Góc khuất cuộc chiến dai dẳng ở chung cư

An Chi Thứ năm, 08/08/2019 - 12:23

Chủ đầu tư sai, cư dân phản đối thì không có gì khó hiểu. Nhưng khi chủ đầu tư sửa sai, đa số người dân đồng tình, thì vẫn còn một nhóm nhỏ cư dân không hài lòng và có những hành động "cực đoan" làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cả dự án cũng như làm mất uy tín của chủ đầu tư.

Hầu như dự án chung cư nào cũng phát sinh mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư.

Cảnh tượng người dân mang xô chậu xuống sảnh chung cư gội đầu lại vừa tái xuất ở một khu chung cư ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Mâu thuẫn tại dự án này vốn đã dai dẳng do người mua nhà không hài lòng về chất lượng căn hộ bàn giao nhưng tạm lắng xuống khi chủ đầu tư nhượng bộ, lại như được "đổ thêm dầu" khi hơn chục hộ dân cương quyết không đóng phí dịch vụ và bị cắt nước. 

Nhiều cư dân tại đây đã không nộp phí vì cho rằng mức thu cao so với chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, sau khi đơn vị quản lý giảm phí dịch vụ từ 10.000 đồng/m2/tháng xuống 8.000 đồng, vẫn còn một số hộ dân không đồng tình nên bị chủ đầu tư cắt nước. Theo đại diện chủ đầu tư, những hộ dân này đã không nộp phí dịch vụ trong gần một năm, và cực chẳng đã họ mới dùng đến biện pháp cắt nước. 

Tình trạng cư dân không nộp phí dịch vụ để phản đối chủ đầu tư không phải hiếm ở Hà Nội. Gần đây nhất một số cư dân của khu chung cư ở quận Hoàng Mai cũng bị cắt nước do không đóng khoản phí dịch vụ 3 triệu đồng trong thời gian thi công nội thất. Bên cạnh đó, cư dân cũng cho rằng mức phí quản lý vận hành 5.000 đồng/m2 mỗi tháng là quá cao và không tương xứng với chất lượng dịch vụ quản lý. 

Trước đó, tại một dự án ở quận Thanh Xuân, nhiều cư dân cũng không đóng tiền phí dịch vụ trong suốt gần một năm khiến chủ đầu tư khốn đốn, không có tiền chi trả cho các đơn vị vận hành, quản lý và cung cấp điện nước của toà nhà.

Điều đáng nói là, chủ đầu tư sai, cư dân phản đối thì không có gì sai. Nhưng khi chủ đầu tư sửa sai và được đa số người dân đồng tình thì vẫn còn một nhóm nhỏ không hài lòng và kiên quyết không đóng phí. Đến khi chủ đầu tư mạnh tay, dùng đến biện pháp cắt điện, nước thì những cư dân này phản ứng có phần "cực đoan" nhằm làm mất uy tín của chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý. Đa số chủ đầu tư "ngậm bồ hòn làm ngọt" trước sự "chây ì" của cư dân vì sợ bị mất uy tín.

Bên cạnh lỗi của chủ đầu tư, một trong nguyên nhân dẫn đến những phản ứng tiêu cực của cư dân trong chung cư bằng cách không đóng phí dịch vụ được bà Trần Minh Ái, Giám đốc bộ phận quản lý bất động sản Savills chỉ ra là do mô hình chung cư mới phát triển nên việc phổ biến, tuyên truyền văn hoá chung cư chưa được triển khai thương xuyến đến cư dân và chủ đầu tư; trong khi những vấn đề thuộc về quy tắc sống ở chung cư rất khác với khi sống ở nhà mặt đất.

Theo bà Ái, nhiều cư dân quen sống ở nhà phố chưa chấp thuận những khoản phí dịch vụ mà chỉ có khi ở nhà chung cư, dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư, đơn vị quản lý hoặc thậm chí giữa chính các cư dân dự án.

Bên cạnh đó, xác định mức phí dịch vụ của một dự án chung cư rất phức tạp. Bà Ái cho rằng, việc các cư dân dự án khẳng định rằng mức phí dịch vụ của dự án nơi mình sinh sống là cao hay thấp bằng cách so sánh với các dự án khác là rất chủ quan, không hợp lý, bởi các dự án có thiết kế khác nhau, mức phí cũng khác nhau.

Ví dụ, một dự án có 1.000 căn hộ, chia làm năm toà tháp, mỗi toà tháp một lễ tân sẽ có phí dịch vụ khác với dự án chỉ có hai toà tháp, mỗi tháp một lễ tân, hay năm tháp chỉ có một lễ tân chung. Hoặc dự án này có điều hoà ở thang máy hoặc hành lang, dự án kia không có, dự án này có bể bơi khác dự án kia có phòng gym. Đó là những yếu tố nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn tới mức phí dịch vụ của toà nhà.

Mặt khác, các dự án chung cư càng ít căn hộ càng khó vận hành bởi các hạng mục của dự án vẫn phải được đảm bảo đầy đủ các khâu như bảo vệ, vệ sinh và lễ tân; trong khi đó, số căn hộ ít sẽ khiến giá dịch vụ bị đội lên cao hơn so với các dự án có quy mô lớn.

Chính vì vậy, theo bà Ái, dễ hiểu tại sao cư dân không đánh giá đúng về mức phí dịch vụ của dự án dẫn đến những mâu thuẫn với chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành. 

"Cách hiểu về phí dịch vụ của cư dân tại đa số các dự án hiện nay phần lớn chỉ mang tính chủ quan. Nếu muốn biết giá phí dịch vụ tại dự án đó có hợp lý hay không, cư dân phải dựa vào bản thông kê chi tiết thu chi các dịch vụ trong toà nhà", bà Ái nhận xét.

Bên cạnh đó, bà Ái cũng không đồng tính với cách phản đối việc thu phí dịch vụ của cư dân bằng cách không đóng phí dịch vụ như trong thời gian gần đây. Theo vị chuyên gia này, tại nhiều toà nhà, cư dân cho rằng dịch vụ không tốt nên không đóng tiền là không đúng, vì tốt hay không tốt thì chủ đầu tư và đơn vị vận hành vẫn phải quản lý dự án, trả tiền lương cho bảo vệ, nhân viên vệ sinh, tiền điện nước mà cư dân đã sử dụng

Nếu thấy chất lượng dịch vụ không tương xứng, cư dân có thể kiến nghị lên chủ đầu tư, yêu cầu thay đơn vị quản lý khác. Đó là cách đấu tranh một cách văn minh, hợp lý chứ không phải việc không đóng phí dịch vụ mang tính tiêu cực như hiện nay, bà Ái nhận định.

Về mặt pháp luật, Điều 39, Thông tư 02/2016 do Bộ Xây dựng ban hành về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng quy định rõ, các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà chung cư là đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà.

Trường hợp chủ sở hữu căn hộ chung cư không đóng kinh phí quản lý vận hành sẽ bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ mà dự án chung cư đó đã ký với đơn vị quản lý vận hành; trong đó có cả việc chủ đầu tư được phép cắt điện, nước đối với các căn hộ không đóng phí dịch vụ.

“Lợi ích nhóm" trong cuộc chiến chung cư?

Bên cạnh hình thức đấu tranh đòi quyền lợi có phần tiêu cực, điều đáng nói là tại một số dự án, chỉ một bộ phận rất nhỏ cư dân tham gia vào cuộc chiến này. Như tại một dự án ở khu vực Mỹ Đình, bán đầu người dân chăng băng rôn phủ kín toà nhà để phản đối nhưng khi chủ đầu tư đưa ra phương án giải quyết được nhiều hộ dân đồng tình thì chỉ còn lác đác vài băng rôn vẫn treo ở ban công một số căn hộ.

Một cư dân dự án của dự án này cho biết, chỉ có một nhóm cư dân thường xuyên gửi đơn kiện tới các cơ quan báo chí hoặc đăng tải các video căng băng rôn phản đối chủ đầu tư lên mạng xã hội khi phát sinh tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về diện tích căn hộ cuối năm ngoái. Còn lại, đa số cư dân đều hài lòng với cách giải quyết đo lại diện tích căn hộ do chủ đầu tư đưa ra.

Câu chuyện về một nhóm cư dân “chủ trì” trong các tranh chấp chung cư không phải hiếm trên thị trường bất động sản thời gian gần đây. Khách hàng một dự án chung cư tại Hà Nội đang trong giai đoạn bàn giao cho hay, khi cư dân xảy ra những tranh chấp với chủ đầu tư về chất lượng căn hộ, sự khác biệt giữa căn hộ thật và nhà mẫu, một nhóm cư dân đã rất năng nổ tham gia vào việc đấu tranh đòi quyền lợi chung.

Họ lập một nhóm thảo luận rất sôi nổi trên mạng xã hội; thường xuyên chia sẻ các thông tin tố cáo chủ đầu tư; liên tục gửi đơn thư khiếu nại đến chính quyền, các cơ quan truyền thông. Thậm chí, nhóm khách hàng này còn thường xuyên tổ chức căng băng rôn ở sảnh toà nhà, tổ chức diễu hành bằng ô tô để gây chú ý dư luận.

Tuy nhiên, khi đạt được thoả thuận về lợi ích riêng với chủ đầu tư, thành viên nhóm này đã chấm dứt các hoạt động của mình và nhóm cộng đồng cư dân trên mạng xã hội cũng bị khoá ngay sau đó. Cuộc đấu tranh chung của khách hàng vì thế cũng rơi vào "khoảng lặng" do đã mất đi những thành viên năng nổ nhất đứng đầu.

Hay tại một số chung cư khác, một vài cư dân hoạt động tích cực để được bầu vào ban quản trị, nhưng sau khi đã có chỗ, những thành viên này cũng không còn nhiệt tình tham gia các hoạt động trong toà nhà hay đấu tranh vì lợi ích chung của cư dân như trước.

Theo một chủ đầu tư tại Hà Nội, khi xảy ra bất đồng giữa chủ đầu tư và cư dân, một số người tự nhận là ban đại diện cư dân để phản đối chủ đầu tư, nhưng thực tế chỉ là một nhóm nhỏ. Còn lại, đa số cư dân đều lựa chọn cách giải quyết với chủ đầu tư trên tinh thần xây dựng.

Nhóm cư dân thậm chí còn chọn đúng thời điểm chủ đầu tư đang triển khai bán hàng một dự án khác để phản đối, gây áp lực nhằm hạ thấp uy tín của chủ đầu tư, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu bán hàng. 

Đáng nói là trong những cuộc đấu tranh như vậy, thay vì đòi quyền lợi chung thì họ chỉ gây sức ép để "gợi ý" chủ đầu tư nhằm đạt được thoả thuận riêng của mình. Điều này khiến chủ đầu tư đau đầu trong các vụ giải quyết mâu thuẫn, đại diện doanh nghiệp bất động sản chia sẻ.

Bùng nổ tranh chấp chung cư: Hệ lụy của sự trục lợi

Bùng nổ tranh chấp chung cư: Hệ lụy của sự trục lợi

Bất động sản -  7 năm
Thời điểm năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến một hiện tượng khách hàng tập trung thành nhóm để khiếu kiện những sai trái của chủ đầu tư, hay đòi lại vốn góp tại dự án (DA).
Bùng nổ tranh chấp chung cư: Hệ lụy của sự trục lợi

Bùng nổ tranh chấp chung cư: Hệ lụy của sự trục lợi

Bất động sản -  7 năm
Thời điểm năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) chứng kiến một hiện tượng khách hàng tập trung thành nhóm để khiếu kiện những sai trái của chủ đầu tư, hay đòi lại vốn góp tại dự án (DA).
Loay hoay tìm 'liều thuốc đặc trị' tranh chấp chung cư

Loay hoay tìm 'liều thuốc đặc trị' tranh chấp chung cư

Bất động sản -  5 năm

Quỹ bảo trì là nguồn tiền lớn, nhưng vì các quy định của pháp luật chưa rõ ràng, nhiều chủ đầu tư có cơ hội chiếm dụng, dẫn đến những vụ tranh chấp chung cư kéo dài.

Ngòi nổ tranh chấp chung cư dưới góc nhìn của đơn vị quản lý

Ngòi nổ tranh chấp chung cư dưới góc nhìn của đơn vị quản lý

Bất động sản -  5 năm

Cần có quy định đảm bảo tính liên tục trong cung cấp dịch vụ quản lý nhà chung cư để tránh trường hợp tại nhiều dự án khi có tranh chấp, cư dân không đóng phí dịch vụ dẫn đến mọi hoạt động dịch vụ quản lý bị dừng lại.

Tháo ngòi nổ tranh chấp chung cư nhìn từ Mon City

Tháo ngòi nổ tranh chấp chung cư nhìn từ Mon City

Bất động sản -  6 năm

Những mâu thuẫn dai dẳng giữa cư dân và chủ đầu tư tại các dự án nhà chung cư nếu không được giải quyết ổn thoả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Bùng nổ tranh chấp chung cư: Lãnh đạo Cục Quản lý nhà nói gì?

Bùng nổ tranh chấp chung cư: Lãnh đạo Cục Quản lý nhà nói gì?

Bất động sản -  6 năm

Lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, việc nhiều chủ đầu tư chỉ chú trọng đến lợi nhuận, hệ thống pháp luật chưa đủ sức răn đe chính là những nguyên nhân khiến nội chiến chung cư bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  16 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  16 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều