Leader talk

Ông Lê Quốc Ân: 'Zara, H&M đưa ra những bài học tốt cho thời trang Việt Nam'

Kim Yến (thực hiện) Thứ sáu, 15/09/2017 - 08:00

Sự xuất hiện của ZARA, H&M hay ASOS… đưa đến những bài học tốt cho các nhà sản xuất thời trang trong nước, về lâu dài là có lợi cho ngành thời trang Việt Nam.

Ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội và Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Việt Nam có gần 200 thương hiệu thời trang ngoại, chiếm hơn 60% thị trường, tiêu thụ mạnh nhất là những thương hiệu tầm trung như Giordano, Bosini, và cao cấp như CK, mango, D&G, Topshop, Gap, Banana Republic, Tommy, Hifiger… 

Sự xuất hiện của Zara, H&M đã đe dọa không nhỏ đến phân khúc thời trang thông dụng Việt Nam với những tên tuổi lừng lẫy một thời như NinoMax, BlueExchange, PT2000, Canifa…

Điểm yếu nào lớn nhất đã khiến cho ngành thời trang Việt chao đảo trước cơn sóng hội nhập ngay tại sân nhà? Ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã chia sẻ với TheLEADER về mối lo ngại này.

Ông đánh giá thế nào về sự đổ bộ của các thương hiệu lớn từ nước ngoài như Zara, H&M…đến thị trường thời trang Việt Nam?

Ông Lê Quốc Ân: Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu thời trang lớn của nước ngoài như ZARA, H&M, ASOS.. đã áp dụng chiến lược “Đại dương xanh” trong kinh doanh và đã thành công. Chiến lược “Đại Dương Xanh” do GS. Chan Kim và GS. Rene Mauborgne của Học viện Insead, Pháp đề ra từ năm 2005 đã được nhiều công ty kinh doanh vận dụng, trong đó có các thương hiệu thời trang nói trên. 

Nội dung cơ bản của chiến lược này là “cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn đồng thời có mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trên thị trường”. 

Các thương hiệu Zara, H&M, ASOS..đã định vị khách hàng tiềm năng của họ là giới trẻ, giới có thu nhập trung bình và họ áp dụng đúng chiến lược này nên đã hấp dẫn được khách hàng trên khắp thế giới. Đây là những thương hiệu thời trang có mức phát triển mạnh nhất trên thế giới hiện nay. 

Zara mở cửa hàng tại Việt Nam năm ngoái và H&M vừa mở của hàng năm nay đã tạo ra những cơn sóng mua sắm nhộn nhịp và ấn tượng trong giới trẻ và làm cho thị trường thời trang tại Việt Nam thêm phong phú.

Sự đổ bộ ào ạt này có đe dọa các công ty thời trang Việt Nam không, thưa ông?

Ông Lê Quốc Ân: Trong ngắn hạn, trào lưu mua sắm này cũng có thể có ảnh hưởng nhất định đến các nhãn hàng Việt Nam có cùng đinh vị khách hàng như Ninomax, Blue, Foci, PT 2000…

Tuy nhiên về lâu dài, các thương hiệu Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh và duy trì chỗ đứng trên thị trường được nếu họ có chiến lược kinh doanh phù hợp như đinh vị lại thị trường mục tiêu, kiểm soát giá thành tốt hơn để có giá bán cạnh tranh hơn, hoặc tìm cách gia tăng tính khác biệt của sản phẩm và dịch vụ của mình…

Còn đối với các nhãn hàng có định vị khách hàng khác như An Phước, Việt Tiến, Nhà Bè, May 10.. thì cũng không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

Tóm lại, theo tôi sự xuất hiện của Zara, H&M hay ASOS… đã làm thị trường thời trang Việt Nam thêm phong phú, kích thích được nhu cầu tiêu dùng, đưa đến những bài học tốt cho các nhà sản xuất Việt Nam.. về lâu dài là có lợi cho ngành thời trang Việt Nam.

Còn trong thời gian qua, một số thương hiệu thời trang của Việt nam nếu có bị “hụt hơi” là do chính nội lực quản trị của họ. Cơ chế thị trường vận động như một cơ thể sống: Có đơn vị già cỗi chết đi và cùng lúc có đơn vị khác sinh ra và phát triển. 

Thực tế thì có một số đơn vị đã “hụt hơi” trước khi Zara hay H&M chính thức bước vào thị trường Việt Nam. Và cũng có những đơn vị vẫn tiếp tục phát triển như Nhà Bè, Việt Tiến, An Phước, Cosmo, SIR, HANDEE…

Theo ông, đâu là điểm yếu nhất của thời trang Việt Nam? Các nhà kinh doanh thời trang Việt Nam nên làm gì trước làn sóng hội nhập ngay trên sân nhà?

Ông Lê Quốc Ân: Điểm mạnh của các thương hiệu lớn của nước ngoài là công tác nghiên cứu phát triển, thiết kế, thương hiệu và quản trị chuỗi giá trị tốt. Điểm yếu của họ là không có lực lượng sản xuất, hầu hết phải đi gia công/ hoặc mua sản phẩm từ bên ngoài.

Chúng ta thì ngược lại: làm chủ được khâu sản xuất nhưng lại yếu về nghiên cứu phát triển, thiết kế, thương hiệu và quản trị chuỗi giá trị. Như vậy để có thể cạnh tranh và phát triển chúng ta phải nhanh chóng đầu tư cải thiện các điểm yếu nói trên. Quan trọng nhất là mỗi công ty cần đánh giá lại nội lực của mình, xây dựng và tập trung nguồn lực cho một chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Thị trường thời trang Việt Nam với trên 90 triệu dân, sức mua tăng bình quân trên 10% mỗi năm là một thị trường hấp dẫn, đa dạng và có nhiều phân khúc khác nhau. Mỗi đơn vị cần có đinh vị thị trường riêng của mình, không nên làm theo kiểu “phong trào chim cút”.

Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi!

Sự xuất hiện của Zara và H&M có 'đè bẹp' ngành thời trang Việt Nam?

Sự xuất hiện của Zara và H&M có 'đè bẹp' ngành thời trang Việt Nam?

Tiêu điểm -  7 năm

Để tồn tại, các doanh nghiệp thời trang chắc chắn phải tính toán chiến lược và phương thức kinh doanh để có thể tạo được lòng tin, sự quyến rũ người tiêu dùng trước các đối thủ quốc tế “nặng ký”.

H&M chính thức bước chân vào thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam

H&M chính thức bước chân vào thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam

Tiêu điểm -  7 năm

Nhà bán lẻ thời trang bình dân của Thụy Điển H&M đã chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.

Chen chân vào Việt Nam: Các hãng thời trang lừng danh so găng quyết liệt

Chen chân vào Việt Nam: Các hãng thời trang lừng danh so găng quyết liệt

Tiêu điểm -  7 năm

Từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại có cơ hội xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M), Uniqlo Nhật Bản, Forever21... lần lượt công bố kế hoạch đổ bộ.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  2 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  58 phút

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  1 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  1 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  4 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  5 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Đọc nhiều