4 điểm yếu của du lịch Việt

Quỳnh Chi Thứ ba, 26/01/2021 - 08:56

Những hạn chế về cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và công tác xúc tiến du lịch vẫn là những yếu tố kìm chân trên con đường phát triển của du lịch Việt Nam.

Cầu Vàng (Đà Nẵng)

Năm 2020 đầy biến động với sự bùng phát và diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng đến các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Trong đó, du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh người dân hạn chế đi lại, đặc biệt là trong những ngày giãn cách xã hội. 

Sau khi dịch bệnh về cơ bản được kiểm soát ở Việt Nam, các doanh nghiệp và hiệp hội đã không ngừng nỗ lực họp bàn và đưa ra các phương án để "cứu" ngành du lịch, nổi bật trong đó là các phương án kích cầu du lịch nội địa. 

Tuy nhiên, xét về lâu dài, những người làm du lịch Việt Nam cần có một cái nhìn dài hạn hơn. Khi các doanh nghiệp và tổ chức đang "tìm cơ trong nguy", coi thời điểm đại dịch là lúc để lắng lại, nhìn lại những điểm yếu của bản thân và tìm phương án khắc phục cũng như nâng cấp chính mình. 

Với ngành du lịch Việt, Chủ tịch Lux Group Phạm Hà nhận định, hiện có bốn hạn chế lớn nhất liên quan đến cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và xúc tiến du lịch.

Thứ nhất, ông Hà cho rằng, mặc dù được coi là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng chính sách phát triển du lịch của Việt Nam chưa cởi mở và thông thoáng. Chính sách miễn visa cho du khách quốc tế vào Việt Nam là một ví dụ điển hình. 

"Chúng ta cần nhìn sang các nước hàng xóm có ngành du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore để mạnh dạn mở tung cánh cửa chào đón du khách vào Việt Nam", ông Hà nói. 

Bên cạnh đó, doanh nhân này cho rằng những chính sách cục bộ, ngăn sông cấm chợ, thiếu khuyến khích phát triển du lịch cần được gỡ bỏ càng sớm càng tốt, chẳng hạn như quy định không cho phép tàu Hải Phòng đón khách ở Hạ Long hay đưa khách sang thăm quan vịnh Hạ Long.

Hạn chế thứ hai về nguồn nhân lực. Việt Nam thiếu trầm trọng đội ngũ lao động có kỹ năng và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. 

Nhân sự trong nhiều khách sạn, nhà hàng và khu du lịch, đặc biệt là ở những khu vực xa thành phố lớn vẫn thiếu chuyên nghiệp, chất lượng kém, chưa đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi cho khách du lịch hạng sang. 

Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp còn thiếu và chuyên môn yếu, đặc biệt là hướng dẫn viên nói được các ngoại ngữ hiếm như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Pháp,... 

"Chúng ta cần chú trọng đào tạo không chỉ kiến thức chung, mà còn đào tạo theo chuẩn năng lực gồm thái độ, hiểu biết và các kỹ năng làm việc", ông Hà nói. 

4 điểm yếu của du lịch Việt
Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group

Theo đó, phát triển du lịch phải song song với đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Muốn phục vụ được khách 4 - 5 sao thì phải có nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn này. 

Công tác đào tạo cần được thực hiện một cách bài bản ngay từ trong trường, gắn với thực tiễn công việc để khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc tại các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn mà không phải đào tạo lại.

Hạn chế lớn nữa là về sản phẩm du lịch. Chủ tịch Lux Group chỉ ra, hiện du lịch Việt đang thừa các sản phẩm giống nhau, nhưng thiếu các sản phẩm độc đáo. Khách du lịch hạng sang không những cần những sản phẩm cao cấp đáp ứng cao nhất những nhu cầu và mong muốn của họ, mà còn cần những trải nghiệm, những sản phẩm không thể tìm thấy ở bất cứ đâu. 

Ví dụ, du khách có thể dễ dàng mua vé lên tàu đi thăm Vịnh Hạ Long theo các chương trình được phổ biến trên rất nhiều phương tiện truyền thông và được cung cấp bới bất cứ công ty du lịch nào. Tuy nhiên, để có những trải nghiệm trên du thuyền Heritage Cruises sang trọng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao nhưng thuần phong cách Việt, lấy cảm hứng từ di sản văn hóa và lịch sử Việt Nam thì không dễ mà có được.

Ngoài ra, du lịch Việt cũng thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí cả về số lượng và tính hấp dẫn ở các địa điểm du lịch và các khu nghỉ dưỡng. Nhiều du khách nước ngoài, hay còn gọi là khách Tây cho biết, họ thường đi cùng với bạn bè vào ban đêm uống vài ly bia, đi dạo loanh quanh rồi về khách sạn ngủ. 

Khách du lịch, đặc biệt là khách hạng sang, không có chỗ chơi hay nơi để tiêu tiền, nên thay vì chọn đến Việt Nam hay quay lại Việt Nam, thì họ thường có xu hướng lựa chọn Thái Lan, Indonesia hay các điểm đến khác có nhiều tổ hợp giải trí về đêm kết hợp với nghỉ dưỡng.

Cuối cùng là hạn chế về xúc tiến du lịch. Các hoạt động xúc tiến du lịch cấp quốc gia, cấp tỉnh/ thành phố chưa bài bản, chưa có nhiều sản phẩm đặc trưng, chưa có chiến lược lâu dài mang tính bền vững, khiến cho hiệu quả xúc tiến chưa cao. 

Muốn quảng bá những điểm mạnh của Du lịch Việt Nam bao gồm con người, văn hóa, ẩm thực và kỳ quan thiên nhiên thì không chỉ bằng các hoạt động như triểm lãm, roadshow (trình diễn sản phẩm) mà còn cần xúc tiến thông qua các kênh ngoại giao và kinh tế.

Báu vật của du lịch Việt Nam

Báu vật của du lịch Việt Nam

Ống kính -  3 năm
Người gầy dựng đặt cho nơi này là “Một thoáng Việt Nam”, nhưng một ngày quả thật chỉ mới xem “một thoáng”, biết “một thoáng”, chưa đủ để chiêm nghiệm hết một công trình nhỏ thôi, nhưng là một công trình nghiêm túc, biến mảnh đất bưng biền ngày nào thành một nơi lưu giữ “kho báu vật” được tìm kiếm, sưu tập trên mọi miền đất nước.
Báu vật của du lịch Việt Nam

Báu vật của du lịch Việt Nam

Ống kính -  3 năm
Người gầy dựng đặt cho nơi này là “Một thoáng Việt Nam”, nhưng một ngày quả thật chỉ mới xem “một thoáng”, biết “một thoáng”, chưa đủ để chiêm nghiệm hết một công trình nhỏ thôi, nhưng là một công trình nghiêm túc, biến mảnh đất bưng biền ngày nào thành một nơi lưu giữ “kho báu vật” được tìm kiếm, sưu tập trên mọi miền đất nước.
Chưa đủ hút khách du lịch, Hà Nội chủ yếu là điểm trung chuyển

Chưa đủ hút khách du lịch, Hà Nội chủ yếu là điểm trung chuyển

Tiêu điểm -  3 năm

Hà Nội cần phát triển các sản phẩm du lịch để 'níu chân' du khách chứ không chỉ là điểm trung chuyển như hiện nay.

Phục hồi du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Phục hồi du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển bền vững -  3 năm

Du lịch Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát thành công. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng rác thải có thể trở thành những nguy cơ đe dọa tới ngành du lịch trong dài hạn.

Du lịch hồi phục, kinh doanh lưu trú Sa Pa lại 'phất như diều'

Du lịch hồi phục, kinh doanh lưu trú Sa Pa lại 'phất như diều'

Bất động sản -  3 năm

Ở một điểm đến gần như không có khái niệm “mùa thấp điểm”, kinh doanh lưu trú tại Sa Pa luôn là mảnh đất màu mỡ. Khi dòng khách tấp nập trở lại “thành phố trong sương”, những cơ hội mới cũng mở ra cho giới đầu tư.

Du lịch Quảng Ninh kỳ vọng khởi sắc năm 2021

Du lịch Quảng Ninh kỳ vọng khởi sắc năm 2021

Tiêu điểm -  3 năm

Từ ngày 1/1/2021, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm giá vé từ 50-100% tại các điểm tham quan, lưu trú vịnh Hạ Long, bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  1 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  2 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  3 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  4 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Dấu hiệu đảo chiều của thị trường bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Thị trường bất động sản đang cho thấy những dấu hiệu đảo chiều rõ rệt sau chu kỳ biến động, với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc từ đầu năm 2024.

Sun Urban City Phủ Lý đón đầu vị trí trung tâm kết nối của Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý đón đầu vị trí trung tâm kết nối của Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý hưởng lợi nhờ việc liên tục nâng cấp và mở rộng hạ tầng giao thông của Hà Nam, đưa địa phương này thành trung tâm kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng.