Diễn đàn quản trị
Tư duy lại về đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp
Những thay đổi về mô hình kinh doanh, hành vi khách hàng và nhân viên, trải nghiệm nhân sự... trong thời gian qua đã tác động rất lớn đến tư duy, năng lực của người làm công tác đào tạo và phát triển (L&D) trong doanh nghiệp.

Tư duy và năng lực mới của người phụ trách công tác đào tạo và phát triển (L&D) cũng như cách thức thiết kế hoạt động L&D trong các doanh nghiệp là điều được ông Phan Sơn, Chuyên gia trưởng Học viện Quản trị HRD Academy đặc biệt nhấn mạnh.
Theo ông Sơn, mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức, hành vi khách hàng, hành vi nhân viên, trải nghiệm nhân sự... đã có những sự thay đổi mạnh mẽ; điều này tác động rất lớn đến tư duy và năng lực của người làm L&D.
Trước đây, các doanh nghiệp thường nghĩ đến cách thức triển khai các chương trình thành công, hướng đến các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tư duy này giờ đây đã được mở rộng là làm thế nào để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người học – cán bộ nhân viên trong công ty.
Nếu trước đây doanh nghiệp thường nghĩ đến việc thiết kế các chương trình dựa trên khung năng lực các vị trí thì đến nay doanh nghiệp cần nghĩ đến một bài toán “hướng khách hàng” hơn: các hoạt động nào để giúp nâng cao hiệu suất sản xuất kinh doanh.
Nếu trước đây doanh nghiệp thường nghĩ cách thức để cung cấp các chương trình đào tạo cho cán bộ nhân viên thì nay cần nghĩ tới một vai trò rộng hơn là làm gì để kiến tạo được văn hoá học tập, để việc cung cấp “giá trị”, “kiến thức”, “kỹ năng” là việc của tất cả mọi người.
Theo ông Lê Hữu Nam, Giám đốc vận hành Học viện HRD, người làm L&D cần có tư duy như một người bán hàng. Toàn bộ chiến lược, kế hoạch, dự án, hoạt động, chương trình của L&D là một gói sản phẩm.
Có bốn vấn đề cốt lõi mà người làm L&D cần đặt ra. Thứ nhất là xác định khách hàng của L&D là ai: CEO, quản lý cấp trung hay cán bộ nhân viên trong tổ chức. Thứ hai là thiết kế gói sản phẩm dựa trên định hướng trải nghiệm khách hàng. Thứ ba là cách thức giới thiệu gói sản phẩm cho khách hàng. Bốn là cách thức để khiến khách hàng mua – dùng – thích - ủng hộ sản phẩm.
Để cải tổ hoạt động và kiến tạo một L&D mới trong các tổ chức, theo ông Sơn, doanh nghiệp cũng cần thấu hiểu các xu hướng dịch chuyển về việc đào tạo trong các doanh nghiệp thế giới.
Có sáu dịch chuyển cơ bản trong các tổ chức hàng đầu: Thứ nhất là dịch chuyển từ đào tạo sang học hỏi. Với sự dịch chuyển này, người học đã dịch chuyển từ tâm thế thụ động – được cung cấp các khoá học sang tâm thế chủ động – đặt ra yêu cầu cho việc học hỏi của mình. Với dịch chuyển này, đòi hỏi hoạt động L&D cần dịch chuyển từ cung cấp các khoá học, sang thiết kế các hoạt động học hỏi.
Thứ hai, dịch chuyển từ giảng dạy sang điều phối. Các giảng viên trước đây – dù là bên ngoài hay giảng viên nội bộ sẽ với tâm thế giảng dạy, thì nay cần với tâm thế và kỹ năng của người điều phối, dịch chuyển từ "nói, tổ chức" sang "hỏi, tổng hợp". Kỹ năng đặt câu hỏi, dẫn dắt và tổng hợp là rất quan trọng đối với giảng viên.
Thứ ba, dịch chuyển từ đào tạo theo kế hoạch sang đúng lúc. Các kế hoạch vẫn luôn cần thiết để chúng ta có thể chủ động lịch trình, nguồn lực một cách hợp lý. Nhưng dưới góc độ người học, họ quan tâm đến tính kịp thời và đúng lúc theo nhu cầu của họ.
Vì vậy bên cạnh các kế hoạch, cần thiết kế các hoạt động “đúng lúc”. Ví dụ liệu L&D có thể thiết kế các bộ thẻ tóm lược các kỹ năng nào đó, để vào các khu vực thuận tiện nhất. Hay một số video ngắn 5 - 7 phút tóm lược một kỹ năng. Khi một nhân sự có cuộc họp chốt hợp đồng với một khách hàng quan trọng trong ngày, họ có thể ngay lập tức cầm bộ thẻ “Kỹ năng đàm phán thương lượng”, hay xem nhanh video để đánh giá lại kỹ năng cần thiết cho cuộc họp.
Thứ tư, việc học được tích hợp ở toàn bộ không gian làm việc thay vì bị giới hạn trong các lớp học. Nhân sự có thể học qua cách làm việc, với đồng nghiệp, trong cuộc làm việc với khách hàng, nghe bài phát biểu của lãnh đạo.
Thứ năm, chuyển từ các buổi học kéo dài 45 - 90 phút sang buổi học lặp lại nhiều lần. Tổ chức không dạy kỹ năng mà dạy kiến thức về kỹ năng vì kỹ năng chỉ có được khi nhân sự thực hành, ứng dụng và biến nó thành hành vi hàng ngày. Các chương trình cần ngắn, có thể đúc kết lại và có thể ứng dụng được ngay.
Thứ sáu là chuyển các lớp đào tạo trực tiếp sang tích hợp các hình thức đào tạo đa dạng. Nhân sự có thể lên web học trước các khoá học trực tuyến đã được quay trước, sau đó tham gia các buổi đào tạo trực tiếp trực tuyến có tương tác với giảng viên điều phối...
Thấu hiểu sáu sự dịch chuyển này, cộng với tư duy L&D như một người bán hàng sẽ giúp gia tăng giá trị của bộ phận L&D, kiến tạo ra một thế hệ người làm L&D thực sự trở thành đối tác chiến lược của CEO trong các doanh nghiệp.
Người làm L&D cần tư duy nhạy bén với kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp bất động sản "coi nhẹ" việc đầu tư đào tạo nhân viên
Mỗi doanh nghiệp bất động sản dành trung bình 22,2 giờ để đào tạo một nhân sự trong năm ngoái, với tổng đầu tư cho hoạt động đào tạo chiếm khoảng 0,1% doanh thu trong khi tỷ lệ này ở doanh nghiệp công nghệ thông tin cao gấp năm lần, theo khảo sát của Học viện Quản trị HRD.
Xác định mục tiêu L&D gắn với ưu tiên kinh doanh
Nếu không gắn kết được việc học với ưu tiên kinh doanh, trong nhiều trường hợp, L&D sẽ bị coi là sản phẩm phụ không được chào đón, đầu tư và ưu tiên đáng kể, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng, suy thoái.
‘Việt Nam cần đào tạo 150 nghìn nhân lực số mỗi năm’
Để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số, từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải đào tạo được khoảng 150 nghìn nhân lực số từ cao đẳng trở lên, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Cảm xúc và nhận thức cần có trong chiến lược L&D của doanh nghiệp
Hai nhóm kỹ năng quan trọng mà người lao động cần có trong thời đại mới là sự cân bằng về cảm xúc và sự linh hoạt trong nhận thức.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.