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ di dời khỏi nội đô thành phố Hà Nội.
Chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, các dự án nhà xã hội, nhất là nhà xã hội cho thuê, thuê mua cần sớm ban hành và thực hiện hiệu quả.
Thứ sáu, liên quan đến vật liệu xây dựng, ông Phương cho rằng, Bộ Xây dựng cần sớm hoàn thiện đổi mới số hóa, mã hóa thống nhất, hệ thống định mức đơn giá xây dựng, rà soát, bổ sung các định mức cốt lõi có ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư xây dựng công trình, các chỉ tiêu vốn đầu tư, đơn giá xây dựng tổng hợp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các vật liệu xây dựng phục vụ công trình, dự án trọng điểm quốc gia.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu xanh, vật liệu mới, vật liệu thay thế trong xây dựng công trình, đặc biệt là đối với các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố giá vật liệu, giá xây dựng theo quý, theo tháng, bảo đảm cung cấp vật liệu xây dựng và đúng giá niêm yết, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các biểu hiện hoạt động gom hàng, thổi giá vật liệu xây dựng trong tình hình hiện nay, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận.
Thế khó của sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường
Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong ngắn hạn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn do việc kiểm soát dòng vốn đầu tư, ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô và hệ thống pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập.
Thủ tướng: Cần xây dựng niềm tin với thương hiệu Việt
Niềm tin đó được hội tụ bởi nhiều nhân tố như chất lượng, giá trị sản phẩm, đạo đức kinh doanh chuẩn mực, hình ảnh người đứng đầu doanh nghiệp tốt, sự đóng góp, tính nhân văn của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, với đất nước và với các đối tác, bạn bè quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra cách xây dựng và nâng hạng thương hiệu quốc gia, cũng như thương hiệu của các doanh nghiệp Việt.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình – Nhà thầu xây dựng số 1 Việt Nam
Vào thời điểm hiện tại, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã vươn lên đứng đầu Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín Việt Nam từ con số 0, đang định hướng phát triển ra thị trường quốc tế.
Xây dựng căn hộ dịch vụ cho thuê như thế nào để tối ưu hóa?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong vai trò tư vấn khai thác đầu tư, thi công xây dựng các công trình căn hộ dịch vụ cho thuê, tòa nhà văn phòng… Nguyên Phát đã đúc kết được 3 tiêu chí quan trọng để giúp các chủ đầu tư phát triển được mô hình kinh doanh căn hộ dịch vụ cho thuê hiệu quả về kinh tế lẫn giá trị bền vững.
LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.