Thái Lan thành lập liên minh hướng đến phát thải carbon ròng bằng không
Đây là một trong số những kết quả quan trọng đạt được tại Hội nghị chuyên đề ESG do tập đoàn SCG tổ chức.
Nhiều cường quốc với thế mạnh về năng lượng tái tạo, lưu trữ carbon nhưng lựa chọn mốc thời gian đặt cam kết đưa mức phát thải carbon ròng về không tương đối thận trọng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại COP26, đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2070, muộn hơn 20 năm so với mục tiêu chung được hội nghị đề ra.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng không cam kết thêm điều gì về việc chấm dứt phá rừng, cắt giảm khí metan và ngừng nhiệt điện than. Lý do được lãnh đạo Ấn Độ đưa ra là thế giới cần tập trung hơn nữa vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu, thay vì chỉ tìm cách cắt giảm khí thải nhà kính.
Bên cạnh việc đưa ra mốc thời gian đưa phát thải ròng carbon về không, lãnh đạo Ấn Độ cũng trình bày kế hoạch giảm cường độ phát thải của nền kinh tế, tập trung vào 3 mũi nhọn là năng lượng tái tạo, giảm phát thải đối với một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao và tạo ra nhiều “bể chứa carbon”.
Đối với ngành năng lượng, Ấn Độ được đánh giá là một trong những thị trường năng lượng tái tạo hấp dẫn hàng đầu thế giới. Chính phủ quốc gia Nam Á này đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% tổng công suất phát điện đến từ năng lượng tái tạo, tương đương với khoảng 500GW, từ đó giảm 45% cường độ phát thải của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng năng lượng tái tạo của Ấn Độ chững lại đáng kể, kèm theo dấu hiệu tăng cường các nhà máy nhiệt điện than. Theo báo cáo phát thải toàn cầu của IEA, Ấn Độ thải ra khoảng 2,5 tỷ tấn khí thải carbon trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2021.
Không tham dự trực tiếp hội nghị COP26, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi tới hội nghị một thông cáo, trong đó nhấn mạnh việc các quốc gia phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện cam kết về khí hậu. “Các nước đang phát triển”, theo quan điểm của Trung Quốc là bao gồm cả nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới này.
Thông cáo của ông Tập không đưa ra cam kết mới về khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc vẫn duy trì cam kết cũ là sẽ đưa mức phát thải carbon đạt đỉnh vào năm 2030, sau đó giảm dần và đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2060. Trung Quốc cũng cam kết sẽ chấm dứt nạn phá rừng nhưng không đưa ra mục tiêu nào về dừng nhiệt điện than và cắt giảm phát thải metan.
Cam kết của Trung Quốc được cho là “nằm trong tầm tay”, bởi quốc gia này đang dẫn đầu thế giới về sản lượng năng lượng tái tạo, đạt mức 1 triệu MW, tính đến cuối năm 2021. Theo South China Morning Post, dự kiến trong năm 2022, quốc gia tỷ dân này sẽ lắp đặt thêm khoảng 156MW công suất điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, bên cạnh năng lượng tái tạo, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than. Đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ các nhà máy điện than chạy hết công suất để đảm bảo an ninh năng lượng. Theo số liệu của Dự án Carbon toàn cầu, Trung Quốc chiếm 54% tổng lượng tiêu thụ than trên thế giới, tính đến cuối năm 2021. Nước này cũng là nguồn phát thải carbon lớn nhất thế giới, với 12 tỷ tấn năm 2021, theo số liệu từ IEA.
Một yếu tố góp phần giúp Trung Quốc đạt cam kết phát thải ròng bằng không là diện tích rừng rộng lớn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), hơn 23% diện tích Trung Quốc là rừng, chiếm khoảng 5,4% diện tích rừng trên thế giới. Quốc gia này cũng đang đặt kế hoạch trồng mới 36 nghìn km2 rừng mỗi năm, tức là lớn hơn diện tích nước Bỉ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang trở thành ngôi sao sáng đối với việc thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, một giải pháp đặc biệt quan trọng đóng góp vào tiến trình trung hòa carbon. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có luật riêng về kinh tế tuần hoàn.
Với tiềm năng lớn về rừng và năng lượng tái tạo, thế giới kỳ vọng vào việc Trung Quốc sẽ đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn về khí hậu. Tuy nhiên, giới chức quốc gia này nhìn nhận, việc đảm bảo duy trì những điều kiện phát triển cho nền kinh tế với thị trường hơn 1 tỷ dân không phải là điều đơn giản.
Một cường quốc khác cũng đặt cam kết phát thải ròng bằng không là Nga, quốc gia sở hữu diện tích rừng lớn nhất, chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Là quốc gia có thế mạnh về năng lượng hóa thạch với trữ lượng than, khí đốt và dầu mỏ khổng lồ, tuy nhiên, theo IEA, Nga cũng có nhiều tiềm năng trong việc khai thác năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện, năng lượng địa nhiệt.
Hiện tại, Nga đang triển khai kế hoạch thúc đẩy năng lượng tái tạo, với mục tiêu đến năm 2035 đạt 12GW công suất phát điện sạch. Theo công ty tư vấn Lansky, khai thác năng lượng tái tạo tại Nga, với những tiềm năng sẵn có, sẽ rẻ hơn nhiều so với năng lượng hóa thạch.
Bên cạnh Nga và Trung Quốc, một số quốc gia khác, tuy có nhiều tiềm năng về tín chỉ carbon rừng nhưng vẫn đặt mốc phát thải ròng bằng không vào năm 2060 như một lựa chọn thận trọng, có thể kể đến Brazil (chiếm hơn 12% diện tích rừng trên thế giới) và Indonesia (chiếm 2,3% diện tích rừng thế giới).
Mỹ lựa chọn năm 2050 là mốc để đạt mức phát thải carbon ròng bằng không, đánh dấu sự trở lại của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Mỹ cũng là quốc gia xả khí thải carbon nhiều thứ hai trên thế giới, với khoảng hơn 5 tỷ tấn trong giai đoạn 2000 - 2021.
Để đạt được cam kết tại COP26, Mỹ đang tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng sạch. Tính riêng quý I/2022, điện tái tạo chiếm khoảng 23,5% sản lượng điện của Mỹ. Mức tỷ lệ kỷ lục này nhờ vào hơn 80 nhà máy điện gió và điện mặt trời tại Mỹ bắt đầu đi vào hoạt động. Đi kèm với đó, 4 nhà máy điện than cũng đã bị đóng cửa.
Nhật Bản cũng cam kết cắt giảm khí thải nhà kính để đạt trung hòa carbon vào năm 2050, đi kèm với cam kết ngừng phá rừng và cắt giảm khí thải metan. Thực hiện những cam kết này, Nhật Bản tích cực đầu tư vào năng lượng sạch, với mục tiêu đạt 36 – 38% nguồn cung cấp điện là điện tái tạo.
Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới duy trì quan điểm nhiệt điện là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng. Một loạt sáng kiến được quốc gia này đưa ra với tham vọng tạo ra nguồn nhiên liệu đốt sạch hơn cho các nhà máy nhiệt điện, bao gồm ý tưởng thay thế than bằng amoniac và hydro.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng tích cực đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ lưu trữ khí thải carbon, ví dụ như công nghệ bơm khí thải carbon xuống lòng đất và hóa lỏng khí thải carbon. Sáng kiến mạng lưới thu hồi và lưu trữ carbon châu Á chính thức được Bộ Kinh tế và thương mại Nhật Bản phát động vào năm ngoái, với sự tham gia của cả 10 nước ASEAN.
2050 là dấu mốc thế giới cần đạt được mức phát thải carbon ròng bằng không để đạt được cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là giữ nền nhiệt không nóng lên quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Vì vậy, phần lớn các nước đều lựa chọn năm 2050 là mốc đạt được trung hòa carbon, bao gồm Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Israel, Ý, Đan Mạch, Canada…
Đức đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ đưa mức phát thải ròng về không, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu chung của toàn cầu. Nỗ lực thực hiện cam kết đầy tham vọng này, mới đây, Đức đã khởi động chương trình triển khai năng lượng tái tạo “lớn nhất từ trước đến nay”, theo Clean Energy Wire.
Trọng tâm chương trình này là một dự thảo luật dài hơn 500 trang, trong đó thiết lập mục tiêu tăng 22GW điện tái tạo mỗi năm, đưa nước Đức trở thành quốc gia sử dụng gần như 100% năng lượng tái tạo vào năm 2035.
Bên cạnh năng lượng tái tạo, Đức còn sở hữu một ưu thế cho tiến trình cắt giảm khí thải là kinh tế tuần hoàn. Nhờ vào hệ thống chính sách và pháp lý thúc đẩy kinh tế tuần hoàn được triển khai từ rất sớm, Đức dẫn đầu châu Âu cũng như toàn thế giới về tỷ lệ tái chế rác thải.
Thụy Điển cũng chọn mốc 2045 cho cam kết tại COP26. Thực tế, quốc gia Bắc Âu này sở hữu đầy đủ những yếu tố để thực hiện cam kết này, bao gồm năng lượng tái tạo chiếm hơn 50% tổng công suất phát điện và 63% diện tích được che phủ bởi rừng. Đây cũng là quốc gia đặt mức thuế carbon cao nhất thế giới, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Các nước Bắc Âu nhìn chung đều có lợi thế về tỷ lệ che phủ rừng và tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng công suất phát điện cao. Bên cạnh Thụy Điển, Phần Lan và Iceland đều cam kết sẽ sớm đạt mức phát thải ròng bằng không, lần lượt là 2035 và 2040.
Một số quốc gia đặt cam kết COP26 sớm hơn mốc 2050 khác có thể kể đến như Maldives, Guinea – Bissau, Barbados… Đây là những quốc đảo nhỏ, có nền kinh tế phụ thuộc vào dịch vụ du lịch.
Nhiều quốc gia không đưa ra cam kết cụ thể tại COP26, chủ yếu là các nước nghèo ở châu Phi, Nam Á, Trung và Nam Mỹ như Algeria, Bahamas, Congo, Equatorial Guinea, Ai Cập, Guatemala, Syria, Tajikistan…
Bên cạnh đó, có 2 quốc gia không đặt cam kết bởi thực tế đã đạt được mức phát thải ròng bằng không là Bhutan và Suriname. Trong đó, Bhutan là quốc gia hầu như không có hoạt động công nghiệp, còn Suriname đạt mức phát thải ròng bằng không nhờ hơn 60% diện tích quốc gia này là rừng, tạo ra những bể chứa carbon khổng lồ bù đắp cho ngành công nghiệp luyện kim, mũi nhọn của nền kinh tế Suriname.
Việt Nam là một trong số ít những quốc gia đang phát triển, với nền công nghiệp hóa năng động nhưng đưa ra cam kết mạnh mẽ là đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Với cam kết này, Việt Nam đã thành công “ghi điểm” đối với quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là việc hiện thực hóa những cam kết đầy tham vọng liệu có khả thi?
Thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước chuẩn bị tương đối bài bản để thực hiện mục tiêu đưa ra tại COP26, có thể kể đến như những nội dung đột phá trong Luật Bảo vệ môi trường 2020; nghị định quy định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon và mới đây nhất là đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26.
Mặt khác, cơ hội cũng mở ra cho Việt Nam khi nhiều quốc gia và tổ chức phát triển bày tỏ quan điểm đồng thuận và cam kết hỗ trợ hàng tỷ USD cho những nước đang phát triển thực hiện kinh tế xanh hướng tới giảm nhẹ khí thải nhà kính.
Có thể nói, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết COP26 của Việt Nam dù rất khó khăn nhưng cũng không phải là thiếu tính khả thi. Nhiệm vụ của Việt Nam lúc này là tận dụng tốt sự hỗ trợ của quốc tế và triển khai nghiêm túc những nhiệm vụ, giải pháp và chính sách cụ thể.
Đây là một trong số những kết quả quan trọng đạt được tại Hội nghị chuyên đề ESG do tập đoàn SCG tổ chức.
Tính đến năm 2021, hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế bày tỏ sự quan tâm với thị trường tín chỉ carbon có giá trị cao tại Việt Nam.
Không chỉ hạn chế phát thải, các hoạt động tạo ra tín chỉ carbon giá trị cao còn phải tuân thủ yêu cầu về sinh thái, sinh kế của cộng đồng bản địa và tuân thủ nguyên tắc phân chia công bằng lợi ích.
Tập đoàn Lego sẽ triển khai dự án trang trại sản xuất điện mặt trời công suất 50 MW để phục vụ cho Nhà máy đồ chơi hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương. Việc này nhằm biến nhà máy tại Việt Nam là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của Lego.
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.
Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.
Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.
Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.
CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.
Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.
Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.