PAPI 2021: Cả nước dưới mức trung bình về quản trị môi trường
Phạm Sơn
Thứ năm, 12/05/2022 - 12:24
So với năm 2020, điểm quản trị môi trường trong chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của nhiều tỉnh, thành phố đã có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa có địa phương nào vượt qua điểm 5 trên thang 10.
Trong đó, khu vực “trọng tâm” cho những quan ngại về môi trường là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, cũng là 2 khu vực tập trung nhiều tỉnh thành phát triển công nghiệp.
Hà Nội và TP.HCM là 2 đầu tàu kinh tế của cả nước cũng thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có điểm quản trị môi trường thấp nhất, lần lượt là 3,16 và 2,9 trên thang 10.
Thực trạng này chỉ ra, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường dù đã được phủ nhận trên lý thuyết nhưng vẫn còn hiện hữu trong thực tế và khó có thể tháo gỡ.
Một số địa phương đạt điểm thấp khác có thể kể đến như Đồng Nai với 2,85 điểm (thấp nhất cả nước); Bình Phước với 2,89 điểm; Vĩnh Phúc 3,02 điểm; Bà Rịa – Vũng Tàu 3,08 điểm…
Không có địa phương nào vượt quá điểm trung bình về quản trị môi trường.
Báo cáo Chỉ số PAPI 2021 chỉ ra, mức điểm “bết bát” của các địa phương chủ yếu đến từ việc thiếu nguyên túc trong việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương. Cụ thể, có đến hơn 25% người dân tham gia khảo sát nhận định có hiện tượng doanh nghiệp “chung chi” để trốn tránh nghĩa vụ môi trường.
Tỷ lệ này cao hơn 50% ở các địa phương bao gồm Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, TP.HCM và Vĩnh Phúc.
Tỷ lệ người dân cho rằng doanh nghiệp không phải "đi cửa sau" để tránh né nghĩa vụ môi trường ở các địa phương.
Đây là thách thức lớn đối với việc thực thi những quy định mới về môi trường đặt ra trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực kể từ năm nay. Một số thủ tục quy định môi trường chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ hạn chế phần nào các mánh khóe “lách luật”, tuy nhiên cần có sự nghiêm túc và cương quyết hơn từ phía bộ máy quản lý nhà nước.
Một nguyên nhân khác cho việc điểm quản trị môi trường thấp được chỉ ra là chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở mức kém. Nhìn chung, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có điểm chất lượng nước thấp hơn 1 trên thang điểm 3,33.
Tại 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM, điểm chất lượng nước sinh hoạt lần lượt là 0,36 và 0,34, thấp nhất cả nước. Đây là nghịch lý lớn khi trong quan niệm thông thường, các thành phố lớn là nơi có chất lượng sống và các dịch vụ thiết yếu ở mức cao.
Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban nghiên cứu khoa học, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhưng cũng kèm theo nhiều lợi ích mới.
Equo được sáng lập bởi Marina Trần Vũ năm 2020, cung cấp các giải pháp 100% không chứa nhựa và có thể phân hủy hoàn toàn từ cà phê, dừa và mía, thay thế cho nhựa sử dụng một lần.
Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, Mondelēz Kinh Đô cho biết sẵn sàng hợp tác với các công ty trong và ngoài ngành để tìm kiếm các giải pháp có lợi cho môi trường chung.
Chính phủ định hướng phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.