Khi doanh nghiệp lấy CSR làm trọng tâm trong quản trị

Quỳnh Chi Thứ tư, 14/07/2021 - 08:00

Quản trị lấy CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) làm trọng tâm đang trở thành tiêu điểm trong chuyển đổi chiến lược của mọi doanh nghiệp thời đại mới.

CEO YODY Nguyễn Việt Hòa đưa cả gia đình lên livestream bán hàng, góp tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ.

Thực tiễn đang đặt ra cho các doanh nghiệp những cách tiếp cận và cách quản trị mới để thích ứng với bối cảnh mới. 

Khi làn sóng dịch bệnh lần thứ tư có nguy cơ kéo dài và tác động nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không quay lưng với các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR).

Trong đó, cách làm CSR phổ biến nhất là ủng hộ tài chính, đặc biệt là đóng góp vào Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ. 

Mới đây, tạp chí Forbes Việt Nam đã ghi nhận sự đóng góp của hơn 30 doanh nghiệp hào phóng (không xếp hạng mức độ đóng góp), có thể kể đến vài cái tên như Samsung, Vinamilk, VNG, ACB, Cen Group... Đáng chú ý, doanh nhân Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT Công ty Golf Long Thành đã ủng hộ cho quỹ này số tiền 500 tỷ đồng.

Một hình thức đóng góp thiết thực hơn là hỗ trợ các sản phẩm, thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch bệnh. Đơn cử, các chuyên gia và dây chuyền sản xuất của Vingroup đã nhanh chóng cung ứng 100 lô máy thở cho Bắc Giang - "tâm dịch" trong làn sóng thứ tư. Công ty VGH đã trao 100 nghìn chiếc khẩu trang y tế cao cấp VG Pro Mask đến tận tay các cán bộ y tế tuyến đầu.

Đặc biệt, Công ty Altai Sibiri đã phối hợp cùng các tình nguyện viên Bắc Giang kỳ công nấu liên tục trong một tuần lễ 7.500 suất cháo nhung hươu để mang đến bữa ăn giàu dưỡng chất quý, nâng cao sức bền cho các y bác sĩ tại đây.

Những hoạt động vì cộng đồng của các doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện cái nhìn đầy lạc quan, hy vọng giữa diễn tiến dịch bệnh căng thẳng. Không còn là sự chọn lựa, nhận thức về trách nhiệm và hành động quyết liệt để khẳng định trách nhiệm xã hội đã trở nên bắt buộc trong tình thế hiện nay.

Chính sự chung tay đóng góp cho cộng đồng đã khẳng định: Chính phủ không đơn độc trong cuộc chiến. Hơn ai hết, các doanh nghiệp, với vai trò là nhân tố then chốt trong nền kinh tế, đều vô cùng mong mỏi được trực tiếp kề vai sát cánh với đội ngũ y tế, triển khai nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực để các chiến sĩ áo trắng an tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Trần Văn Tuyển, CEO hãng điện tử Hikawa cho rằng, bài học nằm lòng của giới kinh doanh khi khởi sự là không còn xem sản phẩm chất lượng là lợi thế cạnh tranh mà thay vào đó là đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Trích dẫn một bài báo từ Harvard Business Review, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie chỉ ra, doanh nghiệp không thể phát triển trong một môi trường có nhân viên, khách hàng và cộng đồng không lành mạnh, một hành tinh đầy rủi ro và một xã hội rạn nứt.

Vì thế, để chuyển đổi sang một tương lai bền vững hơn, trong đó các tập đoàn phục vụ tất cả các bên liên quan mà không chỉ nhà đầu tư, các nhà điều hành phải suy nghĩ lại sứ mệnh của họ.

Làm CSR kiểu mới – Khi CEO cũng livestream bán hàng
Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Dale Carnegie.

Ông Nguyễn Việt Hòa, CEO hãng thời trang nội địa YODY cũng cho rằng, sứ mệnh càng lớn thì mục tiêu kinh doanh luôn đi cùng với trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, xã hội và cả đất nước.

Đơn cử như trong ngành dệt may, thời trang, giấc mơ thoát khỏi “phận gia công” là mong muốn của nhiều người, nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện thực vẫn rất xa vời. Vì thế, để hiện thức hóa giấc mơ này, YODY với hơn 3.000 nhân viên phải biến nó thành sứ mệnh như một tôn chỉ hành động.

Theo đó, sứ mệnh đặt ra là phải bằng mọi cách có thể đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới.

Trong suốt thời gian qua, mọi hoạt động và chiến lược của công ty đều gắn liền với sứ mệnh này. Mới đây, khi ra mắt thương hiệu YODY Kids, nguyện vọng lớn nhất của YODY là YODY Kids nói riêng và thị trường thời trang trẻ em nói chung là có thể ngày càng phát triển để toàn bộ trẻ em Việt Nam đều có thể được sử dụng những sản phẩm “Made in Việt Nam” chất lượng tốt với giá thành hợp lý.

Theo YODY, nhiều dòng sản phẩm chủ lực mới của YODY Kids đều được sản xuất từ nguyên liệu thuần tự nhiên, thân thiện với mội trường, chẳng hạn sợi bông hữu cơ tự nhiên hay bã hạt cà phê và sợi tái chế.

CSR giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình

Bà Linh cũng cho rằng, khi doanh nghiệp đặt ra sứ mệnh càng lớn thì cũng hình thành nên xu hướng chuyển đổi doanh nghiệp trên thế giới trong những năm gần đây, từ doanh nghiệp kinh doanh thành doanh nghiệp xã hội.

Khái niệm doanh nghiệp xã hội không phải là doanh nghiệp làm công tác xã hội như truyền thống trước đây. Doanh nghiệp xã hội hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả những bên có liên quan trong hệ sinh thái mà họ đang hoạt động bên cạnh cổ đông hay nhà đầu tư, điển hình như người lao động, đối tác, nhà cung cấp cộng đồng, xã hội.

Tại Việt Nam, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cho tâm thế chuyển đổi này. Tín hiệu khởi sắc là đã có nhiều doanh nghiệp ý thức sâu sắc tới việc tiếp cận và phục vụ cho nhiều đối tượng. Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong công tác triển khai các chương trình CSR, mục tiêu của doanh nghiệp là phải cùng lúc thỏa mãn nhiều đối tượng.

Trách nhiệm cả trong lẫn ngoài

Vừa qua, sau hơn một tuần triển khai, chiến dịch “trợ giá mùa dịch" của YODY đã quyên góp thành công số tiền 1,8 tỷ đồng cho Quỹ vaccine chống Covid-19, vượt kỳ vọng hơn 500 triệu đồng so với mục tiêu ban đầu. Kết quả đáng chú ý này có thể lý giải bởi mô hình CSR tổng lực với sự góp sức, nỗ lực của nhiều bên vì mục tiêu chung.

Điển hình là việc livestream (phát trực tiếp) mở màn chiến dịch của gia đình CEO YODY Nguyễn Việt Hòa đã bán được 1.021 đơn hàng, thu về 500 triệu đồng như một cách truyền lửa cho hàng ngàn nhân viên của công ty hưởng ứng. Nhiều nhân viên đã tự nguyện chia sẻ thông tin trên kênh Facebook cá nhân, thay ảnh đại diện. Các thông tin về số tiền biến động ra sao cũng được đăng tải liên tục.

Giá trị mà chiến dịch này mang lại không chỉ gói gọn trong số tiền quyên góp mà được thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm sự ưu đãi về giá cho người tiêu dùng trong điều kiện thắt chặt chi tiêu, tinh thần ''làm gương'' của người lãnh đạo trong việc nỗ lực lèo lái con thuyền vượt sóng và cuối cùng là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chung của đại dịch. 

Làm CSR kiểu mới – Khi CEO cũng livestream bán hàng 1
Ông Nguyễn Việt Hòa, CEO YODY từng mở màn chiến dịch ''trợ giá mùa dịch'' bằng việc đưa cả gia đình lên Livestream bán hàng, góp tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ.

Từ CSR tới CSV - tích hợp giá trị

Theo bà Linh, sự khác biệt lớn nhất giữa CSR và CSV (creating shared values - tạo lập giá trị sẻ chia) cũng chính là giá trị tạo ra của từng chiến lược. Trong khi CSR tập trung vào tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thì CSV tích hợp cùng lúc giá trị mang lại về kinh tế và lợi ích cho cộng đồng.

Xét về phương diện thực tế, không hẳn công ty nào cũng có tư duy thể hiện trách nhiệm với cộng đồng qua các chương trình hỗ trợ, từ thiện, đóng góp phát triển cộng đồng, và do đó thường không dành ngân sách và sự sẵn lòng để làm CSR.

Với CSV, khía cạnh đóng góp cho cộng đồng được tích hợp vào chiến lược phát triển kinh doanh của công ty, do đó tạo điều kiện cho công ty đóng góp trực tiếp cho cộng đồng ngay trong chính các hoạt động kinh doanh của mình.

Đơn cử như trong lĩnh vực bán lẻ, chuỗi siêu thị bán sỉ lớn có thể hỗ trợ, đào tạo cho nông dân đang cung cấp hàng hóa cho chuỗi của họ chiến lược hay cách thức để gia tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Chiến lược thúc đẩy nguồn cung ứng địa phương vừa giúp doanh nghiệp tối đa hóa chi phí, gia tăng lợi nhuận, vừa hỗ trợ phát triển ngành nghề cho nông dân địa phương và nâng cao doanh số cũng như cả lợi nhuận cho nông dân và giúp nông dân phát triển bền vững.

Ngay cả trong các lĩnh vực có tính thương mại cao, CSV vẫn có thể được ứng dụng. Tiêu biểu như dự án “trái phiếu xanh” của Bank of America từ năm 2013 đã huy động được 442 tỷ USD, kết nối các nhà đầu tư với các doanh nghiệp đang hoạt động để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng tái tạo.

Họ đã có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các phương thức kinh doanh xanh và đổi mới phát triển, đồng thời bổ sung thêm một lĩnh vực kinh doanh mới có lợi cho công ty của họ.

Dự án xây dựng các trạm sạc ô tô của ABB từ năm 2015 đã lắp đặt 7.000 trạm sạc trên toàn cầu, giúp thúc đẩy việc sử dụng và phát triển ô tô điện nhằm giảm bớt lượng không khí ô nhiễm thải ra môi trường.

ABB vẫn đã tiếp tục với các sáng kiến gia tăng giá trị cho xã hội và tỷ suất lợi nhuận của họ với kế hoạch lắp đặt hàng trăm trạm sạc mới ở Mỹ trong những năm tới.

“Doanh nghiệp nên xem CSR là một phần quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, CSV cần được tạo dựng từ chính động lực lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng của doanh nghiệp”, CEO hãng thời trang nội địa YODY khẳng định. 

ATM gạo, máy thở và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch

ATM gạo, máy thở và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Đại dịch Covid-19 chính là thời điểm doanh nghiệp thực hiện tốt tư cách công dân của mình để cống hiến cho cộng đồng.
ATM gạo, máy thở và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch

ATM gạo, máy thở và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Đại dịch Covid-19 chính là thời điểm doanh nghiệp thực hiện tốt tư cách công dân của mình để cống hiến cho cộng đồng.
Câu chuyện về ý thức trách nhiệm xã hội

Câu chuyện về ý thức trách nhiệm xã hội

Phát triển bền vững -  6 năm

Trách nhiệm xã hội. Đó là điều mà mỗi thành viên trong xã hội cần phải ý thức được. Xã hội tốt thì mới có những thành viên tốt.

Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Đóng góp cho giáo dục, y tế của doanh nghiệp: Trách nhiệm xã hội hay từ thiện?

Leader talk -  6 năm

Các quĩ phát triển giáo dục và xã hội lớn nhất trên thế giới hiện nay như Ford foundation, Toyota, Samsung… đều là của các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển việc các doanh nghiệp đóng góp cho giáo dục, y tế không phải là hành động từ thiện mà là một nghĩa vụ bắt buộc và là giá trị đạo đức của doanh nghiệp đối với xã hội.

Doanh nhân trẻ có xu hướng ưu tiên trách nhiệm xã hội và hỗ trợ khởi nghiệp

Doanh nhân trẻ có xu hướng ưu tiên trách nhiệm xã hội và hỗ trợ khởi nghiệp

Tiêu điểm -  6 năm

Báo cáo mới nhất trong chuỗi nghiên cứu Tinh hoa doanh nghiệp của HSBC cho thấy 55% số doanh nhân xem trọng tác động xã hội có đầu tư vào khởi nghiệp so với con số 44% trong số doanh nhân xem trọng các yếu tố thương mại.

Chủ tịch KPMG Việt Nam: 'Trách nhiệm xã hội quan trọng hơn kinh doanh'

Chủ tịch KPMG Việt Nam: 'Trách nhiệm xã hội quan trọng hơn kinh doanh'

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Kinh doanh không chỉ là lợi nhuận, cách nó tác động đến xã hội, môi trường cũng rất quan trọng, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm CEO Công ty KPMG Việt Nam khẳng định.

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  38 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.