Khởi nghiệp
Công ty mẹ Shopee kéo dài mạch thua lỗ
Mặc dù doanh thu mảng thương mại điện tử của Sea đã tăng 64% lên 1,5 tỉ USD so với năm trước, nhưng khoản lỗ của Shopee tăng 77% lên 810 triệu USD.
Kết thúc quý 1/2022, Sea - công ty mẹ của một loạt các Kỳ lân như Shopee, Garena... đạt 2,9 tỷ USD doanh thu, tăng 64% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đây lại là mức tăng trưởng thấp nhất của Sea trong vòng 4 năm qua.
Chi phí nghiên cứu và phát triển tăng 141%, cộng thêm việc Sea liên tục phải "đốt tiền" cho mảng thương mại điện tử, cũng như các hoạt động marketing khiến công ty kéo dài mạch thua lỗ, tăng từ 422 triệu USD lên 580 triệu USD.
Khoản lỗ ngày càng lớn sau khi Sea củng cố hoạt động kinh doanh thương mại điện tử sau khi đẩy mạnh mở rộng ra toàn cầu những năm gần đây.

Hồi tháng 3, Sea đóng cửa Shopee ở Ấn Độ và Pháp để tập trung vào các thị trường trọng điểm ở Brazil, Đông Nam Á và Đài Loan. Mặc dù doanh thu thương mại điện tử tăng 64% lên 1,5 tỉ USD so với năm trước, nhưng khoản lỗ cho hoạt động này của Shopee tăng 77% lên 810,6 triệu USD.
Bù lại, hoạt động kinh doanh cốt lõi của Sea là mảng game ghi nhận doanh thu 1,14 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, vượt xa so với dự phóng của giới phân tích.
Gần đây, khi Ấn Độ bắt đầu cấm tựa game hàng đầu của Sea là Free Fire, lượng người dùng đã sụt giảm rõ rệt, gây ra những quan ngại về tình hình kinh doanh của công ty này.
Những lo ngại trên đã phản ảnh trực tiếp lên giá cổ phiếu Sea, với mức sụt giảm gần 80% từ đỉnh lịch sử 366,99 USD/cổ phiếu trong tháng 10.
Điểm sáng duy nhất của Sea trong quý vừa qua chính là doanh thu từ SeaMoney, mảng kinh doanh dịch vụ tài chính của công ty tăng gấp hơn 4 lần lên mức 236 triệu USD.
Tại Việt Nam, sự hiện diện của Sea chiếm ưu thế ở cả 2 mảng kinh doanh chính là game và thương mại điện tử.
Theo thống kê của iPrice Group trong quý 4/2021, Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với gần 89 triệu lượt truy cập. Trên các mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Youtube, sự hiện diện của ông lớn thương mại điện tử này là rất vượt trội.
Đáng chú ý, lượng truy cập của Shopee nhiều hơn gấp đôi con số mà các đối thủ trực tiếp như Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.
Lộ diện đối thủ đáng gờm của Shopee, Tiki, Lazada tại Việt Nam
Phía sau những màn thẩm định đầu tư thần tốc của startup Việt
Các nhà sáng lập Anhome, Coolmate, BluSaigon và Vua Cua đều khẳng định, minh bạch là chìa khoá giúp quá trình gọi vốn và thẩm định đạt được hiệu quả cao.
CEO BIN Corporation Group ngồi ghế nóng Shark Tank
"Điều quan trọng mà startup cần chưa hẳn là tiền, mà là kiến thức và kinh nghiệm, làm sao để đi đúng hướng trong một thời gian nhanh nhất", CEO BIN Corporation Group chia sẻ.
Startup công nghệ vs độ trễ của thể chế
Cách mạng 4.0 bùng nổ với những công nghệ mới con người chưa thể mường tượng hết, những khái niệm con người chưa thể thống nhất định nghĩa. Điều này đặt ra rủi ro lớn đối với startup và cả các nhà quản lý, hoạch định chính sách khi khó có thể đặt ra khung pháp lý điều chỉnh những khái niệm mới này.
Đổi mới sáng tạo mở: Mảnh ghép còn thiếu đến từ cơ chế
Dù nhận được sự quan tâm lớn từ toàn bộ máy chính trị nhưng hoạt động đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn đang loay hoay với những vướng mắc đến từ việc thiếu cơ chế, thiếu hành lang pháp lý.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Giá vàng hôm nay 26/6: Kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt
Giá vàng hôm nay 26/6 tăng 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC. Trong khi thị trường quốc tế mắc kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt.
Techcombank bắt tay FPT mang đến giải pháp tài chính toàn diện
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?
Sự trở lại của các ông lớn không chỉ tái kích hoạt dòng vốn đầu tư, mà còn mở ra kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song liệu thị trường đã phục hồi thực sự, khi lực mua vẫn yếu và bài toán thanh khoản còn nhiều ẩn số cần trả lời?
Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, đẩy mạnh mở rộng đội bay
Vietnam Airlines tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, chuyển đổi số và phát triển bền vững nhằm giữ vững vai trò hãng hàng không quốc gia hàng đầu.
Cảng Trung Nam Cà Ná đón tàu siêu trọng từ Bồ Đào Nha
Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná đón chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng, đánh dấu hiện diện và vai trò quan trọng trên bản đồ hàng hải phục vụ công nghiệp.