Khởi nghiệp
Nền móng cho 1.000 salon tóc của 30Shine
Không chỉ đầu tư mạnh tay vào công nghệ, thay đổi nhận diện thương hiệu, định vị lại phân khúc khách hàng, nhà đồng sáng lập Hùng Bùi tin rằng, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cắt tóc sẽ là chìa khóa giúp 30Shine tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Khép lại năm 2023, hệ thống tóc nam 30Shine cán mốc 101 tiệm cắt tóc (salon) trên toàn quốc. Đến nay, 30Shine đã phục vụ 15 triệu lượt khách và đào tạo được hơn 3.150 nhân viên ngành tóc. Xét về quy mô, đây là chuỗi tóc sở hữu nhiều chi nhánh nhất cả nước.
"Phải thừa nhận, 2023 là năm vô cùng thử thách với chúng tôi, nhưng cũng đánh dấu mốc quan trọng khi 30Shine vượt quy mô 100 salon trên toàn quốc. Tất nhiên, đó chưa phải con số cuối cùng, chúng tôi đặt mục tiêu có 1.000 salon tóc trong 5 năm tới và vươn ra thị trường khu vực", ông Hùng Bùi - nhà đồng sáng lập 30Shine nói.
Ông Hùng gọi đây là một mục tiêu đột phá, nhưng đáng để làm sau gần 9 năm phát triển.
Cơ sở nào khiến đội ngũ 30Shine đặt ra mục tiêu 1.000 salon tóc, thưa ông?
Ông Hùng Bùi: Theo dữ liệu từ Grand view research, thị trường chăm sóc sắc đẹp dành cho nam giới đã đạt giá trị 30,8 tỷ USD trên toàn cầu và dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt tỷ lệ 9,1% từ năm 2022 đến năm 2030.
Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng về ngành làm đẹp cho nam giới. Ước tính, thị trường làm đẹp dành cho nam giới tại Việt Nam tăng trưởng 9%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của thị trường làm đẹp nói chung.
Từ các văn phòng, quán cà phê, cho tới các địa điểm giải trí công cộng, phái mạnh đang đẹp lên mỗi ngày. Xu hướng này đã tạo nên sự thay đổi tích cực, cởi mở về quan điểm làm đẹp cho nam giới trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Thói quen làm đẹp của phái mạnh Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, không chỉ đơn thuần là cắt tóc, mà còn là rất nhiều các dịch vụ tiện ích như: uốn, nhuộm, đắp mặt nạ, tẩy da chết... Đây chính là dư địa để những hệ thống tóc như 30Shine phát triển trong tương lai.

Từ quy mô 101 salon tóc hiện tại lên tới con số 1.000, ông có cho rằng đây là một mục tiêu thách thức?
Ông Hùng Bùi: Chúng tôi khởi nghiệp với ý tưởng một hệ thống tóc nam chuyên nghiệp, được khách hàng yêu thích về mặt sản phẩm, dịch vụ. Để tăng quy mô và doanh thu, nay sẽ có ý tưởng này, mai lại làm ý tưởng kia, nhưng đó chỉ là cách làm du kích.
Bước qua giai đoạn khởi nghiệp, chúng tôi tin rằng, đã đến lúc 30Shine cần một mục tiêu lớn, hướng tới phát triển bền vững và hơn hết là một kế hoạch tăng trưởng cụ thể, rõ ràng.
Thực tế, startup nào cũng cần phải lớn, nhưng lớn như thế nào là một câu hỏi khó. Chúng tôi nhận ra, để chuẩn bị cho những trận đánh lớn, đặc biệt khi vươn ra thị trường khu vực, chúng ta phải đầu tư xe tăng, máy bay, chứ không thể mãi đánh du kích được.
Trong đó, công nghệ, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng được xác định là những trụ cột tăng trưởng của 30Shine. Chẳng hạn với công nghệ, đây là yếu tố được doanh nghiệp đầu tư hàng triệu USD, nhằm hoàn thiện quy trình, sản phẩm, phát triển ứng dụng đặt lịch cắt tóc, hệ thống quản trị nội bộ, hay gần đây là giải pháp công nghệ uốn tóc có tên K-Perm kết hợp với tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu Hàn Quốc.
Như ông đề cập, 30Shine đang chuẩn bị cho những trận đánh lớn. Vậy để bước vào những trận đánh lớn này, ngoài yếu tố công nghệ, 30Shine đã có gì trong tay?
Ông Hùng Bùi: Tháng 8/2023, chúng tôi đã chính thức thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, kèm theo đó là định vị "Salon tóc của xu thế hiện đại".
Với tất cả những công nghệ hiện có, chúng tôi từng đặt với nhau câu hỏi, liệu 30Shine đã được coi là hiện đại chưa? Nghe thì đơn giản, nhưng chúng tôi đã mất đến 8 tháng chỉ để trả lời câu hỏi thế nào là xu thế hiện đại.
Chúng tôi đã quay trở lại đi tìm những điều cơ bản nhất, để tìm ra được định vị và xác định được các phân khúc khách hàng mục tiêu.
Từ đây, 30Shine thành lập riêng một phòng nghiên cứu thị trường, để liên tục khảo sát, lắng nghe và tìm ra khách hàng thực sự cần gì ở một hệ thống tóc hiện đại, chuyên nghiệp.
Chúng tôi đã xác định lại bốn nhóm phân khúc khách hàng mục tiêu, gồm phân khúc "Basic+", phân khúc làm đẹp cho những dịp quan trọng, phân khúc cắt tóc để trải nghiệm, và phân khúc cha cùng con đi cắt tóc. Điểm chung của các phân khúc này đều là các khách hàng nam đề cao lối sống hiện đại, đổi mới.
Một hệ thống tóc nam lại có riêng một phòng nghiên cứu thị trường, đây quả là điều thú vị và độc nhất ở Việt Nam. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, liệu phòng nghiên cứu này có đem về kết quả gì khả quan không, thưa ông?
Ông Hùng Bùi: Chúng tôi đã liên tục thực hiện các khảo sát, từ những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ tới những khách hàng chưa bao giờ đặt chân đến 30Shine. Kết quả nhận về những phản hồi tích cực liên quan tới tay nghề người thợ, thái độ nhân viên, quy trình phục vụ chuyên nghiệp, không gian sạch sẽ, hiện đại…
Trong khi ở chiều ngược lại, khách hàng mong muốn 30Shine nâng cao chất lượng dịch vụ cắt tóc, vốn được đánh giá là chưa đồng đều.
Sau khi bóc tách các phản hồi này dưới nhiều khía cạnh, chúng tôi chọn chữ "kỹ" để nâng cao chất lượng dịch vụ, từ tư vấn kỹ, cắt tóc kỹ cho đến hoàn thiện kỹ.

Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về chữ "kỹ" này?
Ông Hùng Bùi: Chẳng hạn, các nhà tạo mẫu tóc ở 30Shine sẽ cần tư vấn, trao đổi kỹ với khách hàng trước và trong quá trình cắt tóc về độ dài, kiểu tóc và phải được minh họa bằng hình ảnh, để hai bên thật sự hiểu nhau, tránh trường hợp nói chung chung để ra "sản phẩm" đã rồi.
Về mặt quy trình, riêng khâu cắt tóc cũng được 30Shine nâng cấp và đặt ra tiêu chuẩn phải đạt thời gian cắt tóc chau truốt, tỉ mỉ tối thiểu 30 phút.
Hướng tới tệp khách hàng hiện đại, tiêu chuẩn hoàn thiện "2 trong 1" cũng được xây dựng, giúp khách hàng có được kiểu tóc để tự nhiên cũng đẹp, khi cần cho sự kiện quan trọng muốn vuốt gôm, sáp tạo kiểu cũng chỉn chu. Chúng tôi còn gọi vui với nhau đấy là tiêu chuẩn "smart-hair" cho khách hàng.
Ngoài nâng cấp về chất lượng, dịch vụ, 30Shine có còn những cải tiến, đổi mới nào khác không, thưa ông?
Ông Hùng Bùi: Trong thực tế, vẫn tồn tại những rào cản với ngành làm đẹp nói chung, hay nam giới nói riêng, liên quan tới hoạt động tư vấn bán hàng.
Ở đâu cũng vậy, tư vấn bán hàng vốn đem lại nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp, lại vừa giúp khách hàng tiếp cận các giải pháp, dịch vụ mới. Nhưng nhiều khách hàng lại không mấy hài lòng với hoạt động này, trong khi ngành tóc lại đề cao yếu tố trải nghiệm, cần khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ thường xuyên.
Do đó, 30Shine đã quyết định nhân viên sẽ chỉ tư vấn bán hàng khi được khách hàng yêu cầu/cho phép. Tất nhiên, để đi tới quyết định này, ban lãnh đạo công ty đã nổ ra nhiều tranh cãi, liệu khách hàng có hiểu rõ nhu cầu của mình để yêu cầu tư vấn không? Liệu sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh?
Từ khi áp dụng chính sách "No-Sale chỉ tư vấn theo yêu cầu của khách", nhân sự của 30Shine đã làm việc chủ động hơn, khi có thể tập trung vào chuyên môn. Về phía khách hàng cũng phản hồi vô cùng thoải mái, khi có thể tự do lựa chọn những dịch vụ mà mình mong muốn.
Doanh thu 30Shine không bị ảnh hưởng quá nhiều như chúng tôi từng lo ngại. Đặc biệt, chúng tôi cũng đã khám phá ra điều vô cùng bất ngờ.
Điều bất ngờ này là gì, thưa ông?
Ông Hùng Bùi: Đó là có hơn 40% khách hàng nam giới đến với 30Shine đã có sẵn nhu cầu cho các dịch vụ khác, ngoài cắt tóc như uốn, mỹ phẩm. Hoá ra, khách hàng nam giới hiện đại giờ hiểu biết và có nhu cầu trong ngành làm đẹp cao hơn 5 năm trước nhiều.
Thay vì cố gắng bán được hàng, chúng tôi tin rằng, với ngành tóc việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng như làm hài lòng khách hàng quan trọng hơn, nhất là khi khách hàng nam giới Việt Nam đã có sẵn nhu cầu làm đẹp.
Xin cảm ơn ông!
Tiếp thị tất tay ở chuỗi tóc 30Shine
Hâm nóng thị trường mua trước trả sau
Tại Việt Nam, BNPL hiện là cuộc chơi giữa các startup cả ngoại và nội như: Kredivo, MoMo, Fundiin, NextPay hay Wowmelo, Movi, Lit và rộng hơn, đây cũng là sân chơi của các công ty tài chính như: LotteFinance, FE Credit, Home Credit…
Việt Nam 'lội ngược dòng' về đổi mới sáng tạo
Đi ngược lại với xu hướng “rơi tự do” của nền kinh tế toàn cầu, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn lấp ló nhiều mảng sáng.
Hãng taxi điện GSM tăng vốn, bắt tay với Gojek
Đến nay, GSM đã có 3 lần tăng vốn điều lệ, từ 3.000 tỷ đồng lên 5.650 tỷ đồng vào tháng 5/2023, 5.947 tỷ đồng vào tháng 9/2023 và gần đây là 6.199 tỷ đồng.
Be Group nhận đầu tư gần 740 tỷ đồng từ Chứng khoán VPBank
Be Group hiện nắm giữ 35% thị phần trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, và hướng tới có lãi EBITDA trong năm tài chính 2024
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.