Diễn đàn quản trị
Sai lầm lớn trong việc tạo trải nghiệm khách hàng
Nhiều doanh nghiệp đang quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện tạo ra trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng trong suốt hành trình trải nghiệm. Thế nhưng thay vì xuất phát từ những thứ khách hàng cho là ý nghĩa thì các doanh nghiệp này lại đang tập trung vào những trải nghiệm chính bản thân họ nghĩ là có ý nghĩa.

Nếu như sức mạnh của thị trường trước đây thuộc về các công ty lớn thì trong bối cảnh của nền kinh tế trải nghiệm hiện nay, sức mạnh đã được đặt gọn trong lòng bàn tay của khách hàng. Chính hành vi, thói quen của khách hàng sẽ quyết định cách doanh nghiệp vận hành.
Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp cạnh tranh cùng phân khúc khách hàng, cùng cấp đa dạng sản phẩm, và dịch vụ tương tự nhau nhưng mức độ thành công lại khác nhau. Các công ty thành công nhất đều biết khai thác cơ hội đầu tư vào trải nghiệm để trở nên khác biệt, tận dụng những công nghệ mới nhất để đặt khách hàng vào trọng tâm trong mọi hoạt động bởi họ hiểu rằng trải nghiệm là hấp lực hút dòng tiền chứ không phải sản phẩm.
Mấu chốt cơ bản khác biệt cho một thương hiệu chính là những trải nghiệm đằng sau thương hiệu đó. Khách hàng không trung thành với một công ty, họ trung thành với trải nghiệm mà công ty đó mang đến để rồi họ mua nhiều hơn, ở lại lâu hơn và giới thiệu công ty với người khác. Sự lựa chọn của khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất thể hiện sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trong thời đại số.
Theo nhà sáng lập Cempartner Nguyễn Dương, người sáng lập Cộng đồng tiên phong về trải nghiệm khách hàng (CX LEADER), trải nghiệm xuất sắc và tồi tệ không ngẫu nhiên sinh ra, đó là sự phản ánh ra bên ngoài của văn hoá lấy khách hàng làm trung tâm và quy trình quản trị vận hành.
Thế nhưng một thực trạng hiện nay đang diễn ra là câu chuyện trải nghiệm khách hàng dường như còn khá lý thuyết ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vẫn biết trải nghiệm khách hàng xuất sắc sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt nhưng số lượng doanh nghiệp làm được điều này còn quá ít ỏi.
Các doanh nghiệp vẫn chưa biết cách tạo ra trải nghiệm tốt và thống nhất trên từng điểm chạm, xuyên suốt trong hành trình trải nghiệm của khách hàng để mang lại kết quả kinh doanh cao nhất ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
"Người khác" đến "giá trị" rồi mới "hành động"
Một thực tế đang diễn ra là mặc dù chỉ có một tổ chức, một văn hoá doanh nghiệp, một vài loại sản phẩm và dịch vụ nhưng khách hàng lại cảm nhận được sự hỗn độn và rời rạc về trải nghiệm khi họ làm việc với một doanh nghiệp.

Trong khi các doanh nghiệp vẫn "ra rả" hàng tá triết lý về dịch vụ, từ khách hàng là thượng đế, khách hàng luôn đúng, khách hàng là người trả lương, khách hàng là ông chủ...nhưng dường như khách hàng của nhiều doanh nghiệp còn chưa được cảm nhận. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp không hề nhắc đến những triết lý này nhưng khách hàng lại cảm nhận rõ nét về vị trí "số 1" của mình trên từng điểm chạm trong hành trình trải nghiệm với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
Mấu chốt, theo ông Dương là tư duy dịch vụ với phạm trù tương tự như tư duy lấy khách hàng làm trung tâm phải ngấm vào từng điểm chạm trong hệ thống của doanh nghiệp.
Để mang lại sự hài lòng cho khách hàng, việc đầu tiên cần làm, theo nhà sáng lập Cempartner, là phải biết rõ con đường khách hàng đến với doanh nghiệp, từ đó xây dựng một hành trình khách hàng bao gồm các điểm mà họ tiếp xúc với công ty.
Tiếp theo, xác định cho bằng được đâu là thời khắc quan trọng trong hành trình đó. Thời khắc quan trọng tức là các điểm mà khách hàng chịu ảnh hường nhiều nhất đến quyết định mua hàng như tâm trạng, sự an toàn, mong muốn, lòng tin, sự tận tình, tiện lợi... và dồn nỗ lực quản trị vào đó để đảm bảo mang lại trải nghiệm khách hàng vượt trội. Đó là lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Có thể nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến câu chuyện trải nghiệm khách hàng nhưng dường như không biết đặt trọng tâm đúng chỗ. Sự quan tâm đặt vào những việc mà doanh nghiệp cho là ý nghĩa trong khi trên thực tế lại không mấy ý nghĩa đối với khách hàng.
Theo định nghĩa về dịch vụ của sân bay Changi (Singapore) - sân bay mang lại những trải nghiệm khách hàng xuất sắc, dịch vụ là việc thực hiện HÀNH ĐỘNG mang lại GIÁ TRỊ cho NGƯỜI KHÁC.
"Như vậy, phải xuất phát từ NGƯỜI KHÁC xem họ coi gì là GIÁ TRỊ rồi mới HÀNH ĐỘNG. Cái gì họ coi trọng, họ đánh giá cao thì mới là cái có giá trị với họ, không phải cái có giá trị cho bạn", ông Dương nói.
Sự đúng chỗ này đôi khi chỉ là những việc rất đơn giản. Chẳng hạn như việc gửi xe của khách hàng ở những nơi đông đúc chắc chắn là một khoảnh khắc rất quan trọng trong hành trình của họ.
Nếu như vậy, thì đó là việc đầu tiên doanh nghiệp phải sửa trong quản trị khách hàng để biết đâu là cái gì quan trọng, cái gì "vớ vẩn" trong con mắt của khách hàng.
"Đừng chăm chăm bán được hàng; đừng là người bán hàng, hãy là người giúp đỡ, hỗ trợ quá trình ra quyết định mua của khách hàng", ông Dương nhìn nhận.
Ngày 23/11/2019, sự kiện CX Leader Talk 2019 với chủ đề “Xây dựng khách hàng trung thành bằng Trải nghiệm vượt trội” sẽ được tổ chức bởi Cộng đồng CX LEADER. Sự kiện quy tụ các chuyên gia cùng 300 nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ chia sẻ và thảo luận các kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam về cách thức xây dựng khách hàng trung thành trong thời đại số.
Link đăng ký tham dự chương trình: https://cxleader.vn/
Thương hiệu tốt đến mấy mà trải nghiệm khách hàng không tốt cũng vô nghĩa
Nhìn từ sân bay Singapore: Làm sao để có trải nghiệm khách hàng xuất sắc
Tất cả công ty ở mọi lĩnh vực có thể áp dụng phương pháp tạo trải nghiệm khách hàng xuất sắc qua nghiên cứu tình huống sân bay Changi của Singapore.
Tăng trải nghiệm khách hàng qua công nghệ điện toán đám mây
Làn sóng tiếp theo của dịch vụ khách hàng đã cập bến và sẽ xác định lại ngôi vị đứng đầu giữa các doanh nghiệp.
Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích
Khi thực hiện các chiến lược liên quan đến trải nghiệm khách hàng, do không hề có ưu tiên nên nhiều thương hiệu không tạo được chỗ đứng trong tâm trí của họ.
Công nghệ không phải là chìa khóa quyết định trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng
Theo nhà sáng lập Cempartner Nguyễn Dương, nếu muốn tạo ra trải nghiệm khách hàng, đừng bắt đầu từ góc nhìn của doanh nghiệp, hãy bắt đầu đánh giá doanh nghiệp từ góc nhìn của khách hàng.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.