Doanh nghiệp
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả vừa công bố nghị quyết chào bán riêng lẻ 41,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,6%) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn không nhiều so với mức 11.300 đồng đóng cửa phiên 8/11 của cổ phiếu này.
Theo đó, công ty dự kiến thu về 415 tỷ đồng để đầu tư cho cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh trong giai đoạn 2024 - 2025.
Người mua là các nhà đầu tư chuyên nghiệp có năng lực tài chính cũng như mong muốn đồng hành và hỗ trợ công ty trong tương lai. Sau phát hành, vốn điều lệ Đèo Cả sẽ tăng lên hơn 4.700 tỷ đồng.
Theo thứ tự ưu tiên, Đèo Cả sẽ góp 145 tỷ đồng cho Công ty Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, 270 tỷ đồng còn lại dùng để thu xếp vốn cho dự án theo các hình thức như cho vay hoặc hợp tác kinh doanh với Công ty Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh hoặc hình thức khác.
Cổ phần được chào bán thành công sẽ bị hạn chế chuyển nhượng một năm. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Đèo Cả đang là 8,07% (tính đến 30/9/2024) nên nếu nhà đầu tư nước ngoài mua toàn bộ số lượng cổ phiếu vẫn đảm bảo tỷ lệ sở hữu tối đa dưới 49% theo quy định.
Trước đó, vào cuối tháng 9, Đèo Cả đã thông qua việc góp 600
tỷ đồng hợp tác với Công ty CP Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, chủ đầu tư
dự án xây dựng cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Dự án này được coi là một trong ba dự án trọng điểm trong thời gian tới của Đèo Cả, đồng thời mảng thu phí giao thông cũng đem lại nguồn thu chính cho công ty.
Dự án được xây dựng theo hình thức đối tác công tư, chiều dài 121km, tổng vốn đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn một có chiều dài hơn 93km, điểm đầu tại tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng).
Tổng vốn giai đoạn 1 hơn 14.300 tỷ đồng đã được khởi công
vào đầu năm 2024 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Trong đó, vốn ngân
sách Nhà nước khoảng 6.600 tỷ đồng, vốn vay khoảng 6.300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu
khoảng 1.400 tỷ đồng.
Theo cam kết ký giữa Đèo Cả, Đầu tư và xây dựng ICV Việt Nam và Xây dựng Công trình 568, Đèo Cả sẽ góp 15% tổng vốn điều lệ của Công ty Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, tương đương số tiền hơn 216 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2024, vốn điều lệ thực góp vào Công ty Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh là 50 tỷ đồng; riêng Đèo Cả góp 15%, tương đương số tiền 7,5 tỷ đồng.
Như vậy, đợt huy động lần này đang thấp hơn mức tối đa 735 tỷ
đồng được cổ đông thông qua tại đại hội vào tháng 5 vừa qua.
Trong thời gian tới, Đèo Cả còn có ý định sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu để huy động thêm 758 tỷ đồng, nhằm thu xếp vốn cho các dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (358 tỷ đồng) và cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (360 tỷ đồng).
Vốn điều lệ của Đèo Cả, trong trường hợp phát hành thành công, sẽ có thể lên đến 5.800 tỷ đồng, tăng 75% so với mức 3.300 tỷ đồng hồi đầu năm.
Theo báo cáo VITRANSS 3 được thực hiện bởi Bộ Giao thông vận tải kết hợp
cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, ước tính tăng trưởng lưu lượng xe là 5%/năm.
Trên cơ sở đó, Chứng khoán ACB (ACBS) kỳ vọng lưu lượng xe tăng đáng kể khi các dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đi vào vận hành năm 2026, cùng dự án Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ góp phần tăng thêm 20% lưu lượng xe tại trạm thu phí Bắc Giang - Lạng Sơn.
Đến thời điểm hiện tại, giá trị "backlog" của Đèo Cả đã đạt
hơn 2.900 tỷ đồng, gấp khoảng ba lần doanh thu xây dựng năm 2023, trong đó các dự
án cao tốc Bắc – Nam đóng góp 76%, qua đó sẽ đẩy mạnh ghi nhận doanh thu và lợi
nhuận từ năm 2024 trở đi nhờ bước vào giai đoạn hoàn thành các dự án.
Luật Đầu tư công sửa đổi: Đột phá về cải cách
[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công
Kinh tế TP. HCM 10 tháng qua khởi sắc với sản xuất công nghiệp hồi phục, bán lẻ tăng 10%, xuất nhập khẩu tăng 11%, nhưng tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,8%.
Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA
Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Tách giải phóng mặt bằng: Bước đột phá cho đầu tư công?
Việc tách khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sẽ tạo đột phá trong triển khai các dự án đầu tư công.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.