JICA: Nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Việt Nam

Hương Giang Thứ hai, 17/10/2022 - 09:34

Sau Hàn Quốc, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong 5 nền kinh tế lớn nhất tại Châu Á đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, quá trình triển khai các dự án hợp tác tại Việt Nam vẫn có những khó khăn nhất định.

Ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, phát biểu trong họp báo giữa kỳ của JICA Việt Nam

Nỗ lực hỗ trợ Việt Nam tăng tỷ lệ nội địa hóa

Trong lĩnh vực công nghiệp, tầm quan trọng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu tăng mạnh kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Trước đây, các chuỗi cung ứng được hình thành tập trung ở một vài quốc gia chủ lực, nhưng hiện có xu hướng mở rộng ra nhiều nơi khác nhau.

Xu hướng này cũng xuất hiện ngay trong phạm vi Nhật Bản, và Việt Nam cũng đang trở thành một điểm đến triển vọng trong xu hướng mở rộng này, bởi Việt Nam là một trong những quốc gia có triển vọng trong mở rộng chuỗi cung ứng. Hiện tại, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong 5 nền kinh tế lớn nhất tại Châu Á đầu tư vào Việt Nam, sau Hàn Quốc.

Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam hầu như không thay đổi nhiều so với khoảng 10 năm trước đây. Ví dụ: tỷ lệ nội địa hóa ở Trung Quốc là khoảng 60%, ở Thái Lan là gần 50%, còn ở Việt Nam tỷ lệ này chỉ trên dưới 30%, hầu như không thay đổi trong 10 năm trở lại đây. Nhận biết được tình hình đó, JICA hiện đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam.

Cụ thể là JICA hiện đang triển khai dự án cung cấp hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, thông qua đó, tiếp nhận nhu cầu của các doanh nghiệp này và tìm kiếm các doanh nghiệp phù hợp, đồng thời hỗ trợ bổ sung về kỹ thuật các điểm còn thiếu sót. Việc hướng dẫn này sẽ do chuyên gia Nhật Bản đảm nhiệm.

Cùng với dự án trên, trong lĩnh vực đào tạo lao động có tay nghề (công nhân lành nghề), JICA đang lên kế hoạch cùng với Chính phủ Việt Nam xây dựng dự án vốn vay ODA hỗ trợ 13 trường đào tạo nghề. Nếu các thủ tục được hoàn tất và dự án được triển khai, JICA kỳ vọng công tác đào tạo lao động trẻ có tay nghề cao trong thời gian tới sẽ có những phát triển nhất định.

Một trong những đặc điểm trong các hợp tác của JICA là các chuyên gia Nhật Bản sẽ có mặt để hỗ trợ trong thời gian đầu, tuy nhiên, mục tiêu mà JICA luôn mong muốn hướng đến trong các hợp tác đó là cuối cùng chính người Việt Nam có thể truyền tải tri thức cho người Việt Nam.

Quá trình hợp tác còn nhiều khó khăn

Trong Covid-19, nhiều công trình công cộng tại Việt Nam bị đình trệ, các dự án của JICA trong đó có công trình tuyến đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến các hoạt động đi lại trong nước cũng như xuất nhập cảnh bị hạn chế.

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, hàng năm JICA có thể phái cử hàng chục chuyên gia sang Việt Nam công tác, đào tạo khoảng 300 học viên Việt Nam tại Nhật Bản, tuy nhiên trong thời gian dịch COVID-19, tất cả các hoạt động này đều phải thực hiện trực tuyến, 40 tình nguyện viên (TNV) JICA hoạt động tại Việt Nam đã phải quay về Nhật Bản vào thời gian đó.

Tuy vậy, JICA đã nỗ lực giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng này đến hoạt động, khôi phục nhanh chóng hoạt động của các dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch trong thời gian sớm nhất có thể, nhanh chóng triển khai việc phái cử lại tình nguyện viên.

Theo đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới mà JICA phái cử tình nguyện viên trở lại sau dịch COVID-19. Hiện nay, cùng với chính sách “sống chung với COVID-19” của Việt Nam, các hoạt động của JICA đã trở lại bình thường như trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Ngoài ra, ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, trong quá trình triển khai hợp tác tại Việt Nam nói chung, JICA còn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề thủ tục. Cụ thể, nhiều dự án bị đình trệ, giải ngân chậm trễ do sự phức tạp và chồng chéo trong các thủ tục theo nghị định, quy định của Việt Nam, nhiều dự án cần phải đợi lãnh đạo cấp cao phê duyệt đối với những thay đổi rất nhỏ trong dự án…

Đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong tương lai, vì vậy, JICA Việt Nam hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có những quyết sách mới để thúc đẩy hoàn thành chắc chắn và hiệu quả các dự án đang triển khai, đồng thời hình thành các dự án mới phù hợp với chủ trương của Việt Nam.  

JICA: Việt Nam cần tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng

JICA: Việt Nam cần tiếp tục nâng cao cơ sở hạ tầng

Tiêu điểm -  2 năm

Ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) bày tỏ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục coi ODA là một phương thức để huy động vốn và nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến một cách thuận tiện, hiệu quả.

JICA cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu kép

JICA cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu kép

Tiêu điểm -  2 năm

Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam Shimizu Akira cho biết, các hợp tác, hỗ trợ Việt Nam thời gian tới của cơ quan này sẽ đi theo mục tiêu kép với các dự án tập trung vào lĩnh vực y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

JICA và VPBank ký khoản vay 75 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp do nữ lãnh đạo

JICA và VPBank ký khoản vay 75 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp do nữ lãnh đạo

Tiêu điểm -  3 năm

Khoản tín dụng thông qua VPBank sẽ cung cấp hơn 30% tổng tín dụng cho các doanh nghiệp do phụ nữ kinh doanh và làm chủ.

3 mối quan tâm của sếp JICA tại Việt Nam

3 mối quan tâm của sếp JICA tại Việt Nam

Leader talk -  3 năm

Tăng cường hơn nữa hệ thống y tế, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, duy trì mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là ba mối quan tâm hàng đầu của ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện văn phòng JICA Việt Nam trong dịp đầu xuân năm mới.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.