Diễn đàn quản trị
Mặt trái trong mô hình giáo dục của Việt Nam
Chuyên gia giáo dục Đỗ Mạnh Cường cho rằng, nguyên nhân của những vấn nạn trong giáo dục hiện nay như bạo lực học đường là bởi nền giáo dục của Việt Nam chủ yếu đang đi theo mô hình công nghiệp.

Trong vài năm gần đây, bạo lực học đường đang phủ một bóng đen khá lớn lên nền giáo dục Việt Nam. Theo TS. Đỗ Mạnh Cường – Thường trực Hội đồng giáo dục Nguyễn Hoàng Group, nguyên nhân của vấn nạn đó là bởi nền giáo dục của chúng ta chủ yếu đang đi theo mô hình công nghiệp.
“Hiện tại, trên thế giới, có hai mô hình giáo dục phổ biến: giáo dục theo mô hình công nghiệp và giáo dục theo mô hình nông nghiệp”, ông Cường cho biết.
Trong mô hình công nghiệp, tất cả học sinh đều học một chương trình, tiến độ cũng như nhịp độ, không có nhiều sự khác biệt giữa từng học sinh. Tất cả học sinh đều được đánh giá trên một tiêu chuẩn, một khía cạnh và một điểm sàn; mọi học sinh đều được giảng dạy theo một phương pháp chung.
Cách giáo dục này như kiểu người ta gia công các phôi nguyên liệu trong các nhà máy sản xuất, tất cả phôi nguyên liệu đưa vào máy đều bị gò ép thành một hình dáng giống nhau ở đầu ra; nó còn được gọi là hệ thống giáo dục “đồng phục”.
Theo đó, ở hệ thống này không chấp nhận sự khác biệt giữa các học sinh, cũng như không chấp nhận cá tính riêng của mỗi em học sinh, tất cả học sinh phải giống nhau.
Ngược lại, ở mô hình nông nghiệp, giáo viên cũng giống như các nông dân, họ không chế tạo ra cái gì cả (như lúa, hoa màu) mà họ chỉ chăm sóc và tạo điều kiện cho nông sản phát triển tốt nhất.
Trong mô hình này, có nhiều chương trình – lộ trình – nhịp độ đào tạo khác nhau, học sinh giỏi và học sinh dở sẽ có những chương trình – lộ trình – nhịp độ học tập không giống nhau.
Mục đích chính của mô hình là làm sao để tất cả học sinh đều có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Theo đó, tất cả những chương trình – lộ trình – nhịp độ học tập phải dựa vào khả năng của từng học sinh nhằm có thiết kế phù hợp.
Mô hình này chấp nhận sự khác biệt của từng cá nhân, là mô hình chăm sóc và phát triển để cho ra những “sản phẩm” phong phú – đa dạng.
Hiện tại, trên thế giới, có nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang đi theo mô hình giáo dục công nghiệp, bạo lực học đường chính là một mặt trái của mô hình giáo dục này.
Khi học sinh đến trường, các em không được nhà trường lắng nghe và chia sẻ những vấn đề của chúng, ngoài ra, các em còn bị gò ép học theo một chương trình không phù hợp với khả năng của bản thân dẫn đến không thích học, phản kháng là điều tất yếu. Tuy nhiên, tùy tính cách của mỗi em, cách phản kháng khác nhau: im lặng, bất cần, đánh bạn, bỏ học…
“Việc bạo lực học đường diễn ra thường xuyên thể hiện sự bất lực của nền một nền giáo dục, chỉ cần giáo viên thích dạy và học sinh thích học, sẽ không còn bạo lực học đường. Thế nên, rõ ràng đam mê của cả giáo viên và học sinh Việt Nam đều đang có vấn đề”, ông Đỗ Mạnh Cường kết luận.
Còn theo ông Loan Văn Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn huấn luyện và Tư vấn triển khai TOPPION thì ngoài tìm được những ngôi trường tốt có giáo viên thích dạy và con mình thích học, các phụ huynh cũng phải tự vấn xem môi trường văn hóa của gia đình mình thuộc “trường phái” nào để điều chỉnh tốt hơn.
Theo ông để một đứa trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh, hấp thụ được nền giáo dục tốt và hạnh phúc, cần có sự chung tay của cả gia đình lẫn nhà trường, một bên thì không thể thực hiện được.
Các phụ huynh thường có “điểm mù” trong việc quản trị gia đình: họ thường không thấy được vấn đề của chính gia đình mình. Những vấn đề mà con cái gặp phải như có hành vi không phù hợp là do bố mẹ vô tình nuôi dưỡng những thói quen xấu, ví dụ một đứa trẻ sống trong gia đình có bố mẹ giỏi chỉ trích thường sẽ có xu hướng nói dối để không bị mắng…
Kiểu gia đình đầu tiên chính là hay “áp đặt”, đây là kiểu gia đình khá phổ biến ở Việt Nam, khi cha mẹ hay có xu hướng muốn trẻ làm thế này thế kia vì muốn tốt cho chúng mà chưa từng hỏi xem chúng cảm thấy như thế nào có thích làm hay không. Những đứa trẻ kiểu gia đình này thường thiếu tự tin, sai không nhận lỗi, lý sự cùn, hay nói dối, sống bị động và bản lĩnh không cao.
Giải pháp là bố mẹ nên xây dựng lối sống bằng "làm gương", để con tự thấy tốt và tự nguyện làm theo gương của bố mẹ. Luật trong gia đình là phải ngang nhau, không phân biệt tầng lớp bố mẹ - con cái.
Kiểu gia đình thứ hai là “chia sẻ yêu thương”, đây cũng là kiểu gia đình xuất hiện nhiều tại Việt Nam, nơi ba mẹ làm tất cả cho con cái từ cái nhỏ đến cái lớn hoặc có một người giỏi xuất sắc trong gia đình và làm hết việc khó khăn cho mọi người… Giải pháp, ba mẹ thương con là điều hiển nhiên nhưng chúng ta phải yêu thương bằng phương cách đúng, không “sống thay”.
Kiểu gia đình thứ tư là “trách nhiệm từ mỗi thành viên”, đây là gia đình có môi trường khá tốt cho sự phát tiển của các bé, khi ai cũng ý thức và làm tốt vai trò của mình trong gia đình, được mọi người tôn trọng.
Kiểu gia đình thứ năm là “phát triển người thân”, đây chính môi trường lý tưởng nhất cho sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ khi mọi người trong gia đình chỉ đặt câu hỏi, để bé tự tìm câu trả lời. Thậm chí, ngay cả các bé tìm câu trả lời sai, mọi người cũng không sửa mà đặt cho trẻ câu hỏi khác.
Bố mẹ sẽ không nói nhiều với trẻ mà chỉ cài vào đầu trẻ những giá trị của niềm tin và cảm xúc, không sửa hành vi. Ví dụ, bố mẹ sẽ đặt các câu hỏi như: con muốn trở thành ai?, con muốn lớn lên làm cái gì?...
“Dù như thế nào đi nữa, chúng ta cũng nên xây dựng nền văn hóa tốt cho gia đình, vì đó là cái nôi đầu tiên tạo nên tính cách của trẻ em, trước khi giao gửi chúng cho môi trường giáo dục tốt nhất phù hợp với mong muốn của cha mẹ. Nếu có thể, cha mẹ hãy xây dựng gia đình có môi trường như kiểu thứ tư và năm mà tôi đã để cập ở trên”, ông Loan Văn Sơn đề nghị.
Mục tiêu của giáo dục và Hội chứng 4.0
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.