Tiêu điểm
Việt Nam nằm trong số ít nền kinh tế có triển vọng tích cực năm 2023
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vượt 6% cả năm nay và năm sau, thúc đẩy bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tại buổi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây, ông Mathias Cormann, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam trong Chương trình Đông Nam Á.
Ông bày tỏ ấn tượng về thành tựu phát triển của Việt Nam hơn 30 năm qua. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế có kết quả phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, và triển vọng tích cực năm 2023, trong khi các nền kinh tế khác gặp nhiều khó khăn do lạm phát, khủng hoảng năng lượng, lương thực...
Vị Tổng thư ký ấn tượng với chủ trương, đường lối, cách thức phát triển của Việt Nam, và nhận định rằng, thành quả phát triển trên cho thấy Việt Nam đã có chính sách, hướng đi đúng đắn, nhất là việc chuyển hướng từ "zero Covid" sang mở cửa, phục hồi kinh tế hiệu quả.
Ông cho biết và cam kết OECD sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển, và sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong phục hồi, cải cách kinh tế, hướng đến các mục tiêu phát triển xanh và bền vững.
Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế cao cấp Việt Nam – OECD 2022, ông Mathias Coman nhận định triển vọng tăng trưởng của Việt Nam tương đối mạnh, với dự báo tốc độ tăng GDP sẽ vượt 6% cả năm nay và năm sau.
Tăng trưởng sẽ được thúc đẩy bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi các doanh nghiệp trong OECD tìm đến Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Do đó, trước những thách thức phía trước, Việt Nam cần đẩy mạnh các nỗ lực cải cách để đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Vị tổng thư ký OECD cũng lưu ý trong bối cảnh khu vực và thế giới còn nhiều thách thức phức tạp như lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng lương thực, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các thách thức và cú sốc trong tương lai.
Theo đó, trước hết, Việt Nam cần thích ứng với điều kiện dân số già đi, và cải cách cơ cấu dân số để giảm tải áp lực với lực lượng lao động. Do đó, cần cải thiện hệ thống lương hưu, phúc lợi.
Không chỉ vậy, Việt Nam được hưởng lợi từ việc mở cửa thương mại, vì thế cần cải thiện hơn nữa, tự do hóa hơn nữa các thị trường dịch vụ. Cùng với đó là tập trung vào các lĩnh vực sáng sạo, chuyển đổi số, khoa học công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao, tạo việc làm và nâng cao cuộc sống người dân.
Tuy nhiên, đi cùng là những thách thức về bất bình đẳng giới, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, đòi hỏi cần dung hòa và xử lý hiệu quả. Đây sẽ là những lĩnh vực mà OECD có thể hỗ trợ cho Việt Nam, ông Mathias Coman cho biết.
Ngoài ra, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại COP26 về chống biến đổi khí hậu. Do vậy, ngành nông nghiệp là một mũi nhọn cần tính đến, trong đó, cần thúc đẩy năng suất phù hợp với chi phí sản xuất bỏ ra để thích ứng biến đổi khí hậu.
Tại buổi tiếp đại diện OECD, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các nền tảng xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh xây dựng ba trụ cột gồm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; phát triển dựa vào nguồn lực bên trong (con người, văn hóa, truyền thống…) là chiến lược, cơ bản, lâu dài, và quyết định, nguồn lực bên ngoài (nguồn vốn, công nghệ…) là quan trọng, đột phá.
Cùng với đó, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trên nền tảng ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, đối tác tin cậy, trách nhiệm vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển.
Bên cạnh đó, mọi chính sách đều hướng đến con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực và mục tiêu của phát triển.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam coi trọng hợp tác và tư vấn chính sách của OECD, sẵn sàng phối hợp với OECD cung cấp số liệu để có được các nghiên cứu, phân tích, phản ánh và tư vấn chính sách khách quan, đa chiều.
Thủ tướng đề nghị OECD tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, quản trị rủi ro, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy các động lực phát triển kinh tế như tiêu dùng, xuất khẩu, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.
Cùng với đó, hỗ trợ Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng năng suất, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như nghiên cứu giải pháp giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…
Phó thủ tướng: Thương mại quốc tế không chỉ phục vụ tăng trưởng kinh tế
Giải pháp trọng tâm cho tăng trưởng xanh
Kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi sang năng lượng sạch là 2 giải pháp tạo ra tác động lan tỏa cho nền kinh tế, thúc đẩy cả nền kinh tế chuyển đổi vận hành theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Chuyên gia World Bank chỉ ra động lực tăng trưởng bền vững cho Việt Nam
Theo chuyên gia World Bank, kinh tế xanh và kinh tế số là những động lực tăng trưởng bền vững cho kinh tế Việt Nam giữa bối cảnh nhiều biến động.
‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’
Trước áp lực ngày càng gia tăng lên công tác điều hành chính sách vĩ mô trong cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia khẳng định Việt Nam vẫn sẽ duy trì "mục tiêu kép", vừa ổn định vĩ mô, vừa giữ đà tăng trưởng.
Thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới theo 5 nguyên tắc và 13 nhóm nhiệm vụ
Việt Nam xác định ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội là một mục tiêu ưu tiên vừa mang tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian còn lại năm 2022 và những năm tiếp theo, theo Thủ tướng.
Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới
Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Ngành sản xuất mất động lực tăng trưởng
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Dấu chân trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.
Vietnam Airlines tiên phong sử dụng nhiên liệu bền vững trên các chuyến bay từ châu Âu
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu từ ngày 1/1/2025.
Khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực thi văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Chiến lược một đích đến cho mọi nhu cầu ở Be Group
Từ những bước tiến vững chắc với dịch vụ vận tải, Be đã vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt.