Phát triển bền vững

Tuyên chiến với tẩy xanh

Phạm Sơn Chủ nhật, 06/08/2023 - 10:48

Hành vi truyền thông, công bố thông tin về phát triển bền vững một cách thiếu cơ sở hoặc gian dối của doanh nghiệp có thể khiến người tiêu dùng đánh mất lòng tin vào những sản phẩm, dịch vụ bền vững.

Lực lượng kiểm tra hiệu quả nhất đối với cam kết của doanh nghiệp chính là cộng đồng người tiêu dùng. Ảnh: Hoàng Anh

Tháng 6/2022, hãng thời trang H&M bị tố khi làm giả số liệu về mức độ phát thải của các sản phẩm thời trang. Sự việc chưa lắng xuống thì hãng thời trang toàn cầu đến từ Thụy Điển này lại tiếp tục bị vạch trần sự gian dối của chiến dịch tái chế quần áo cũ. 

Cụ thể, thay tìm giải pháp tái chế, H&M gửi những món đồ thời trang thu gom được tới bán rẻ lại tại các nước nghèo ở châu Phi.

Hành vi gian dối đối với việc công bố thông tin hoặc quảng cáo về tính bền vững của sản phẩm, dịch vụ, tương tự như những gì H&M đã làm, được gọi là tẩy xanh.

Cùng với xu thế tăng trưởng xanh, hành vi tẩy xanh ngày càng phổ biến. Theo một điều tra của Ủy ban châu Âu, khoảng hơn 50% số cam kết và chiến dịch truyền thông về phát triển bền vững tại các nước Liên minh châu Âu dựa trên thông tin thiếu rõ ràng, thiếu cơ sở khoa học và có dấu hiệu tẩy xanh. 

Điều này cho thấy, ngay cả ở những thị trường phát triển cũng có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tẩy xanh để lừa gạt lòng tin của người tiêu dùng.

Đưa ra con số hơn 50% nói trên tại diễn đàn Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại, bà Phạm Quế Anh, chuyên gia của Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Đức, đặt câu hỏi, người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao hơn vì lựa chọn tiêu dùng bền vững nhưng sẽ thế nào nếu phải trả giá cao hơn cho cả những sản phẩm, dịch vụ kém bền vững?

Chuyên gia này nhìn nhận, sự thiệt hại của người tiêu dùng sẽ kéo theo việc đánh mất lòng tin vào những cam kết bền vững của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp chấp nhận bỏ chi phí cao hơn để thực hành bền vững một cách nghiêm túc sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề bởi người tiêu dùng dần không còn “mặn mà” với sản phẩm, dịch vụ xanh.

TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, viện này là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, trong đó có nội dung tập trung hướng đến việc tạo ra một thể chế bắt buộc doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ xanh.

Đồng tình với những lo ngại của bà Quế Anh, ông Thọ cho biết, thực tế, trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những quy định nhằm ngăn chặn hành vi tẩy xanh của doanh nghiệp, có thể kể đến như công cụ nhãn dán sinh thái, phân loại sản phẩm xanh.

Thời gian tới, cùng với các công cụ khuyến khích kinh tế tuần hoàn, những công cụ điều chỉnh hành vi tẩy xanh cũng sẽ được đẩy mạnh triển khai. 

Theo ông Thọ, các tiêu chuẩn phân loại sẽ không chỉ là cơ sở để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm mà còn sẽ trở thành tiêu chí để doanh nghiệp nhận đầu tư, vay vốn, phát hành trái phiếu xanh hoặc nhận các ưu đãi về thuế, phí.

Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, dự kiến đi vào hiệu lực từ nửa cuối năm 2024, cũng đưa ra trách nhiệm của người bán là phải cung cấp thông tin chính xác liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có hành vi lừa dối khách hàng sẽ chịu phạt hành chính.

Để ngăn chặn hành vi tẩy xanh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 cũng nhấn mạnh trách nhiệm của bên thứ ba, tức là các đơn vị truyền thông và người nổi tiếng có cung cấp dịch vụ quảng cáo.

Cụ thể, bên thứ ba phải nêu rõ bản thân mình đang quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, đồng thời phải thực hiện mọi biện pháp nhằm kiểm chứng thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thông tin cung cấp sai sự thật.

Khi bị phát hiện đang “gian dối”, doanh nghiệp vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, vừa bị thiệt hại nặng nề do đánh mất niềm tin của khách hàng và đối tác.

Ông Đào Xuân Lai, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và môi trường, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, nhìn nhận, để khuyến khích tiêu dùng bền vững, điều kiện tiên quyết cần có là sự chia sẻ thông tin rõ ràng, minh bạch và đáng tin cậy.

Ông Lai gợi ý, Việt Nam hoàn toàn có thể ứng dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó minh bạch hóa thông tin tới người tiêu dùng.

Điều này không chỉ thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong nước mà còn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang một số thị trường tiên tiến, trong bối cảnh các thị trường này ngày càng yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn bền vững của sản phẩm nhập khẩu.

Thực tế, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ quét mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là các loại nông sản. Ông Bùi Bá Chính, Phó giám đốc Trung tâm Mã số mã vạch quốc gia, cho biết, việc truy xuất cơ sở dữ liệu thông qua mã QR đang ngày càng phổ biến, được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, là cơ sở để có thể triển khai truy xuất nguồn gốc qua mã QR một cách đồng bộ đối với tất cả các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện tượng doanh nghiệp cung cấp sai thông tin sản phẩm vẫn có thể xảy ra, trong khi các cơ quan chức năng không thể thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên bởi không đủ nguồn lực và cũng không muốn can thiệp quá sâu làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Về điều này, ông Chính nhấn mạnh, lực lượng kiểm tra hiệu quả nhất chính là cộng đồng người tiêu dùng và toàn xã hội. Thông qua tích cực nâng cao kiến thức về sản phẩm xanh và cẩn thận trong quyết định chi tiêu, người tiêu dùng cũng có thể phát hiện ra hành vi tẩy xanh của doanh nghiệp, từ đó báo cáo với cơ quan chức năng hoặc sử dụng “áp lực xã hội” để buộc doanh nghiệp phải nghiêm túc hơn trong việc công bố thông tin.

Trước đó, trao đổi với TheLEADER, TS. Quách Thị Xuân, Điều phối viên Liên minh Không rác Việt Nam, nhìn nhận, doanh nghiệp không nên thực hiện hành vi tẩy xanh bởi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra”. Khi bị phát hiện đang “gian dối”, doanh nghiệp vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, vừa bị thiệt hại nặng nề do đánh mất niềm tin của khách hàng và đối tác.

Còn theo ông Vũ Chí Công, Giám đốc ESG của Quỹ đầu tư VinaCapital, doanh nghiệp không cần thiết phải “tô vẽ” quá mức các hoạt động hướng đến phát triển bền vững với mong muốn thu hút nhà đầu tư.

Ông cho biết, nhà đầu tư quốc tế hoàn toàn chấp nhận doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để triển khai các giải pháp bền vững, miễn là doanh nghiệp chứng minh được tầm nhìn cũng như sự quyết tâm.

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Phát triển bền vững -  1 năm
Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.
Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Phát triển bền vững -  1 năm
Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.
Để tiêu dùng xanh không còn 'đắt đỏ'

Để tiêu dùng xanh không còn 'đắt đỏ'

Phát triển bền vững -  1 năm

Chi phí là một trong những rào cản lớn khiến người tiêu dùng khó tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ bền vững.

Tiêu dùng xanh lên ngôi

Tiêu dùng xanh lên ngôi

Phát triển bền vững -  1 năm

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ bền vững, đồng thời đặt kỳ vọng nhiều hơn cho các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có đạo đức, có trách nhiệm.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm, không chỉ sạch sẽ, hợp vệ sinh, không gây hại đến môi trường mà còn phải có chất lượng cao và đáp ứng tiêu chuẩn phúc lợi động vật.

Để cam kết bền vững không chỉ là những ‘lời hứa suông’

Để cam kết bền vững không chỉ là những ‘lời hứa suông’

Phát triển bền vững -  3 năm

Nếu bất chấp những hành động “có vẻ” như đang bảo vệ môi trường nhưng không mang tính thực chất, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với sự quay lưng, thậm chí là làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  22 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  6 ngày

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

'Chiến binh xanh' và hành trình Vì một Việt Nam văn minh với rác

Phát triển bền vững -  1 tuần

"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  14 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  16 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  16 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  19 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  20 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  21 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  22 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều