Khởi nghiệp
Cuộc đua song mã giao đồ ăn
Sau khi Baemin đóng cửa, thị trường giao đồ ăn Việt Nam có quy mô hơn 1,1 tỷ USD chỉ còn là cuộc đua giữa ShopeeFood và GrabFood.
Việc Baemin lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng chỉ trong giai đoạn 2020-2022, theo số liệu từ Vietdata đã phần nào cho thấy sự khốc liệt của thị trường giao đồ ăn Việt Nam.
Trước đó, Baemin nắm giữ 12% thị phần giao đồ ăn vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.
Sau khi Baemin đóng cửa, thị trường giao đồ ăn Việt Nam chỉ còn là cuộc đua song mã giữa ShopeeFood và GrabFood.
Xét về mặt hành vi tiêu dùng, ShopeeFood có tỷ lệ sử dụng ứng dụng tại Việt Nam cao hơn GrabFood, 58% so với 48%, theo Vietdata.
Nhưng so về hiệu quả hoạt động, GrabFood ghi nhận doanh thu thuần áp đảo so với ShopeeFood tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022.
Cụ thể, dữ liệu từ Vietdata cho thấy, doanh thu thuần năm 2020 và 2021 của GrabFood biến động không đáng kể và đạt khoảng 3.500 tỷ đồng, để rồi tăng mạnh trong năm 2022 lên gần 7.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của GrabFood liên tục có biến động mạnh. Năm 2020 lãi hơn 300 tỷ đồng, thì sang năm 2021 giảm gần 230%, và quay lại có lãi năm 2022 là khoảng 210 tỷ.
Nguồn thu của GrabFood chủ yếu đến từ chiết khấu doanh thu các nhà hàng, quán ăn kinh doanh trên nền tảng này, giao động từ 25-30%.
Trong năm đầu hợp tác, các nhà hàng này có thể trả 25% chiết khấu và ở các năm tiếp theo mức chiết khấu sẽ tăng lên 26% đến 30%. Ngoài ra, khi đăng ký nhà hàng trên GrabFood sẽ cần đóng phí đăng ký gian hàng là 1 triệu đồng.
Ra đời cùng thời điểm với GrabFood, ShopeeFood đã có mặt tại 21 tỉnh thành lớn trên toàn quốc với số lượng hơn 50.000 tài xế. ShopeeFood đi theo chiến lược áp dụng các voucher giảm giá lớn để thu hút khách hàng.
Đối tác khi đăng ký mở bán trên ShopeeFood sẽ chịu mức chiết khấu là 25%. Khác với GrabFood, chi phí mở gian hàng sẽ hoàn toàn miễn phí.
Về hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn gần đây, doanh thu ShopeeFood năm 2020 đạt khoảng 850 tỷ đồng, tăng hơn 40% năm 2021, tiếp tục tăng gần 70% năm kế tiếp đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, theo Vietdata.
Khác với GrabFood, lợi nhuận sau thuế của ShopeeFood liên tục được cải thiện qua các năm, từ lỗ khoảng 1.500 tỷ đồng trong năm 2020, giảm xuống chỉ còn lỗ khoản 600 tỷ đồng trong 2021, và tới năm 2022 còn lỗ 200 tỷ đồng.
Ở góc nhìn tổng quan, thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn là một "sân chơi" màu mỡ, khi tổng giá trị đơn hàng trên các nền tảng giao đồ ăn đạt 1,1 tỷ USD trong năm 2022.
Năm 2023, số lượng đơn đặt hàng thông qua các nền tảng giao đồ ăn tiếp tục tăng mạnh, có khoảng hơn 12 triệu người đã tiến hành đặt giao đồ ăn, tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng hằng năm là 17,5%, tương đương với 1,8 triệu người.
Ước tính bình quân doanh thu trên đầu người năm 2023 là 39,66 USD. Nhóm ngành này dự kiến sẽ tăng trưởng 19,1% so với cùng kỳ năm trước, và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2023 - 2027 sẽ đạt khoảng 5,48%.
Tất nhiên, thị trường giao đồ ăn trực tuyến vẫn phải đối mặt với thách thức lớn nhất hiện nay, đó là sự phát triển bền vững.
Trước đây thị trường này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự cạnh tranh mã khuyến mãi giữa các ứng dụng. Việc đầu tư vào mã khuyến mãi giúp các ứng dụng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, có lượng người sử dụng đông đảo hơn và nâng cao số lượng đơn hàng.
Tuy nhiên, điểm bất cập của cuộc đua mã khuyến mãi là tạo nên một hướng đi chiếm lĩnh thị trường không bền vững và gây nên sự mất cân bằng cho thị trường mục tiêu.
"Ứng dụng nào có nhiều ưu đãi sẽ giữ chân được người dùng. Tuy nhiên nếu người dùng gắn với ứng dụng chỉ vì có khuyến mãi tốt, thì họ sẽ quay lưng khi khuyến mãi không còn", một chuyên gia trong lĩnh vực giao đồ ăn chia sẻ.
Baemin lỗ hơn 4.000 tỷ đồng cho cuộc dạo chơi tại Việt Nam?
Baemin lỗ hơn 4.000 tỷ đồng cho cuộc dạo chơi tại Việt Nam?
Chỉ trong 3 năm gần nhất, Baemin đã lỗ sau thuế hơn 4.000 tỷ đồng và con số này tương đương với khoản lỗ lũy kế của Grab Việt Nam sau 9 năm hoạt động.
Ba giai đoạn đổi mới của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã bước qua 2 làn sóng và 3 giai đoạn, đánh dấu kỷ lục nhận đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD và đang hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á.
Thiếu cơ chế nâng tầm trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp
Phải có sự rõ ràng về cơ chế, chính sách và sự đồng bộ trong triển khai thì các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp mới có thể trở thành thương hiệu quốc gia, là điểm đến khi bất cứ ai có ý tưởng khởi nghiệp.
Startup là nhân tố thúc đẩy phát triển bền vững
Việt Nam đang ngày càng thể hiện rõ quyết tâm gắn liền sự phát triển quốc gia với các mục tiêu phát triển bền vững, với nhân tố không thể thiếu là các startup, công ty khởi nghiệp sáng tạo.
Manulife góp sức xây dựng cộng đồng khỏe mạnh
Manulife đã tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho hơn 2.000 người dân tại Hải Phòng và Thanh Hóa trong 23 và 24/11 vừa qua.
Bộ thẻ điểm quản trị công ty VNCG50: Chìa khoá thu hút vốn
Bộ thẻ điểm VNCG50 sắp được công bố sẽ nhấn mạnh về tính tiên phong và cam kết trong phát triển bền vững cùng bộ tiêu chí ESG trong quản trị công ty.
Xu hướng du lịch 2025: Phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống
Trong xu hướng du lịch 2025, du khách Việt đang vượt khỏi những khuôn mẫu thường thấy để kết nối và phát triển bản thân.
Siêu dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất bớt 'khát' vốn
Tương lai dự án mở rộng lọc dầu Dung Quất tỷ đô trở nên sáng hơn với cái bắt tay giữa chủ đầu tư và PVcomBank.
Khởi động hành trình đưa Việt Nam trở thành 'Kinh đô Ẩm thực' mới của thế giới
Bước đi quan trọng trong chiến lược thúc đẩy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Xanh hóa thị trường trung tâm dữ liệu
Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đang nổi lên xu hướng xanh hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng những cơ sở thân thiện với môi trường.
Cuộc rượt đuổi giá chung cư Hà Nội bao giờ dừng lại?
Mặt bằng giá mới đã thiết lập ở mức cao nhưng với nguồn cung mới tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang, đà tăng giá chung cư Hà Nội dường như chưa dừng.