Sở hữu trí tuệ

Metaverse, NFT: Có hay không cần điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ

Hương Giang Thứ hai, 03/10/2022 - 13:57

Trong năm qua, rất nhiều chuyên gia đã dự đoán về những tác động toàn diện của metaverse và NFT đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi: liệu luật pháp có nhất thiết phải tạọ ra những quy định mới để thích ứng với những thay đổi này hay không?

Nhiều tranh cãi về luật sở hữu trí tuệ về NFT và metaverse (Ảnh: WIPO)

Nói cách khác, luật nên thích ứng với metaverse hay metaverse nên thích ứng với luật?

Nhu cầu cấp thiết?

Kể từ khi Internet trỗi dậy vào khoảng hơn hai thập kỷ trước, chúng ta đã bắt đầu làm quen với những nền tảng mạng xã hội và trò chơi điện tử độc lập như: Facebook, Instagram, Fortnite, TikTok và Roblox. Metaverse hứa hẹn khả năng kết nối những môi trường ảo với nhau nhờ chuyển động điện cơ đồ (EMG) và giao thức tương tác trực tiếp giữa các tín hiệu não với một thiết bị bên ngoài (BCI).

Trong metaverse, các công ty sẽ có thể khai thác toàn bộ tiềm năng về dữ liệu mà họ đã thu thập được. Ngành công nghệ và công nghiệp trò chơi điện tử đang chuẩn bị rất nhiều cho sự ra đời của metaverse: một mạng lưới thế giới ảo 3D, nơi con người có thể tương tác với nhau về mặt kinh tế và xã hội, chủ yếu thông qua hình đại diện.

Bất chấp sự chú ý lớn của giới truyền thông, metaverse vẫn còn lâu mới trở thành hiện thực. Điều này phần lớn là do những yêu cầu tính toán khắt khe và các giao thức chuẩn hóa cần thiết của metaverse.

Ngược lại, NFT đã xuất hiện được một thời gian. NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) - tương tự như Bitcoin - để tạo ra một chuỗi mã độc nhất, đại diện cho một vật phẩm nào đó và mang tính chất không thể thay thế đối với những hình ảnh, đồ họa hoặc video đã được nhúng trong mã thông báo. Điều này đã tạo nên tính độc đáo, giá trị và khả năng giao dịch của NFT.

Do đó, hiện tại, nhiều người mong muốn rằng pháp luật sẽ ra những quy định mới về NFT và metaverse, nhằm bảo vệ người dùng khi tương tác trong thế giới ảo.

Trong 30 năm qua, những quốc gia có hệ thống Internet phát triển mạnh mẽ đã thiết lập những quy tắc mới để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử, những tội phạm liên quan đến công nghệ, quyền của người tiêu dùng đối với nội dung kỹ thuật số và trách nhiệm của những nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Pháp luật không phải lúc nào cũng chậm hơn công nghệ!

Metaverse là một vũ trụ ảo nơi con người sử dụng những hình ảnh đại diện để có thể điều khiển những vật phẩm ảo, chẳng hạn như xe cộ, vũ khí hoặc đồ nội thất. Tất cả những vật phẩm này có thể sẽ mang nhãn hiệu hoặc tác phẩm có bản quyền.

Bởi vì luật sở hữu trí tuệ bảo hộ những yếu tố vô hình của một đối tượng, cả đối tượng vật lý và đối tượng ảo.Vì vậy, những người xây dựng metaverse sẽ phải tôn trọng quyền của những nhà phát minh, nhà thiết kế và chủ sở hữu của những dấu hiệu phân biệt như trong thế giới thực.

Do đó, chủ thể quyền có quyền truy tố bất cứ ai có hành vi vi phạm quyền SHTT của họ trong metaverse. Ví dụ, khi tài sản trí tuệ của họ được gắn vào ví hoặc áo khoác ảo trong hình đại diện của nhân vật trong metaverse.

Về NFT, những quy định về sở hữu trí tuệ cũng được áp dụng tương tự. Nếu một tác phẩm gốc đã được bảo vệ quyền tác giả, thì bất kỳ ai muốn mã hóa tác phẩm đó thành NFT sẽ cần phải xin phép chủ sở hữu bản quyền của tác phẩm đó trước khi sử dụng.

Từ quan điểm pháp lý, Công ước Berne (với 181 quốc gia tham gia) về việc bảo hộ những tác phẩm văn học và nghệ thuật quy định rằng: những quốc gia ký kết phải cấp độc quyền cho các tác giả đối với những tác phẩm của họ theo bất kể loại hình hoặc hình thức thể hiện nào.

Vào năm 1996, thỏa thuận này đã bổ sung quy định rằng bất cứ hoạt động lưu trữ tác phẩm nào dưới dạng kỹ thuật số (chẳng hạn như NFT hoặc metaverse) sẽ cần sự chấp thuận trước của chủ sở hữu bản quyền.

Vậy, trên thực tế, không phải lúc nào luật cũng đi chậm hơn so với công nghệ!

Những thách thức mới đối với chủ sở hữu quyền SHTT

Tuy nhiên, những hình thức giải trí mới này đã đặt ra một số thách thức đối với chủ sở hữu quyền SHTT.

Tác giả, nhà sản xuất, nhà xuất bản và chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền đối với những tài sản vô hình của họ. Tuy nhiên, những quyền này không phải là tuyệt đối, vì Công ước Berne đã quy định một số trường hợp mà họ có thể không thực hiện các quyền đó.

Với một số mục đích sử dụng, chẳng hạn như sao chép tác phẩm văn học để trích dẫn sách hoặc sử dụng nhãn hiệu để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của chủ sở hữu thương hiệu ngoài môi trường độc quyền của chủ sở hữu.

Về nguyên tắc, nếu chúng ta muốn sử dụng nhãn hiệu của bất kỳ công ty nào trong NFT hoặc trong metaverse, chúng ta cần phải xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu đó.

Tuy vậy, trong mộ số trường hợp, chủ sở hữu quyền không được thực thi quyền của họ một cách đầy đủ trên môi trường kỹ thuật số. Chẳng hạn, năm 2017, nhà sản xuất xe quân sự nổi tiếng AM General LLC, đã kiện nhà phát hành nhượng quyền trò chơi điện tử Call of Duty vì đã sử dụng nhãn hiệu và sao chép thiết kế chiếc xe Humvee của hãng.

Tuy nhiên, Tòa án quận Hoa Kỳ, Quận phía Nam của New York đã kết luận rằng mục tiêu của Activision là phát triển một trò chơi điện tử mô phỏng thực tế chiến tranh hiện đại, việc sử dụng phương tiện và nhãn hiệu của họ có giá trị nghệ thuật và do đó không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của AM General LLC.

Tòa án nói gì?

Tương tự, nhiều người đã sử dụng nội dung thuộc lĩnh vực bản quyền trong môi trường số mà không được phép.

Một trong những trường hợp điển hình đó là: Solid Oak Sketches, chủ sở hữu bản quyền của một số hình xăm đã kiện nhà phát hành nhượng quyền trò chơi điện tử nổi tiếng NBA 2K, vì nhà phát hành game này đã dùng hình xăm của họ cho các vận động viên trong trò chơi điện tử.

Tòa án xử vụ Humvee cũng đã đưa ra phán quyết có lợi cho bị đơn, dựa trên bản chất nghệ thuật của trò chơi điện tử.

Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, tòa án đã xác định rằng, các nhà phát triển trò chơi điện tử đã đi quá xa khi sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ của bên thứ ba. Như vậy, những vấn đề về sở hữu trí tuệ trong môi trường này cần được phân tích theo từng trường hợp cụ thể. Khi tranh luận về sự cần thiết của việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ trong NFT hoặc metaverse, tòa án chắc chắn sẽ phải dựa rất nhiều vào các tiền lệ.

Về mặt lịch sử, việc xây dựng quy chế mới sẽ dựa trên việc áp dụng nguyên tắc học hỏi kinh nghiệm trước đây. Thêm vào đó, ít nhất là từ quan điểm pháp lý, metaverse và NFT không gây ra nhiều vấn đề pháp lý như một số người đã tưởng. Bởi trên thực tế, thế giới ảo và những đối tượng kỹ thuật số đã tồn tại trong suốt hai thập kỷ vừa qua.

Chắc chắn rằng, khi ra đời, NFT và metaverse sẽ mang lại nhiều thách thức cho chủ sở hữu quyền. Hầu hết đây là những thách thức không thể lường trước được ở giai đoạn này.

Quyền sở hữu trí tuệ hiện hành sẽ tiếp tục được áp dụng trong thế giới thực và thế giới ảo như thông lệ. Tuy nhiên, trong những năm tới, chắc chắn rằng luật pháp sẽ có những thay đổi nhất định để điều chỉnh sự tương tác của con người trong những thế giới kỹ thuật số, trong đó có luật sở hữu trí tuệ.

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.

Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Chẳng ai có thể nghi ngờ được giá trị tri thức khổng lồ của những sản phẩm trong ngành thời trang, cho dù đó là thời trang may sẵn hay thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ vẫn còn chưa chú ý đến việc bảo vệ những tài sản trí tuệ đó.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  25 phút

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  1 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  3 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.