Toyota Việt Nam hỗ trợ nội địa hóa chuỗi cung ứng ô tô

Phạm Sơn Thứ ba, 19/04/2022 - 15:09

Sau nhiều năm thực hiện các chính sách hỗ trợ, ngành công nghiệp ô tô vẫn chỉ đạt mức nội địa hóa từ 7 – 10% với dòng xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia...

Toyota là hãng xe ô tô có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất tại Việt Nam. Ảnh: BGT.

Có thể nói, mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô đến năm 2020 đạt 60% đã hoàn toàn thất bại. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp nhiều biến động, tỷ lệ nội địa hóa thấp khiến ngành lắp ráp xe hơi tương đối khó khăn. Dịch bệnh đã được kiểm soát, sức mua tăng lên nhưng nhiều hãng xe phải hoãn giao hàng do không lắp ráp kịp.

Nhận xét về thực trạng công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, ông Cao Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, cho biết, phụ tùng và linh kiện ô tô ở Việt Nam vẫn chủ yếu được sản xuất bởi các dây chuyền công nghệ đơn giản và thâm dụng lao động; chuỗi sản xuất chưa được liên kết chặt chẽ cung – cầu.

Thực tế, chỉ có một số ít doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam có đủ khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất, lắp ráp ô tô. Điều này dẫn đến việc một số nhà sản xuất ô tô trong nước như VinFast, Thaco phải đầu tư rất lớn để phát triển chuỗi cung ứng.

Lợi thế nào cho VinFast trên chặng đường vươn ra quốc tế?

Trong các doanh nghiệp ô tô đang hoạt động tại Việt Nam, Toyota là hãng xe có tỷ lệ nội địa hóa tương đối cao, đạt khoảng 36%, với 724 linh kiện, được cung cấp bởi 46 công ty trong nước, trong đó có 6 công ty thuần Việt.

Đặt mục tiêu tiếp tục tăng nhà cung cấp nội địa và thêm hơn 200 linh kiện được nội địa hóa trong năm 2022, mới đây, Toyota Việt Nam đã phối hợp cùng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, thực hiện Dự án hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp phụ trợ trong nước.

Dự án được triển khai bắt đầu từ việc sàng lọc các doanh nghiệp sản xuất, lập danh sách các doanh nghiệp có tiềm năng cung ứng phụ tùng, linh kiện ô tô. Dữ liệu này được sử dụng để kết nối các doanh nghiệp cung ứng tiềm năng với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam.

Tiếp đó, từ cơ sở dữ liệu sàng lọc, tiến hành tìm kiếm và hỗ trợ nhà cung ứng tiềm năng cấp 2, cấp 3 và giới thiệu đến nhà cung ứng cấp 1; hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng tham gia đào tạo nâng cao trình độ.

Đại diện Toyota Việt Nam cho biết, thúc đẩy nội địa hóa ngành ô tô không phải chỉ là tăng số lượng nhà cung ứng Việt Nam mà còn phải tăng năng suất, hiệu quả và giảm chi phí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Thông qua dự án, các doanh nghiệp có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ những “hình mẫu” là các nhà cung ứng chiến lược của Toyota, từ đó từng bước cải thiện trình độ.

Toyota Việt Nam cũng trực tiếp làm việc cùng các nhà cung ứng, từ nâng cao tay nghề nhân sự cho tới hướng dẫn sản xuất tinh gọn, thiết kế nơi làm việc an toàn, hiệu quả…

Như vậy, theo Cục Công nghiệp, tham gia vào dự án, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng không chỉ tạo ra sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng và giá cả mà còn đáp ứng được những điều kiện khắt khe khác về môi trường, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội…

Cùng với dự án này, Cục Công nghiệp cũng triển khai hợp tác với các doanh nghiệp FDI lớn khác tại Việt Nam để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.

'Với VinFast, Việt Nam muốn trở thành một cường quốc ô tô với tốc độ ánh sáng'

'Với VinFast, Việt Nam muốn trở thành một cường quốc ô tô với tốc độ ánh sáng'

Tiêu điểm -  3 năm

Ra đời được hơn 4 năm, VinFast, công ty con của một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện một nhà máy cực kì hiện đại chỉ trong chưa đầy 2 năm. Tốc độ thực hiện chính là “tài sản” của hãng xe này. Cây bút Nabil Bourassi của Tuần báo tài chính La Tribune (Pháp) bình luận sau chuyến đi tới Việt Nam trải nghiệm nhà máy sản xuất và các mẫu xe điện mới nhất của VinFast.

Xe điện sẽ vẽ lại diện mạo ngành công nghiệp ô tô

Xe điện sẽ vẽ lại diện mạo ngành công nghiệp ô tô

Tiêu điểm -  3 năm

Một số ông trùm xe hơi, dù đưa ra nhiều lo ngại về xe điện nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc bị cuốn theo vòng xoáy điện khí hóa.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  2 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  2 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  17 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều