Leader talk
Nghị lực từ ‘đống tro tàn’ của nhà sáng lập Western Pacific
Sau khi vực dậy doanh nghiệp từ đám cháy thiêu rụi toàn bộ trung tâm logistics hiện đại, doanh nhân Phạm Bích Huệ đã tự tin có nhiều “kháng thể” để đối mặt với mọi biến cố, kể cả Covid-19.
Buổi sáng một ngày giữa tháng 4/2019, một đám cháy bốc lên dữ dội tại kho chứa hàng của Công ty TNHH Giao nhận - xây dựng - thương mại Tây Thái Bình Dương (Western Pacific) thuộc khu công nghiệp Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Toàn bộ trung tâm logistics hiện đại quy mô 30.000m2 chứa đầy tám tầng kệ hàng hoá cho đối tác với tổng trị giá 70 triệu USD bị cháy rụi.
Với bà Phạm Bích Huệ, Chủ tịch HĐQT Western Pacific, đây là một nỗi đau quá lớn trong cuộc đời làm doanh nhân. Tuy nhiên, bà đã đối diện với khủng hoảng này trong một tâm thế bình tĩnh và đầy nghị lực. Ngọn lửa đã thiêu hủy cơ sở hạ tầng nhưng cũng đã tiếp thêm cho bà ý chí để cố gắng hơn nữa.

Chỉ trong bảy ngày, bà tìm cách gây dựng lại doanh nghiệp, xử lý khủng hoảng, vừa nỗ lực phát triển kinh doanh với quyết tâm “còn người là còn tất cả”. Bà gặp từng nhân viên để sốc lại tinh thần và nhanh chóng tổ chức họp báo xin lỗi khách hàng, đối tác vì đã khiến chuỗi cung ứng hàng hóa của họ bị đình trệ.
Trong nguy vẫn luôn có cơ, nữ doanh nhân này cho rằng trung tâm logistics bị thiêu cháy là cơ sở đầu tiên nên có nhiều khiếm khuyết vì bà chưa được trải nghiệm thực tế, vì vậy bà đã xem đây là dịp để “khởi động lại” một trung tâm mới, hoàn thiện hơn và khắc phục những điều thiếu sót trước đây chưa tính toán được.
Với góc nhìn thực tế của một doanh nhân, bà đã tái cấu trúc hệ thống và tự tin cho rằng doanh nghiệp Western Pacific của thời điểm hiện tại đã vượt qua thử thách, tạo được “kháng thể” cần thiết để đối mặt với đại dịch.
Đối với nữ tướng Western Pacific, Covid-19 không phải là rủi ro lớn nhất mà bà đã trải qua. Nhìn lại quá trình khởi nghiệp, phát triển và phục hồi của Western Pacific, bà Huệ nhấn mạnh ba từ khoá quan trọng.
Thứ nhất là sự tích cực, tâm thế luôn luôn hướng về những điều tốt hơn, đứng lên làm lại từ những thất bại và luôn nghĩ về bài toán của tương lai.
Thứ hai là câu chuyện về ý chí. Nhiều rủi ro xuất hiện trong cuộc sống và Covid-19 là một trong số đó. Tuy nhiên, rủi ro đó không thể ngăn cản việc lên kế hoạch, những hành trình và những dự định tốt hơn cho tương lai. Do đó, bà Huệ cho rằng doanh nhân hãy giữ vững ý chí, tiếp tục bắt đầu những hành trình mang mới nhiều hy vọng hơn sau đại dịch.
Từ khóa cuối cùng là niềm tin. Dù sao đi chăng nữa, tất cả “nguy” rồi cũng sẽ qua đi và ai cũng sẽ có những cơ hội đang chờ ở phía trước nếu như giữ vững niềm tin.
Người đi tìm giải pháp

Ngành logistics quốc tế nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang bị gián đoạn và chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt sau nhiều đợt bùng phát của đại dịch Covid-19.
Bà Huệ nhìn nhận, một trong những thách thức hiện nay của ngành là thị phần logistics của Việt Nam đang ngày càng bị thu nhỏ lại khi phải chia sẻ thị phần cho các tập đoàn đa quốc gia.
Việt Nam không có đội tàu, vì vậy trong thời gian biến động vừa qua, việc đặt được một container được nhà sáng lập Western Pacific coi như “một phần thưởng rất lớn” vì tất cả đội tàu đều đang bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia của nước ngoài.
Việt Nam chưa tham gia vào thị trường đội tàu quốc tế nên việc tăng, giảm trong tổng chi phí logistics liên quan đến các cước phí vận chuyển của tàu rất cao. Chỉ cần có một quốc gia hay một chính phủ can thiệp vào đội tàu, thị phần giao thương hàng hóa của Việt Nam sẽ lập tức gặp nhiều khó khăn.
Nhận xét về hiện trạng của ngành logistics, bà Huệ cho rằng đại dịch Covid-19 đã vẽ nên một bức tranh rõ nét về sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Cước phí đặt chỗ cho lô hàng có thể tăng hơn 10 lần chỉ sau một đêm. Điều đó làm ảnh hưởng đến những hợp đồng kinh doanh với đối tác, và làm gãy toàn bộ những hoạch định và đàm phán trước đó.
Vì vậy, doanh nghiệp logistics khó có thể đề ra những chiến lược lớn và ký kết các hợp đồng dài hạn với đối tác như trước đây, tất cả đều phải nghe ngóng, thăm dò thị trường và thích nghi với tính thực tế.
Tuy nhiên, nữ doanh nhân này cho rằng, dù ngành logistics đang chịu thiệt hại lớn nhưng cũng là một ngành biến đổi và thích nghi rất nhanh. Cụ thể, trong mười năm gần, mọi người đều nghĩ khái niệm logistics là một ngành phục vụ cho hàng hóa giao thương, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành logistics hiện đã từ từ chuyển dịch khi có đến trên 50 % phục vụ cho thị phần tiêu thụ nội địa, cụ thể là đi theo sự tăng trưởng đột biến của thương mại điện tử.
Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vì nó đặt ra những bài toán như tốc độ đổi mới công nghệ, chi phí vốn, chi phí đầu tư các trung tâm logistics phát triển cùng với các trung tâm thương mại điện tử.
Bà Huệ tự nhận xét bản thân là một người luôn đi tìm “giải pháp”. Khi được hỏi về những giải pháp khả quan cho ngành trong talkshow "Nguy Cơ", bà chia sẻ, nếu chỉ xét về góc độ cung ứng cho xuất nhập khẩu thì logistics đang gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, các chỉ số đều giảm. Dù vậy, nếu doanh nghiệp nghiêm túc chuyển hướng phục vụ cho thị trường tiêu thụ nội địa thông qua thương mại điện tử thì các chỉ số đã có sự tăng trưởng.
Các trung tâm logistics và thương mại điện tử đang nổi lên đều đòi hỏi các vị trí đất đẹp để hình thành hạ tầng thiết yếu cho ngành. Nếu các doanh nghiệp logistics và thương mại điện tử liên kết được với nhau và có những kiến nghị với Chính phủ để tiếp cận các quy hoạch sớm nhất và đồng bộ từ ban đầu, Việt Nam có thể đi nhanh hơn các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài vì Việt Nam đang có thế mạnh trong khâu thực hiện thủ tục pháp lý, các thủ tục để tiếp cận với đất đai, các nguồn tài nguyên.
“Cần phải có những doanh nghiệp “sếu đầu đàn” để tạo ra những hiệu ứng, những trung tâm mới để điều tiết thị phần, thị trường một cách thích hợp nhất”, bà Huệ nói.

Tự tin vào tương lai màu hồng của ngành logistics
Bà Huệ cho biết hoàn toàn tự tin vào một tương lai màu hồng của ngành logistics vì Chính phủ Việt Nam đang đặt nhiều sự quan tâm cho ngành. Bên cạnh đó, các lãnh đạo địa phương khi quy hoạch các vùng, các khu công nghiệp đều có đặt vấn đề cho logistics đồng hành.
Nhìn chung, vai trò quan trọng của logistics trong nền kinh tế đã được nhìn nhận. Nhu cầu thuê dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang ngày càng tăng. Rõ ràng logistics đang phát triển theo một chiều hướng sâu hơn.
Dành lời khuyên dành cho các startup muốn đầu tư chuyển đổi số cho ngành logistics, bà cho rằng, nếu muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này, startup cần phải am hiểu thật sâu về ngành.
Việt Nam có một chuỗi logistics từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Nếu các startup công nghệ có được các giải pháp kết nối tất cả chuỗi cung ứng, chuỗi logistics thì đây sẽ là một tín hiệu tốt cho tương lai của ngành.
Ngoài ra, cảng biển là một trong những ngành cốt lõi của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ nào phát triển được một hệ thống phần mềm quản lý cảng biển quốc tế.
Nếu startup công nghệ có thể khai thác được vấn đề này, “đo ni đóng giày’’ sản phẩm cho từng chuỗi cung ứng, liên kết các chuỗi lại với nhau và bắt kịp xu thế mới thì thị phần logistics sẽ bớt được gánh nặng chuyển đổi số để cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia.
Tiềm năng và thách thức của ngành logistics Việt Nam
Tiềm năng và thách thức của ngành logistics Việt Nam
Với tổng doanh số xuất nhập khẩu hàng năm lên đến vài trăm tỷ USD và hàm lượng giá trị chế biến còn thấp nên tỷ trọng giá vận chuyển rất cao, trong khi 80% ngành vận tải logistics viễn dương nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn của ngành logistics trong nền kinh tế Việt Nam hướng biển.
Kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics Đông Nam Á
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch công ty logistics (Starlinks), nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hàng tỷ USD với mong muốn đưa Việt Nam trở thành trọng điểm logistics của khu vực, tận dụng những thành tựu của chuyển đổi số.
Nhu cầu logistics tăng mạnh trong đại dịch
Ngành hậu cần tiếp tục ghi nhận nhu cầu lớn bất chấp những khó khăn từ đại dịch Covid-19.
Khả năng phục hồi của ngành logistics hậu đại dịch
Thị trường logistics đầy tiềm năng tại Việt Nam có nguy cơ trở thành miếng mồi béo bở cho các công ty nước ngoài khai thác nếu không có chính sách kịp thời nhằm kiện toàn năng lực của doanh nghiệp nội địa.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.