Quốc tế
Phía sau quyết định dừng sản xuất tại Trung Quốc của Samsung
Việc Samsung dừng sản xuất tại Trung Quốc không chỉ cho thấy tình trạng khó khăn của thương hiệu này tại đây mà còn đặt ra câu hỏi về vị trí của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Gã khổng lồ công nghệ của Hàn Quốc Samsung cho biết sẽ chính thức chấm dứt hoạt động sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc, một phần do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các thương hiệu nội địa của thị trường này.
Việc đóng cửa nhà máy sản xuất cuối cùng tại Trung Quốc diễn ra sau khi Samsung ngừng sản xuất tại nhà máy ở Huệ Châu vào tháng 6 vừa qua và tại một nhà máy khác vào cuối năm ngoái.

Từng một thời là "tay chơi" thống trị thị trường Trung Quốc, Samsung hiện rơi về vị trí cuối cùng trong các thương hiệu lớn khi chỉ nắm giữ khoảng 1% thị phần vào quý I năm nay, theo số liệu thống kê của Counterpoint.
Từ mức khoảng 20% thị phần của 5 năm trước, đây có thể xem như sự kết thúc thời kỳ "ân sủng" của thị trường gần 1,4 tỷ dân đối với gã khổng lồ điện tử của Hàn Quốc.
Một trong những lý do được các nhà phân tích đưa ra chính là Samsung không thể nội địa hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng Trung Quốc, theo SCMP.
Cùng với đó, việc thu hồi Galaxy Note 7 do vấn đề pin vào cuối năm 2016, sự gia tăng nhanh chóng những đối thủ cạnh tranh đến từ nội địa, căng thẳng trong quan hệ chính trị giữa giữa Seoul và Bắc Kinh cũng góp phần khiến Samsung "ngã ngựa".
Sự suy yếu của Samsung tại Trung Quốc diễn ra cùng lúc với sự gia tăng của các thương hiệu nội địa như Huawei Technologies, Xiaomi, Oppo và Vivo khi tổng thị phần lên đến 87% và sự tăng trưởng của đối thủ Apple với mức nắm giữ khoảng 8%.
Vào những năm 2000, Samsung đã đầu tư liên doanh, thực hiện các dự án tại Việt Nam và sau đó, thiết lập dây chuyển sản xuất trong bối cảnh chi phí lao động tại Trung Quốc gia tăng.
Hãng này cũng có cơ sở sản xuất tại thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ. Cơ sở này chủ yếu sản xuất các dòng điện thoại cao cấp ở Hàn Quốc cũng như dòng sản phẩm tầm trung cho Ấn Độ.
Tuy nhiên, ngay tại thị trường Ấn Độ, Samsung cũng phải nhường chỗ dẫn đầu thị trường cho thương hiệu đến từ Trung Quốc là Xiaomi vào năm ngoái. Cùng với đó, sự cạnh tranh từ các dòng nội địa giá rẻ cũng đe dọa đến tương lai của thương hiệu Hàn Quốc.
Sự khó khăn tại Trung Quốc và Ấn Độ đã đe dọa vị thế đứng đầu thị trường toàn cầu của Samsung. Năm ngoái, doanh số của Samsung sụt giảm 8% và cùng với đó, thị phần giảm 0,9%, xuống mức 20,8%.
Việc dừng sản xuất của Samsung không chỉ đặt ra bài toán giải quyết khó khăn của tập đoàn này mà còn cho thấy sự thay đổi vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu của Trung Quốc khi không ít thương hiệu cũng đã rút đi.
Sony hồi tháng 3 cho biết đã đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và hiện chỉ sản xuất điện thoại thông minh tại Thái Lan.
Apple yêu cầu các nhà cung cấp chính cân nhắc việc di dời 15-30% việc sản xuất ra khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như sản xuất thử nghiệm tai nghe AirPods tại Việt Nam.
Gã khổng lồ tìm kiếm Google cũng chuyển sản xuất điện thoại thông minh Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, tìm kiếm và hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng giá rẻ tại Đông Nam Á, tạo ra bàn đạp cho tham vọng phát triển thiết bị phần cứng.
Các hãng máy tính nổi tiếng như HP và Dell cũng thông báo sẽ chuyển 30% hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Đông Nam Á.
Hãng điện tử hàng đầu Nhật Bản và thế giới Sharp cách đây không lâu thông báo loại bỏ kế hoạch sản xuất màn hình LCD bán cho thị trường Mỹ tại Trung Quốc và thay vào đó, chuyển sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan gia tăng.
Cha đẻ Bphone: Việt Nam có thể tạo ra thương hiệu lấn thị phần của Apple, Samsung
Google chuyển sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam
Theo dự kiến, Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Pixel 3A sang Việt Nam trước cuối năm nay.
Điện thoại Bphone 3 nối gót Vsmart, Mobiistar xuất ngoại
Mytel của Viettel, nhà mạng lớn thứ 3 tại Myanmar sẽ là kênh phân phối và hỗ trợ khách hàng cho Bphone 3.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.